Trang chủ > Quý Ni Trưởng > Tiểu Sử

Tiểu sử Ni trưởng Khiêm Liên

Tác giả: NT. Xuân Liên.  
Xem: 7718 . Đăng: 08/07/2021In ấn

 

Tiểu sử Ni trưởng Khiêm Liên

(1939 – 2021)

(Viện chủ Tịnh xá Nhật Huy - số 74 Lương Định Của, phường Xuân Bình 4, TP. Long Khánh, Đồng Nai, viên tịch lúc 2g 40 ngày 26/5 năm Tân Sửu (nhằm ngày 05/7/2021)

 

 

1. Thời niên thiếu

Ni trưởng Khiêm Liên thế danh Nguyễn Thị Thanh, bút hiệu Nhật Huy, sinh ngày 18/11 năm Kỷ Mão (1939) trong một gia đình trí thức nghèo tại làng An Mỹ, xã Tam An, huyện Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Thân phụ là cụ ông Nguyễn Trọng Khương, cụ bà Huỳnh Thị Lượng thọ tam quy ngũ giới pháp danh Ngộ Ngọc, Sư có tất cả 5 anh chị em và Sư là con gái út trong gia đình.

Thuở nhỏ, Sư được thân sinh cho học tại trường tiểu học An Mỹ, nay là trường sơ cấp Trần Dư, hết tiểu học Sư vào trường trung học Phan Châu Trinh - Tam Kỳ.

Với tư chất thông minh, hiếu học, cuối niên khóa Sư thường được nhà trường xếp vào hạng giỏi và được lãnh bằng khen. Cụ ông (cha của Sư) nuôi ước vọng sẽ cho con học đến cử nhân. Nhưng Sư mới lên 10 tuổi thì cụ ông đã cưỡi hạc qui tiên.

Năm ấy, làng bên có một thục nữ khuê cát thế phát quy y vào tuổi thanh xuân (nay là Sư bà Diệu Hương - Trụ trì chùa Linh Phong, Trại Hầm – Đà Lạt), gây ấn tượng tốt đẹp trong tâm hồn Sư, từ đó Sư nuôi mộng thoát trần.

Nhà nghèo, mẹ góa con côi, thân mẫu Sư không đủ sức nuôi con ăn học, Sư mới học đến Đệ Tam (lớp 10 bây giờ) phải nghỉ học để ra đồng học cấy học cày.

2. Tuổi trưởng thành

Sau năm 1957, các tôn giáo phát triển mạnh. Sư muốn nghiên cứu giáo lý Phật Đà, nên gia nhập gia đình Phật tử An Mỹ. Sư đọc báo “Liên Hoa nguyệt san” (cơ quan ngôn luận Phật giáo Huế), cuốn “Đạo Phật với tuổi trẻ” của Hòa thượng Thanh Từ có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sau này và qua tác phẩm đó, Sư bắt đầu xây dựng thần tượng Sa môn, nhưng mẹ Sư “nhi nữ thường tình” quyến luyến tình mẫu tử thâm tình nên Sư lần lựa mãi.

3. Nhân duyên xuất gia

Năm 1960, đoàn du Tăng Khất sĩ về Tam Kỳ thuyết pháp, khuôn hội Phật giáo An Mỹ thỉnh Đoàn về thuyết giảng một đêm. Gặp chư Sư Khất sĩ với hạnh “tam y nhứt bát” Sư vô cùng ngưỡng mộ. Lý tưởng xuất gia lại càng thôi thúc, sợ cơ hội qua đi không tìm lại được nên lần nầy Sư “quyết lòng dứt áo”. Sư nhờ người bác họ là huynh trưởng trong gia đình Phật tử An Mỹ thay thế mẹ dẫn xuống Tịnh xá Ngọc Kỳ - Tam Kỳ xuất gia với Sư bà Đức Liên, đó là ngày 20/06/1960.

Sư bà Đức Liên ban pháp danh là Liên Khiêm, đưa Sư về tự tứ Tăng tại Tịnh xá Ngọc Vinh – Trà Vinh, rằm tháng 7 âm lịch, tại đây Sư xuống tóc tập sự Sa di giữ 10 giới.

Ngày 10/12/al (1960), Sư được Giáo hội Liên Hoa cho thọ giới Sa di Ni tại Giới đàn Tịnh xá Ngọc Bửu – Biên Hòa, khóa đầu Sư nhập chúng Tịnh xá Ngọc Bửu, khóa hai nhập chúng ở Tịnh xá Ngọc Phương – Sài Gòn (mỗi khóa 3 tháng).

Năm 1962, Đệ Nhất Ni trưởng Huỳnh Liên cho Sư về miền Trung ở với thầy Bổn sư là Sư bà Đức Liên. Cũng năm ấy Đệ Nhất Ni trưởng Huỳnh Liên ra hành đạo miền Trung, Sư được cử theo Ni trưởng với nhiệm vụ tốc ký những bài thuyết giảng của Ni trưởng trước công chúng.

4.Thời kỳ hành đạo

Năm 1963 Phật giáo tranh đấu. Quí Ni sư miền Nam không ra miền Trung hành đạo được, vì thế các Tịnh xá miền Trung thiếu Trụ trì nên Sư phải Trụ trì Tịnh xá Ngọc Cơ – Đà Nẵng, khi tuổi đạo chưa đủ lớn, thời ấy trụ trì 1 khóa 6 tháng. Mãn nhiệm khóa, Sư về Tịnh xá Ngọc Châu, Hội An (1964) tham dự an cư kiết đông do Đệ Nhị Ni trưởng Bạch Liên tổ chức. Mãn khóa an cư, Sư theo thầy Bổn sư ra Cam Lộ phụ giúp thành lập Tịnh xá Ngọc Lộ, Cam Lộ - Quảng Trị. Năm 1965, Sư lên Pleiku cùng Ni sư Hạnh Liên xây dựng Tịnh xá Ngọc Bảo, Pleiku, Gia Lai. Năm 1966 về lại Tịnh xá Ngọc Châu phụ trách Trường sơ cấp từ thiện Ngọc Châu – Hội An. Sau lễ khánh thành Tịnh xá Ngọc Châu, Sư phải đảm nhiệm trụ trì và kiêm Hiệu trưởng Trường sơ cấp Ngọc Châu.

Để đáp ứng kịp thời tình trạng khan hiếm trường lớp ngoài xã hội, Sư cho thành lập thêm Trường sơ cấp Ngọc Châu II. Cũng do nhu cầu hiện tại, năm 1969 (sau tết Mậu Thân), Giáo hội điều Sư vào Sài Gòn (TP/HCM) học khóa “Cán sự xã hội” (1970-1972), và cũng trong thời gian này Sư hoàn tất chương trình trung học phổ thông, tốt nghiệp Tú tài đôi.

Năm 1972, Sư được Đệ Nhất Ni trưởng dạy đi thanh tra các Ký nhi viện: Diệu Quang - Phú Bổn và Ngọc Linh - Cam Ranh; rồi về Bồng Sơn - Bắc Bình Định để thành lập Ký nhi viện Ngọc Sơn. Ký nhi viện được thành lập vừa hợp thức hóa thì “giải phóng”, thế là Sư phải rời Bồng Sơn vào Phan Rang - Ninh Thuận, canh tác rẫy nương tại đèo Dũ Dỹ dưới sự chỉ đạo của Đệ Nhị Ni trưởng Bạch Liên.

5. Nhân duyên học Thiền

Năm 1967, được biết Hòa thượng Thanh Từ mở khóa thiền “Tri Vọng” tại Vũng Tàu, Sư liền xin phép Đệ Nhị Ni trưởng đến Long Khánh thuộc tỉnh Đồng Nai, nương Ni sư Nguyện Liên Tịnh xá Ngọc Khánh, rồi Sư tạo một miếng rẫy và xây cất Tịnh thất Nhật Huy mái lợp bằng tôn vách ván tạm thời. Tại đây, mỗi tuần Sư đến Vũng Tàu học thiền với Hòa thượng Thanh Từ, vừa chăn trâu vừa làm rẫy. Theo lời dạy của Đệ Nhất Ni trưởng, Sư trồng lúa, ngô, khoai, đậu ngắn hạn, để tạo lập vườn cây ăn trái dài hạn. Công phu được 4 năm thì Đệ Nhất Ni trưởng dạy về Tịnh xá Ngọc Phương học Trung bộ kinh với Hòa thượng Thích Minh Châu, vâng lời Thầy Tổ về Tổ đình tu học, mỗi nửa tháng Sư đều trở về Tịnh xá Ngọc Khánh, Tịnh thất Nhật Huy đảm nhận vai trò giáo thọ sư, chia sẻ kiến thức cho chư huynh đệ. 

Năm 1985 tuy đã 45 tuổi nhưng Sư còn theo học Đại học Ngữ văn và ra trường lãnh bằng Cử nhân Văn chương vào năm 1989. Sau khi tốt nghiệp, Sư về Long Khánh làm vườn và chăn trâu như xưa. Sư có một đặc điểm khác, nhìn bề ngoài có vẻ khô khan, nhưng ít ai ngờ Sư lại là người có tài văn chương mẫn tiệp, làm thơ rất nhanh, vừa trữ tình vừa giàu hình tượng. Những bài thơ của Sư sáng tác trong tập thơ Nhật Huy 1, dù là để ca ngợi Thầy Tổ hay tình cảm với pháp lữ đồng môn, bao giờ cũng tràn đầy đạo vị, chan chứa nghĩa tình. Đệ Nhất Ni trưởng đã có thơ khen Sư:

“Có những nàng tiên trí tuệ cao,

 Văn chương nhuần nhã kệ kinh làu,

 Dạy truyền giáo lý, đèn khêu sáng,

 Hướng dẫn tương lai, ngọc ửng màu.”

 (Ngọc Sơn hùng vĩ – Thơ NT. Huỳnh Liên)

Vào năm 1999, xây cất Tịnh xá Nhật Huy với mục đích chăn trâu chứ không chủ trương thành lập đạo tràng, tạo phước hữu lậu.

Năm 2002 giao Tịnh xá Nhật Huy cho Ni sư Nguyện Liên quản lý, lên đường đến Tu viện Chơn Như – Trảng Bàng học thiền với ngài Thông Lạc .

Năm 2004, Ni sư Xuân Liên mời về Tịnh xá Ngọc Tuệ - xã Phước Thái nhập thất 3 năm

Năm 2007 Sư đến Thiền viện Nguyên Thủy ở quận 2, TP.HCM học thiền với Thiền sư Dhammapala (Thiền sư Miến Điện).

Năm 2009 Sư 71 tuổi, có duyên đi Miến Điện học thiền tại rừng thiền Pa Auk, đến năm 2011 Sư về lại Việt Nam và nâng cấp chánh điện Tịnh xá Nhật Huy. Từ đó, Sư độc cư tu thiền Tứ Niệm Xứ. Vì lấy lý tưởng giác ngộ giải thoát làm mục tiêu tối hậu, Sư tích cực đóng góp cho sự duy trì và phát triển sự nghiệp Tổ Thầy và được Hệ phái tặng bằng khen “Tuyên dương Công Đức Hoằng Dương Chánh Pháp”. Hệ phái còn suy cử Sư làm Giáo phẩm Ni giới Hệ phái, Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tu Thư, Phó Trưởng Ban Văn hóa của Hệ phái. Đạo nghiệp của Sư là gương tinh tấn thanh bần, thiểu dục tri túc, vui lòng với cảnh nghèo nàn và tuân thủ thời khóa tu tập khít khao nghiêm túc.

Những tác phẩm của Sư gồm có:

  1. Tịnh xá Ngọc Châu ngày ấy… bây giờ, xuất bản 2001.
  2. Ni trưởng Huỳnh Liên - cuộc đời và đạo nghiệp, xuất bản 2015.
  3. Thơ Nhật Huy I, xuất bản 2015.
  4. Chìa khóa tu tập, xuất bản 2016.

Năm 81 tuổi, Sư còn quyết tâm đến thiền viện Pháp Sơn để tu thiền Tứ Niệm Xứ, chuyên Niệm Thọ cho đến hết cuộc đời. Trước khi nhập thất Sư viết di chúc để lại dặn dò như sau:

 “Tôi chết không làm đám ma chay siêu độ, không niệm Phật cầu vãng sanh. Giác tánh vô sanh bất lai bất khứ thì đâu có chỗ để vãng để hồi, ‘vô sở tùng lai diệt vô sở khứ’. Huynh đệ có thương tôi thì tụng kinh Tứ Diệu Đế, Vô Ngã Tướng, Kinh Di Giáo, Kinh Pháp Cú do Đệ Nhất NT. Huỳnh Liên chuyển dịch.

Lễ tưởng niệm ngắn gọn, đọc tiểu sử và đọc văn tưởng niệm (nếu có), bằng không cứ để tĩnh lặng thì tốt, không hầu kim quan. Không cần coi ngày giờ liệm chôn.

Quý Ni cô lấy lý tưởng giải thoát làm mục tiêu tối hậu của đời tu, đừng sa đà trong phước hữu lậu, cúng kiến, từ thiện, chỉ tùy duyên độ sanh hầu kiện toàn Sa môn hạnh mà thôi, sống an ổn, chết thảnh thơi, không cần thêm chi nữa. Chúc tất cả hiện tại lạc trú.”

6. Thời kỳ viên tịch

Mặc dầu tuổi cao sức yếu thân lâm trọng bệnh, nhưng tâm lúc nào cũng minh mẫn, Ni trưởng Khiêm Liên là tấm gương sáng nghiêm trì giới luật, một đời thanh bần tri túc, gìn giữ nét đẹp thiền gia.

Ni trưởng đã an nhiên xả bỏ báo thân thị tịch tại Tịnh xá Nhật Huy vào lúc 2g40’ ngày 26-5 năm Tân Sửu (nhằm ngày 5-7-2021), trụ thế 83 năm, hạ lạp 49 năm.

Hoa Đàm tuy rụng nhưng mãi ngát hương

 

Ngày 06/7/2021

Ni trưởng Xuân Liên biên soạn

 

                            

Ni trưởng Xuân Liên tuyên đọc tiểu sử Ni trưởng Khiêm Liên trong buổi Lễ Tưởng niệm trực tuyến

-----ooOoo-----

BÀI LIÊN QUAN

Tiểu sử Ni trưởng Thích Nữ Nhan Liên  ( Phân ban TT - TT Ni giới Tiền Giang , 9240 xem)

Tiểu sử và ai điếu Cố Ni trưởng Nhan Liên  ( NT. Tố Liên , 7474 xem)

Tiểu sử và Ai điếu Cố Ni trưởng Thích Nữ Hàn Liên  (8817 xem)

Tiểu sử Ni trưởng Tràng Liên - Đệ tứ Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam  ( Ban Thư ký Ni giới , 12352 xem)

Tiểu sử Ni trưởng Minh Liên  ( Môn đồ Pháp quyến , 11877 xem)

Tiểu sử cố Ni trưởng Thông Liên  ( Môn đồ Pháp quyến , 7832 xem)

Tiểu sử Ni sư Hiệp Liên  ( , 7340 xem)

Tiểu sử Ni trưởng Ngoạt Liên  ( Ban Thư ký Ni giới , 17717 xem)

Sơ lược tiểu sử và ai điếu cố Ni trưởng Thuấn Liên  ( NT. Tố Liên , 9072 xem)

Tiểu Sử Ni trưởng Ảnh Liên  ( Môn Đồ Pháp Quyến , 15642 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ