Trang chủ > Quý Ni Trưởng > Tiểu Sử
Tiểu sử Ni trưởng Châu Liên (1928 - 2008)
Tiểu sử Ni trưởng Châu Liên (1928 - 2008)
I. Thuở thiếu thời:
Ni trưởng Châu Liên, thế danh Lê Thị Nha, sanh năm Kỷ Tỵ (1928) tại ấp Tân Long, nay là ấp Đông Chiêu, xã Tân Đông Hiệp, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Thân phụ là cụ ông Lê Văn Liễu. Thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Thiệt, xuất gia thọ Tỳ kheo Ni giới, pháp danh Thuận Liên, nguyên Viện chủ Tịnh xá Ngọc Tân, huyện Dĩ An. Ni trưởng là con thứ tư trong gia đình có 5 anh chị em, một trai, bốn gái.
Năm lên 6 tuổi cha mất sớm, mẹ còn trẻ vẫn thủ tiết thờ chồng, trải qua tháng rộng năm dài lo buôn tảo bán tần, dưỡng nuôi đàn con dại.
Năm lên 7 tuổi, Ni trưởng được cấp sách đến trường. Với trí thông minh, nhạy bén, học giỏi nên được các bạn bè và thầy cô thương mến. Ni trưởng rất ham học, nhưng vì thời cuộc và gia cảnh, cha đã cởi hạt quy tiên, người chị thứ hai có gia thất ở riêng, anh thứ ba theo tiếng gọi non sông, gia nhập đoàn quân kháng chiến chống Pháp. Ni trưởng phải nghỉ học, ở nhà phụ với mẹ gánh trọng trách trong gia đình.
Thuở thiếu thời, Ni trưởng có một thân tướng xinh xắn, tánh tình đoan trang thùy mỵ, hiền hòa, mực thước và lễ độ. Biết kính trên nhường dưới, biết tôn trọng lẽ phải, biết vâng giữ lời dạy của Thánh Hiền, cư xử với thôn lân chòm xóm rất nhân hậu, có hiếu nghĩa, trung tín.
II. Thời kỳ chuyển hướng đường lành:
Ni trưởng có người em bạn dì, con của người dì thứ năm tên Nguyễn Ngọc Huệ, nhờ mẹ hay dẫn đi chùa nên sớm biết Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang đã thường hướng dẫn mấy chị em đi chùa lễ Phật nghe Pháp, lần lần Ni trưởng thấm nhuần giáo lý, thấy rõ cuộc đời giả tạm, không có chi là trường tồn vĩnh viễn. Hơn nữa, nỗi khổ tử biệt sanh ly của cha và nỗi khổ chiến tranh thời Pháp thuộc đã điểm vào tâm thức Ni trưởng hai chữ Vô thường, khiến Ni trưởng chán ngán cuộc đời giả mộng, phát tâm dõng mãnh, quyết tìm đường giải thoát. Ni trưởng đã nhiều lần lạy mẹ xin đi tu, nhưng bà Ba đều không cho, vì sợ con còn trẻ, đường tu không vững. Ni trưởng đành im lặng, âm thầm nuôi chí nguyện để chờ cơ hội.
Từ đó, mỗi buổi chiều, khi việc nhà xong, ba chị em dẫn nhau đi chùa Ngọc Lâm, Phú Lâm nghe Đức Tổ Sư thuyết pháp. Khi thì đến chùa Tây Thiên nghe Ni trưởng Đệ nhất Trưởng Ni giới giảng dạy giáo lý. Bà Ba thấy con thường đến chùa, sợ con đi tu, nên không cho đi nữa. Nhưng nhờ cô Ngọc Huệ tìm cách giúp cho mấy chị em luôn được vào chùa lễ Phật, nghe Pháp học đạo thường xuyên.
Hôm nọ, nhằm ngày Rằm, người dì thứ năm mời được bà Ba đi chùa đảnh lễ Đức Tổ Sư. Vừa đến Ngọc Lâm gặp ngay Đệ nhất Ni trưởng, được Ni trưởng vui vẻ hỏi chào rất ân cần, thân thiện, bà Ba sanh tâm cảm mến. Kế nghe Ni trưởng bảo: “Bà Ba à! Bà cứ để cô Tư, cô Năm, cô Út đi chùa đi, tôi chỉ nhắc nhở Quý cô về việc hiếu thảo với cha mẹ thôi, tôi không bắt các cô đi tu đâu, bà Ba đừng sợ!” Nhờ vậy, bà Ba cũng yên tâm phần nào. Kế cũng nhờ người dì thứ năm hướng dẫn bà đến chùa nghe kinh, học Đạo, dần dà bà cũng thông hiểu nhiều về Phật pháp.
Một hôm khác, bà Ba đến chùa cũng gặp Ni trưởng, Ni trưởng bảo: “Bà Ba ơi! Bà Ba có con đông quá. Bà cho tôi xin một cô đi, tôi xin cô Tư thôi (cô Tư là Ni trưởng Châu Liên), Bà Ba đồng ý không?”. Bà Ba cười trong im lặng. Và kể từ đó, tâm giác ngộ của bà ngày một thăng tiến, riêng tâm Đạo của Ni trưởng ngày càng kiên cố hơn.
III. Thời kỳ xuất gia, tu tập:
Trong Kinh Đức Phật dạy: “Tam bảo là Phước điền của thế gian. Già lam là Phước địa của chúng sanh”. Vì chốn thiền môn là nơi sanh phước, chúng sanh có duyên sớm bước vào mãnh đất phước ấy, sớm muộn gì cũng trổ lộc phước kết hoa duyên, Phật tánh dễ triển khai. Do đó, nhờ gần gủi Tam Bảo nên tâm Đạo của bà Ba lần hồi cũng được mở rộng, nên rất dễ dãi. Lần này, Ni trưởng đến lạy mẹ xin xuất gia, bà Ba đồng ý một cách hoan hỷ. Bà liền đưa Ni trưởng đến Tịnh xá Ngọc Viên – Vĩnh Long, trình với Đức Tổ Sư xin cúng dường cô con gái thứ tư cho xuất gia. Đức Tổ Sư chứng minh và ban Pháp danh Châu Liên, rồi đưa qua Sa Đéc cho Ni trưởng – Trưởng Ni giới làm lễ xuống tóc ngày 20 tháng 6 âm lịch năm 1950. Qua đến tháng 7 ngày 15 cũng năm 1950, Đức Tổ Sư trao truyền Thập giới Sa Di Ni cho Ni trưởng tại Tịnh xá Ngọc Viên - Vĩnh Long.
Hai năm đầu, Ni trưởng được hiệp đoàn Giáo hội do Đức Tổ Sư hướng dẫn lưu chuyển hành đạo khắp các Tỉnh miền Tây. Đi đoàn theo Đức Tổ Sư được nghe Kinh, học Pháp, hành Thiền, nghiêm trì giới luật, oai nghi chỉnh túc của người xuất gia giải thoát, để trau giồi Tâm đức và Trí huệ.
Đến năm 1953, tại Tịnh xá Ngọc Viên – Vĩnh Long, ngày 15 tháng 7 âm lịch, Ni trưởng đã được Đức Tổ Sư trao truyền giới pháp y bát Khất sĩ làm Tỳ kheo Ni. Cũng trong năm này Đệ nhất Ni trưởng – Trưởng Ni giới chuyển Ni trưởng về Ngã Bảy công quả làm đất đắp nền Tịnh xá, nhà dài, chuẩn bị xây cất Tịnh xá Ngọc Hiệp.
Năm 1954, Đức Tổ Sư vắng bóng, lúc đó Ni trưởng đang trụ xứ tại Tịnh xá Ngọc Khánh tỉnh Sóc Trăng, tất cả Tịnh xá như ngừng hoạt động, đình trụ một chỗ cho đến khi sóng lặng gió yên!
IV. Thời kỳ lập công bồi đức và hoằng hóa độ sanh:
Năm 1957, Đệ nhất Ni trưởng trở về Ngã Bảy và kêu gọi chư Ni trưởng, Ni sư về họp mặt tại Tịnh xá Ngọc Hiệp và mở giới đàn, trao truyền thập giới Sa di Ni cho các cô thiếu niên xuất gia. Cũng trong năm này, Ni trưởng Châu Liên về Hà Tiên khai sơn Tịnh xá Ngọc Hồ gần Lăng Mạc Cửu.
Năm 1959 (Kỷ Hợi), Đệ nhất Ni trưởng dẫn đoàn du hành ra miền Trung khai đạo, trong đoàn có Ni trưởng Châu Liên, rất được nhiều người quý mến và xin xuất gia tu học rất đông.
Năm 1960, Ni trưởng về lại Sóc Trăng lo đại trùng tu ngôi Tịnh xá Ngọc Khánh tọa lạc tại đường Trần Hưng Đạo.
Năm 1987, Ni trưởng – Đệ nhất Trưởng Ni giới viên tịch. Hội đồng Tỳ kheo Ni cử Ni trưởng về Long Xuyên, sửa sang xây dựng toàn bộ ngôi Tịnh xá Ngọc Long, đường Nguyễn Trãi, Tp. Long Xuyên.
Năm 1999, Ni trưởng về Bạc Liêu lo xây dựng lại toàn bộ ngôi Tịnh xá Ngọc Lợi đường Hòa Bình, khu phố 6, phường 7, thị xã Bạc Liêu do Hòa thượng Giác Đức – Trưởng Giáo đoàn 6 và Hòa thượng Giác Giới giao phó. Thuở Đệ nhất Ni trưởng còn sanh tiền hằng mong ước có được ngôi Tịnh xá Ni gần phố thị Bạc Liêu để Phật tử tới lui chiêm ngưỡng Phật pháp dễ dàng cho sự đi lại, bởi Tịnh xá Ngọc Liên tọa lạc tại khu đất vườn dừa, xa nhà dân và đường quá vắng vẻ. Mặc dù năm đó thân tứ đại của Ni trưởng đã bắt đầu chống trái nhau, nhưng vì chữ hiếu đối với Thầy, nên Ni trưởng đã phát tâm thực hiện nguyện vọng của Thầy, đứng ra tái thiết ngôi đạo tràng Ngọc Lợi, thể hiện tâm đại từ bi,
Thương người như Phật thương mình
Độ người như Phật độ sanh thuở nào.
V. Thời kỳ thọ bệnh, tâm nguyện và viên tịch:
Những năm gần đây bịnh yếu, ít đi lại hành đạo, nhưng lúc nào cũng sách tấn chư Ni và Phật tử phải gắng tu, gắng học vì “Thân người vô thường, chết sống không kỳ hạn”. Mới đây, vào giữa tháng sáu năm Mậu Tý (2008), thân ngũ uẩn trở bịnh, tuy đau nhức mà Ni trưởng vẫn thường trấn an hàng môn nhơn đệ tử. Tuy nằm bịnh mà tâm vẫn hoài vọng chư Ni trẻ là mầm non tươi sáng của Giáo hội, hãy lập đoàn Giảng sư và đi tận vùng sâu vùng xa, đem giáo lý nhiệm mầu của Phật thuyết giảng độ người giác ngộ, thì công đức vô lượng vô biên. Được vậy tôi mừng lắm! Chớ Tôi bây giơ, chết sống không màn, chỉ muốn được nghe và nhìn quý cô hành đạo, đem chánh pháp của Phật của Tổ, Thầy truyền bá khắp nơi là tôi mãn nguyện lắm rồi. Ôi! Giờ phút cuối mà Ni trưởng vẫn còn sáng suốt, ân cần khuyến tấn đoàn hậu học chúng con! Cổ đức có câu:
Trăng sáng chiếu soi tình Đạo pháp
Đèn từ thấm nhuận nghĩa Thầy trò.
Suốt cuộc đời, hai phần ba thế kỷ, Ni trưởng luôn phụng sự Đạo pháp: Với tuổi đồng chơn xuất gia đi khắp đó đây, dựng lập đạo tràng Tịnh xá; khi xế chiều tâm niệm đoàn hậu học khuếch trương chánh pháp, mong mỏi tre tàn măng mọc, truyền trì mạng mạch Hệ phái Khất sĩ của Tổ Thầy.
Buổi sanh tiền Đệ nhất Ni trưởng có đề thơ tặng Ni trưởng Châu Liên:
Châu ngọc nào so kịp đức cần
Liên đài chi sánh tấm lòng chân
Công lao ấy thuốc trừ tiêu nghiệp
Hạnh kiểm là đường dễ tiến thân.
Do tuổi cao sức yếu, sau những ngày bịnh duyên tái phát, thân tứ đại không còn khả năng chống chọi với vô thường, Ni trưởng đã xả báo an tường thu thần viên tịch vào lúc 01giờ 20 phút ngày 16 tháng 11 năm 2008, nhằm ngày 19 tháng 10 năm Mậu Tý. Trụ thế : 80 năm; Hạ lạp : 55 năm.
BÀI LIÊN QUAN
Lược sử Ni Trưởng Nguyện Liên (8344 xem)
Ni trưởng Liễu Liên “Suốt đời vì đạo pháp và dân tộc” (25888 xem)
Ni Trưởng Liễu Liên, Bậc Tòng Lâm Thạch Trụ Của Ngôi Nhà Ni Giới Phật Giáo Kiên Giang ( Minh Kim , 22416 xem)
Tiểu sử Ni trưởng Phát Liên ( , 11900 xem)
Tiểu sử Ni trưởng Đàn Liên (1935-2015) ( Môn đồ hiếu quyến , 16100 xem)
Tiểu sử Ni trưởng Siêu Liên (1061 xem)
Tiểu sử Ni trưởng Giới Liên (18437 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng