Trang chủ > Phật Học > Phật Pháp

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

Tác giả: Thích Tâm Mãn.  
Xem: 5710 . Đăng: 19/05/2021In ấn

 

Ý niệm công đức tắm Phật trong Đại lễ Phật Đản

 

Lễ tắm Phật như cam lộ tưới mát, công đức vô lượng khó có thể nghĩ bàn. Trong Kinh Dục Phật Công Đức có chép: "...Đức Phật còn dạy rằng, nhờ việc tắm tượng như thế, chúng sanh trong hiện đời được nhiều phước báu thù thắng, sở nguyện thành tựu, quyến thuộc được an ổn, mau thành chánh giác."

Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày Lễ Phật đản cùng nghi thức Tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. Phải chăng chính những lúc đó, mỗi người đang tự tắm Phật trong từng sát-na của đời mình?

Theo truyền thuyết, ngay khi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh, có hai vị Long vương đến phun hai dòng nước tắm cho Thái tử. Một vị phun dòng nước lạnh và một vị phun dòng nước nóng.

Nguồn gốc của Nghi lễ tắm Phật xuất phát từ sự kiện Đản sanh của Thái tử Tất Đạt Đa tại vườn Lâm Tỳ Ni. Các bản kinh thuộc hai truyền thống Nam và Bắc truyền đều ghi lại rằng, khi hoàng hậu Ma-da đản sanh thái tử, từ trên không trung có hai dòng nước của chư thiên, một ấm một mát, rưới xuống để tắm cho hoàng hậu và thái tử.

Sự kiện này được ghi lại trong kinh Đại bổn (Trường Bộ II), kinh Hy hữu vị tằng hữu pháp (Trung Bộ III), lời mở đầu của bản chú giải truyện Bổn Sanh (Nidānakatha). Theo bộ Đại sự (Mahāvastu), khi thái tử ra đời, hai dòng nước ấm và lạnh thơm dịu, trong lành từ trên không trung rưới xuống để tắm cho Thái tử. Tác phẩm Phật sở hành tán của ngài Mã Minh cũng ghi lại như trên.

 

Nghi lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của Lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Ảnh: Internet

Nghi lễ tắm Phật là một trong những nghi thức phổ biến của Lễ hội Phật đản hằng năm trong nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Ảnh: Internet

 

Đại Lễ Phật Đản từ ngàn xưa cho đến bây giờ, đối với tất cả mọi người con Phật trên khắp năm châu bốn biển, từ thành thị đến thôn quê, từ miền núi đến đồng bằng, từ đất liền đến hải đảo, cứ mỗi độ lễ Phật Đản trở về mọi người ai nấy bổng thấy trong lòng cảm giác hân hoan cứ như dâng trào, niềm vui chờ đón cứ muốn tràn đầy như một dòng nước lâu ngày bị bờ đê ngăn chận, đây là ý nghĩa của của công đức hình ảnh chín rồng phung nước tắm Phật.

Phật Đản lại về, cuối xuân đầu hạ, cây đủ lá xanh tràn trề sức sống, hoa sen rộ nở đóa đóa diệu hồng, trắng mát, tỏa hương khoe sắc, như đón bậc vĩ nhân, từng đợt gió mang theo hơi nước của mưa xuân, cả thế gian như đắm chìm trong tươi mát, đất mẹ nhận những giọt cam lộ làm thấm nhuận đại địa đang xuân, sức sống tràn trề, tương lai tươi sáng, đây là ý nghĩa của những giọt nước từ cửu long phúng thủy tắm Phật sơ sinh.

Phật Đản lại về người người con Phật, nô nức thi đua trổ tài làm cho Phật đài trang nghiêm tráng lệ hơn nữa, xe hoa kiệu Phật thêm màu sắc mới, nghệ thuật treo đèn kết hoa thắm màu rực rỡ, mọi thứ đều hoàn mỹ tốt đẹp, không khác cung Tỳ La thuở trước, kém gì vườn Tỳ Ni ban xưa, tất cả đều là mới, tất cả đều là vui mừng cho nên gọi là Đản sanh, là công đức của những giọt nước của chín rồng phúng thủy ngày xưa, khi tắm cho Đức Phật sơ sinh vì muốn Ngài đem niềm tin mới và chân lý sáng ngời đến cho nhân loại.

Phật Đản lại về làm cho tâm của tất cả mọi người như bừng tỉnh lại, thấy được quá khứ của một năm, nhìn được lỗi lầm của mấy tháng, làm được gì, hay chưa làm được, đủ quyết tâm chưa hay chỉ đại khái thôi? đem niềm vui đến được bao người, gây khổ não cho mấy nhiêu kẻ khác, cảm thấy tự mình chưa đủ quyết tâm học Phật, cho nên lại thêm một lần nữa tắm Phật để nguyện cầu tin tấn thêm lên. Vì vậy những giọt của rồng tắm cho Phật lại một lần nữa thấm nhuận tâm điền của người biết nhìn ra lầm lỗi và tự mình biết hổ thẹn, tàm quý để sửa sai, Phật dạy đây là loại người có khả năng chóng thành Phật nhất, công đức của nước tắm Phật vì khiến người biết tàm quý ăn năn.

 

Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày Lễ Phật đản cùng nghi thức Tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. Ảnh: Internet

Trải dài theo dòng lịch sử dân tộc, ngày Lễ Phật đản cùng nghi thức Tắm Phật đã trở thành một nét sinh hoạt tâm linh cao đẹp trong xã hội Việt Nam. Ảnh: Internet

 

Phật Đản trở về, mọi người lại thành kính tác lễ tắm Phật hơn hai nghìn năm vẫn như vậy nao nức, suốt bao nhiêu lần cải triều, thay chúa vẫn một mực thăng hoa, xã hội loại người từ chế độ phong kiến đến kỷ nguyên khoa học hiện đại vẫn hết lòng cung kính học theo, vì lẽ gì? chỉ có một điều duy nhất, Phật là bậc đã giác ngộ, giáo pháp của Ngài là chân lý, con đường của Ngài là điểm đến của an lạc và giải thoát, vì tin như vậy nên chín rồng mới phúng nước cúng Phật, tắm cho Ngài là thể hiện chân thành và kính tin nhất đối với bậc Đại Giác, vì vậy đây là những giọt nước của niềm tin thanh tịnh, đủ công đức để làm trổi dậy chánh tín thanh tịnh của tất cả mọi người, đây gọi là công đức của cam lộ thánh thủy tắm Đức Như Lai vậy.

Phật Đản trở về, nhìn hình tượng sơ sanh của Đức Đại Giác, đủ tướng ngây thơ chân chất, cụ hình chính trực quang minh, trần lao không có chút bợn nhơ, phiền não không một hạt đeo dín, chiêm ngưỡng sơ sanh Phật tướng, hướng tâm mình về chốn tịnh minh, thấu suốt não phiền thế gian, đã hay; nên sửa tâm ta ngay thẳng, chỉ có tâm chánh mới thoát khỏi não phiền, chỉ có lòng chân thật mới được người tôn kính, gia đình hạnh phúc, xã hội bình yên đều có nguồn gốc từ tâm thanh tịnh. Đây là nhơn duyên thứ nhất để tâm về với Phật, là công đức vô lượng của Phật tướng nên rồng phung nước tắm gội Thế Tôn, nay con tắm Phật cũng nguyện được đắc tâm như vậy, vì thế nên gọi đây là công đức của giọt nước tắm Phật thân.

Mùa Phật Đản ai cũng một niềm nao nức đến chùa dự lễ tắm Phật, cùng thầy lành bạn quý kết thêm duyên, thầy lành là duyên quý, vì từ nơi thầy con học được đức từ bi hỷ xã, từ nơi thầy con được hành hạnh tri túc thường lạc, vì thầy dạy cho con pháp lành của chư Phật, nên thầy lành khó gặp là ý như vậy. Bạn quý, vì gặp nhau không khởi tâm phiền não, gặp nhau không có lời thị phi, cùng nhau học Phật, cùng nhau tu trì, cùng nhau phát tâm đồng tu cho đến ngày thành Phật đây là bạn quý vậy.

 

Đối với người Phật tử, sự tôn kính, lòng nhiệt thành đối với Đức Phật trên nền tảng của chánh kiến mới thực sự mang lại cho họ một niềm tin trong sáng và sự an lạc đích thực, lâu dài. Ảnh minh họa

Đối với người Phật tử, sự tôn kính, lòng nhiệt thành đối với Đức Phật trên nền tảng của chánh kiến mới thực sự mang lại cho họ một niềm tin trong sáng và sự an lạc đích thực, lâu dài. Ảnh minh họa

 

Cho nên "nhất Phật xuất thế thiên Phật hộ trì" một Đức Phật ra đời thì có ngàn chư Phật đến để hộ trì, và ngày Phật ra đời cũng chính là ngày mà mười phương chư Phật đến hộ trì và chúng con là những vị Phật trong tương lai nhân ngày Phật Đản Sanh phát tâm học Phật, chúng con tin chắc rằng những giọt nước của rồng tắm Phật trong đó cũng có phần của con, vì rằng trong những giọt nước có chứa công đức "Bất thối Bồ tát vi bạn lữ" luôn đồng hành cùng vói những Đức Phật trong tương lai, đây là công đức của tắm Phật vậy.

Lễ Phật Đản không ai nhắc ai mà hầu như tất cả mọi người nếu có tâm lành, thì điều nghĩ đến phải làm một việc thiện nào đó, trong mùa Phật Đản, như ăn chay để tạo phước, giúp đỡ một ai đó để nói lên hạnh từ, từ lời nói cho đến hành động như có một năng lực huyền diệu, khiến cho mọi người như tỉnh giác hơn, sống an lạc hơn, đây là công đức sống trong an lạc của Đức Phật, vì Ngài ra đời cũng vì nhân duyên đó, cho nên khi Ngài ra đời thiên long cảm được an lạc nên hoan hỷ phát tâm tắm Phật, và công đức này vẫn hằng diệu cho đến ngày nay.

Nói sao cho hết công đức của Phật, trong kinh thường dạy "công đức của Phật không thể nghĩ bàn". Trong Kinh Dục Phật Công Đức có chép về tắm phật có 15 công đức: "... Những ai chí tâm cúng dường như thế sẽ có được mười lăm công đức thù thắng sau:

1. Thường biết tàm quý;

2. Phát khởi niềm tin thanh tịnh;

3. Tâm ngay thẳng;

4. Được gần gũi bạn lành;

5: Chứng huệ vô lậu;

6. Thường gặp chư Phật;

7. Luôn hành trì chánh pháp;

8. Làm đúng với lời nói;

9. Tuỳ ý sanh vào quốc độ chư Phật;

10. Nếu sanh trong nhân gian thì sanh vào dòng họ tôn quý, được người khác tôn kính, khởi tâm hoan hỷ;

11. Nếu sanh trong nhân gian thì tự nhiên biết niệm Phật;

12. Không bị ma quân gây tổn hại;

13. hay hộ trì chánh pháp trong thời mạt pháp;

14. Được chư Phật trong mười phương gia hộ;

15. Mau thành tựu được năm phần Pháp thân.

Phật Đản dấu ấn của Phật thường trụ tại thế, ánh sáng của Chánh Pháp lan rộng khắp nơi nơi, Tăng già Đạo Phật như càng thêm nguyện lực, tín chúng bổn đạo như thêm trọn niềm vui, trong công đức của Chư Phật. Lại một mùa Đản Sanh hòa hợp an lạc, thanh tịnh, thái bình.

Thích Tâm Mãn

-----ooOoo-----  

Nguồn: https://phatgiao.org.vn

BÀI LIÊN QUAN

[Video] Phật về trên đỉnh Chân như (Hòa thượng Thích Giác Toàn thuyết giảng)  ( Giác ngộ TV , 2016 xem)

Đức Phật khuyên A-la-hán hành Bồ-tát đạo, cầu Vô thượng giác  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 5117 xem)

Lời Phật dạy - Quyển I - Chương hai: Quả báo thiện ác  ( Tuệ Liên , 5043 xem)

Tinh thần Phật giáo Đại thừa  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 3716 xem)

Phật pháp tại thế gian  ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 2365 xem)

Lời Phật dạy - Quyển I  ( Tuệ Liên , 5307 xem)

Giáo pháp như chiếc bè qua sông  ( Thích Trung Định , 2264 xem)

Tranh chăn trâu qua cái nhìn của luận Đại thừa khởi tín  ( Chân Hiền Tâm , 2208 xem)

Truyền thống nhập thế sinh động của Phật giáo Việt Nam  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 2432 xem)

Hãy tỏ ra mình là Phật tử  ( Hòa thượng Thích Trí Quang , 3744 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ