Trang chủ > Phật Học > Phật Pháp

Phật pháp tại thế gian

Tác giả: Hòa thượng Thích Thanh Từ.  
Xem: 2395 . Đăng: 17/04/2021In ấn

 

Phật pháp tại thế gian

 

Nếu đức Phật ban phước xuống họa thì không có nhân quả nữa. Thế nên quí vị phải hiểu rõ điều này, mà tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo nghiệp của mình.

 

Đạo Phật là đạo chân thật. Tại sao nói chân thật? Ở đây tôi đi từng bước cho quí Phật tử dễ hiểu, dễ nhận. Bước thứ nhất, khi đức Phật giác ngộ viên mãn rồi, Ngài thấy rõ chúng sinh sau khi chết bị luân hồi sinh vào sáu đường địa ngục, ngạ quỉ, súc sinh, người, a-tu-la và trời. Tại sao lại sinh trong sáu đường đó? Vì chúng sinh mê lầm tạo những nghiệp ác nên phải rơi vào ba đường xấu, ai sáng suốt tạo những nghiệp lành thì sẽ được sinh lên cõi lành.

Trong vòng luân hồi sinh tử, muốn được sinh chỗ lành thì phải tu nhân lành. Đức Phật dạy chúng ta phải y cứ vào lý nhân quả. Còn đi trong luân hồi lục đạo là lý luân hồi. Như vậy luân hồi trong lục đạo do nghiệp dẫn nên gọi là nghiệp báo. Nhân quả, nghiệp báo, luân hồi, là những bước đầu người Phật tử phải tu. Nhân đã gây thì quả phải chịu, đức Phật không hứa ai tin Ngài, cầu xin Ngài thì Ngài sẽ ban cho phước lành. Phật không hứa sao Phật tử cứ lạy cầu cho con được cái này, được cái kia? Nếu đức Phật ban phước xuống họa thì không có nhân quả nữa. Thế nên quí vị phải hiểu rõ điều này, mà tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo nghiệp của mình.

 

Đức Phật dạy chúng ta tu là bỏ tham, bỏ sân, bỏ si.

Đức Phật dạy chúng ta tu là bỏ tham, bỏ sân, bỏ si.

 

Như Phật tử muốn đi xa, trước khi đi thắp hương cầu đức Phật gia hộ cho con đi đường được bình an. Đó là tốt rồi. Nhưng ra đường gặp ai nói những chuyện trái ý mình, quí vị nổi tức chửi lộn với họ. Lúc đó bình an không? Đức Phật có chen vào can thiệp được không? Không. Chúng ta bị những hoạn nạn, khó khăn là vì lòng nóng giận của mình, không làm chủ được. Không làm chủ được mình mắng người ta, người ta chửi lại mình. Gieo nhân nào phải chịu quả nấy, chứ Đức Phật không chen vào can thiệp được.

Đức Phật dạy chúng ta tu là bỏ tham, bỏ sân, bỏ si. Phật tử không chịu bỏ, cứ nhờ đức Phật gia hộ cho được bình an, cho mọi tai nạn đều hết, đức Phật gia hộ được không? Đức Phật dạy lẽ thật, mà lẽ thật thì khô khan, đòi hỏi trí tuệ và sức tự chủ của chúng ta nên ta ngán thực hành. Còn nói cầu Phật, Phật sẽ ban cho đủ thứ hết thì Phật tử vui lắm, vì chúng sinh có bệnh yếu đuối, giải đãi, ỷ lại, không muốn tự lực mà chỉ thích ai đó làm giùm mình. Đức Phật nói lẽ chân thật mà chúng ta đi quá xa lời Phật dạy. Từ lời dạy chân thật đó, lần lần chúng ta biến đức Phật thành ông thần, ông Thánh và vì thế đạo Phật trở thành đạo của mê tín hoặc thần bí, tà ngoại.

 

Nếu đức Phật ban phước xuống họa thì không có nhân quả nữa. Thế nên quí vị phải hiểu rõ điều này, mà tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo nghiệp của mình.

Nếu đức Phật ban phước xuống họa thì không có nhân quả nữa. Thế nên quí vị phải hiểu rõ điều này, mà tự chịu trách nhiệm về những hành vi tạo nghiệp của mình.

 

Tại sao chúng ta có thái độ lệch lạc đó? Tại vì chúng ta yếu đuối, sợ sệt. Sợ cái này, sợ cái nọ, sợ cái kia, nên lúc nào cũng muốn trông cậy bề trên che chở cho mình. Nếu không có bề trên che chở thì sợ quá đi. Dù đức Phật nói Ngài không ban phước xuống họa, mà cũng cứ xin Phật hoài hoài. Nếu xin được thì nói Phật linh, nếu xin không được thì nói Phật không thương mình. Đức Phật lúc nào không thương chúng sinh? Đức Phật thương tất cả chúng sinh không bỏ rơi người nào. Đức Phật thương muốn độ hết tất cả, nhưng vì chúng ta không hiểu lời Phật dạy, không ứng dụng đúng rồi tưởng Phật không thương. Nên trong kinh nói: “Phật ái chúng sinh như mẫu ái tử”, Đức Phật thương chúng sinh như mẹ thương con.

Như người muốn được một mẫu bắp tốt, cứ ra chắp tay lạy trời hoài, mà không chịu gieo giống. Quí vị tưởng chừng nào được? Không có nhân thì không bao giờ có quả. Nhân không gieo mà đòi quả là chuyện không bao giờ có. Cũng thế, nhiều Phật tử không chịu gieo nhân mà đòi quả, đó là sai lầm. Muốn có một thửa bắp trúng nhiều hột, trước chúng ta phải lựa hạt giống tốt, rồi gieo trồng chăm sóc kỹ lưỡng, sau mới có kết quả bắp tốt.

 

Thiền sư Thích Thanh Từ

-----ooOoo----- 

Nguồn: https://phatgiao.org.vn

BÀI LIÊN QUAN

Lời Phật dạy - Quyển I  ( Tuệ Liên , 5339 xem)

Giáo pháp như chiếc bè qua sông  ( Thích Trung Định , 2308 xem)

Tranh chăn trâu qua cái nhìn của luận Đại thừa khởi tín  ( Chân Hiền Tâm , 2252 xem)

Truyền thống nhập thế sinh động của Phật giáo Việt Nam  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 2472 xem)

Hãy tỏ ra mình là Phật tử  ( Hòa thượng Thích Trí Quang , 3792 xem)

Ý nghĩa xuất gia của Đức Phật  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 5224 xem)

Người có tâm  ( Thích Trung Hữu , 2264 xem)

Hòa thượng Thích Giác Toàn chia sẻ nhân duyên với Chơn Lý của Tổ sư Minh Đăng Quang  ( Hòa thượng Giác Toàn , 6108 xem)

Truyền thống nhập thế sinh động của Phật giáo Việt Nam  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 2104 xem)

Ý nghĩa Tiêu tai kiết tường thần chú  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 4988 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ