Trang chủ > Phật Học > Phật Pháp
Phát tâm chân chánh
Xem: 5354 . Đăng: 16/05/2014In ấn
Phát tâm chân chánh
Liên Lâm - TX Ngọc Hạnh - Long Thành
Hương hoa đại giác chỉ nở một lần trong đêm tại Bồ đề Đạo Tràng cách nay đã 25 thế kỷ, nhưng vẫn không ngừng ngược gió tung bay khắp năm châu, thế giới biết bao biến đổi thăng trầm, Phật Giáo có lúc thịnh lúc suy nhưng mãi luân lưu bất diệt. Bởi mục đích của Đạo Phật là cứu khổ ban vui cho nhân loại vì hạnh phúc của số đông “vì hạnh phúc của chư thiên và loài người”. Đó là thông điệp mà mỗi người con Phật có trách nhiệm thực hành, và thực hành bức thông điệp ấy chính là phát tâm Bồ đề.
Mùa an cư năm nay con thật may mắn được Sư Cô Giảng sư giảng về “Khuyến Phát Bồ Đề Tâm Văn” của Đại Sư Thật Hiền. Ngài làm bài văn “ Khuyên Phát Tâm Bồ đề” khích lệ tứ chúng, nhiều người đọc qua bài văn này mà rơi lệ. Trong bài văn của Ngài, chỗ nào con cũng rất tâm đắc, và con tâm đắc nhất là phát tâm chân chánh trong 8 tướng phát tâm mà Ngài nói rất rõ ràng, nhờ đó mà con phân biệt được thế nào là phát tâm tà chánh; chân nguỵ; đại tiểu; thiên viên. Và con biết rằng người tu hành chỉ nên chọn tướng chánh, chân, đại, viên mà phát tâm.
Trong bài viết có giới hạn này, con xin trình bày sơ lược về phát tâm chánh trong 8 tướng của phát Bồ đề tâm văn
Là người xuất gia phải có tâm nguyện động cơ chính ảnh hưởng suốt lộ trình tu học. Phát tâm nguyện chánh theo Đại Sư Thật Hiền là một người xuất gia không cầu lợi dưỡng, không tham quả báu dục lạc, chỉ vì mong liễu thoát sanh tử, vì chứng đắc Bồ đề. Phát tâm như vậy gọi là chánh. Xuất gia là chúng ta bỏ điều mơ ước của thế tục, chọn đời sống của người tu sĩ đắp áo cà sa, từ bỏ gia đình sống trong pháp và luật của Đức Thế Tôn.
Trong Kinh Duy Ma Phẩm Thinh Văn có đoạn nói: “Các ông nếu phát tâm vô thượng Bồ đề chính là xuất gia đầy đủ giới pháp”, phát tâm Bồ đề sẽ sinh ra một sức mạnh từ bỏ các pháp bất thiện.
Người xuất gia phát tâm chơn chánh là mong được giải thoát khỏi sanh tử vì luôn nghĩ như vậy mà xa lánh tất cả dục lạc, muốn được như vậy phải lập nguyện bởi vì có lập nguyện thì Phật đạo mới tựu thành, nếu không lập nguyện kiên cố thì dầu trải qua trong trăm ngàn kiếp tu hành cũng uổng công vô ích. Đức Phật xưa kia tu trên núi Tuyết nhờ sự phát tâm Bồ đề thương xót chúng sanh mà Ngài vượt qua tất cả những phàm tình. Bồ tát Địa Tạng đã lập nguyện cứu độ tất cả chúng sanh
Địa ngục vị không thệ bất thành Phật
Chúng sanh độ tận phương chứng Bồ đề.
Và còn tấm gương của Bồ tát Thích Quảng Đức hoả thiêu nơi đám lửa, nữ sinh viên Nhất Chi Mai tự đốt mình và để lại những lời tha thiết
Xin đem thân làm đuốc
Xin soi sáng u minh
Xin làm người thức tỉnh
Xin Việt Nam hoà bình
Nhờ đâu mà các vị ấy làm được những việc khó làm như thế. Nếu không phải do năng lực đại bi vĩ đại, năng lực ấy được phát ra nhờ nơi sự phát tâm lập nguyện. Phát tâm lập nguyện là bước ngoặt lớn để người xuất gia vượt qua bờ sanh tử để đến Niết Bàn, muốn được như vậy chúng ta phải cắt đứt sợi trói buộc của phàm tình để sống một đời sống phạm hạnh, thiểu dục tri túc, nương theo giáo pháp của Phật mà chuyển hoá các pháp hạ liệt, uế nhiễm ở đời, bên trong vị ấy tự làm cho mình an tịnh giải thoát, bên ngoài giúp cho mọi người mọi loài được giải thoát như mình. Với danh hiệu là sứ giả của Như lai, là chỗ quy ngưỡng cho chúng sanh thì giới xuất gia chúng ta phải tu tập ba môn giới định tuệ không thể thiếu được, hằng giờ hằng phút quán xét tâm mình, chí nguyện thành đạo để nối truyền Thích Ca chánh pháp mới xứng đáng là con cháu của dòng họ Thích. Chúng ta sanh ra trong thời mạt pháp cách Phật quá xa nhưng may mắn được đủ duyên lành làm người, được gặp Phật Pháp, chúng ta cần phải nối tiếp chí nguyện bổn hoài của Chư Phật, phát khởi tâm Bồ đề rộng lớn.
Dầu phải chịu muôn ngàn đau khổ,
Con dốc lòng vì đạo hy sinh.
Ấy là người phụng đạo, là người biết an trú vào hạnh viễn ly, không say đắm lạc thú ở đời. Chỉ có phát tâm mới cắt được đau khổ, lập hạnh nguyện dù có xa xôi nhưng có đi là có tới. Qua đó, chúng ta thấy sự phát tâm Bồ đề rất quan trọng cho người xuất gia như Ngài Lạt Ma dạy: “Ngay trước khi đi ngủ hãy hồi hướng tất cả thiện căn mà bạn đã có trong ngày ấy để làm tăng trưởng Bồ đề”.
Để phát triển từ bi trưởng dưỡng tâm Bồ đề là chúng ta phải quán về chúng sanh như bà mẹ hiền hoặc thương yêu bằng tất cả bằng cách đặt địa vị của mình vào hoàn cảnh của chúng sanh, mong cứu độ họ, có như vậy thì Bồ đề tâm phát khởi sẽ luôn được tăng trưởng.
Bồ đề như một luồng sinh khí thổi qua bầu trời ngột ngạt của nhân loại. Hương hoa đại bi và đại trí sẽ làm mát vườn tâm, thế thì phát tâm Bồ đề sẽ là nhịp cầu thông cảm thương yêu, hoá giải tham sân si ích kỷ. Nếu trong cuộc sống mà ta giữ vững hạnh nguyện Bồ đề kiên cố trường miên thì như hoá chất luyện vàng, cái thân phàm tục ô uế sẽ được tâm Bồ đề chuyển hoá thành Phật thân bảo châu vô giá. Phát tâm Bồ đề chính là xuất gia đúng nghĩa nhất dù là Thanh văn hay nhị thừa hay Bồ tát tại gia xuất gia đúng pháp đều phải hành xử trên căn bản phát sanh trí tuệ xa dần con đường vô minh, lấy tuệ giác thành thân mạng, không ngừng nâng cao trình độ nhận thức cho sáng suốt sinh động, sáng tạo phù hợp với thế giới hiện tượng biến đổi không ngừng, hoá độ chúng sanh giúp họ sống trong an lạc giải thoát.
Qua đây chúng ta thấy phát Bồ đề tâm liên hệ đến đời sống xuất gia, là một tu sĩ nhưng bản thân còn là một công dân của xã hội, người tu sĩ có bổn phận góp sức mình vào công cuộc xây dựng và suy trì nền đạo đức văn hoá trên tinh thần “một là tất cả tất cả là một” nhưng vẫn không rời bản tâm của mình, vẫn giữ trọn lời đại nguyện đem yên vui đến cho mọi người nhưng mà không chấp không giữ, an tính vững chãi nơi hải đảo tự tâm trong đời sống phạm hạnh viễn ly.
BÀI LIÊN QUAN
Phát Tâm Thiên và Viên ( Liên Hạnh , 10315 xem)
Tiếng chuông tỉnh thức ( Tịnh Tùng , 6558 xem)
Phát Tâm Hư Nguỵ ( Liên Minh , 6684 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ