Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Vĩnh Long: Hòa thượng Giác Giới nhấn mạnh về đời sống tu hành chân chính
Xem: 498 . Đăng: 05/03/2025In ấn
Vĩnh Long: Hòa thượng Giác Giới nhấn mạnh về đời sống tu hành chân chính
Nối tiếp thời pháp thoại trong ngày thứ 3 của khóa tu Truyền thống Giới - Định - Tuệ lần thứ 37, chiều 04/3/2025 (05/02/Ất Tỵ), Trưởng lão HT. Giác Giới – Phó Thư ký kiêm Giám luật HĐCM, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái, đã tiếp tục chia sẻ cùng chư hành giả về “thế nào là đời sống tu hành chân chính”.
Thông qua bản kinh “Đại kinh Xóm ngựa”, Hòa thượng nhấn mạnh, làm thế nào để xứng đáng với danh xưng “Sa-môn”, “Bà-la-môn”, “Tỳ-kheo” và “Khất sĩ”, đồng thời giải thích các yếu tố cấu thành một đời sống tu hành chân chính. Theo Hòa thượng: “Hình thức bên ngoài như y phục, khổ hạnh, hoặc lễ nghi, là chưa đủ, mà đời sống tu hành chân chính quan trọng hơn là đoạn trừ tham - sân - si và thực hành Giới – Định – Tuệ. Mọi giai cấp trong xã hội đều có thể đạt được giác ngộ nếu thực hành đúng theo lời Phật dạy, do đó việc học hỏi, thực hành chánh pháp và hướng dẫn người khác đi theo chánh pháp, mới là cách bảo vệ Phật pháp thực sự”.
Đi sâu vào phân tích kinh “Đại kinh Xóm ngựa”, Hòa thượng cho biết, Đức Phật giảng về danh xưng của “Sa-môn” và “Bà-la-môn”, những danh xưng được coi là tối thượng trong các đạo phái thời bấy giờ, với sự đồng nhất quan điểm của Phạm Thiên, nhấn mạnh người tu hành chân chính là người không bị dục vọng, sân hận, tà kiến làm mờ mắt. Đối với danh xưng “Tỳ-kheo” và “Khất sĩ”, Hòa thượng khẳng định danh xưng này không chỉ dựa trên y phục hay hình thức, mà quan trọng nhất là sự tu tập chân chính.
Theo đó, Hòa thượng nêu lên các pháp tác thành “Sa-môn”, “Bà-la-môn”, “Tỳ-kheo” và “Khất sĩ”, mà một vị xuất gia muốn sống đời sống chân chính cần thực hành. Đó là:
- Giới học: Gồm bảy pháp, nhấn mạnh tầm quan trọng của tàm quý (hổ thẹn và ghê sợ tội lỗi) trong việc ngăn ngừa lỗi lầm. Giới chỉ trì (những điều không nên làm) và giới tác trì (những điều nên làm).
- Định học: Liên quan đến việc tu thiền định để tâm được trong sạch, nhờ đó ngăn chặn ý niệm nhơ bẩn và hành động sai trái.
- Tuệ học: Giới - Định - Tuệ có liên quan mật thiết với nhau. Giới là vỏ ngoài, định là vỏ trong, và tuệ là giác cây của phạm hạnh. Giải thoát, giải thoát tri kiến là cốt lõi của đời sống phạm hạnh. Nhờ định mà phát triển túc mạng minh (biết đời trước), thiên nhãn minh (biết đời sau) và lậu tận minh (biết các lậu đã sạch).
- Thân hành, khẩu hành, ý hành thanh tịnh: Phải làm cho thân nghiệp, khẩu nghiệp, ý nghiệp được thanh tịnh.
- Sanh mạng thanh tịnh: Phải có cách nuôi dưỡng mạng sống đúng theo chánh pháp. Sinh mạng phải được thanh tịnh, cởi mở, không tỳ vết che giấu.
- Hộ trì các căn: Phải hộ trì các căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý) khi tiếp xúc với sáu trần, luôn chánh niệm tỉnh giác, không để rơi vào lỗi lầm, để lục căn được thanh tịnh.
- Tiết độ ăn uống: Ăn uống phải có tiết độ, không tham lam, giữ trung đạo, và với chánh tư duy, không phải để vui đùa hay làm đẹp mà để duy trì sự sống và thực hành phạm hạnh.
- Chú tâm cảnh giác: Luôn đề phòng các ác bất thiện pháp xâm nhập.
- Chánh niệm tỉnh giác: Luôn tỉnh giác trong mọi hành động, từ đi, đứng, nằm, ngồi đến ăn, uống, đại, tiểu tiện.... phải thực hành chánh niệm như một thói quen.
- Đoạn trừ năm triền cái: Bằng tầm tứ (tầm là tâm hướng đến đối tượng, tứ là tâm dán chặt trên đối tượng), từ bỏ tham ái, sân hận, trạo cử, nghi ngờ để chứng bốn thiền.
- Thực hành các pháp môn xứng đáng bậc Sa-môn: Đoạn tận tham dục, sân hận, phẫn nộ, thù hận, giả dối, não hại, tật đố, sang lẫn, mang trá, xảo trá, ái dục, tà kiến.
Bàn về các pháp tác thành “Sa-môn”, Hòa thượng cho biết, nếu có tâm tham dục, sân hận, phẫn nộ, thù hận, giả dối, não hại, tật đố, sang lẫn, mang trá, xảo trá, ái dục, tà kiến mà không đoạn diệt, thì không xứng danh “Sa-môn”. Mặt khác, thực hành đoạn tận tham dục, sân hận, phẫn nộ, thù hận, giả dối, não hại, tật đố, sang lẫn, mang trá, xảo trá, ái dục, tà kiến, mới xứng đáng bậc “Sa-môn”.
Qua đó, Hòa thượng nhận định: “Sa-môn hạnh không thuộc về khổ hạnh. Có nhiều quan niệm chỉ dựa vào hình thức bên ngoài như mang đại y, lõa thể, thoa bụi, lễ nghi tắm rửa, sống dưới gốc cây, ngoài trời, đứng thẳng, ăn uống có định kỳ, chú thuật, bệnh tốc… mà xác định là Sa-môn, đó là quan niệm sai lầm. Sa-môn nghĩa là dứt các điều ác, làm các điều thiện, không chạy theo thọ cảm. Có đệ nhất Sa-môn (Sơ quả), đệ nhị Sa-môn (Nhị quả), đệ tam Sa-môn (Tam quả), đệ tứ Sa-môn (A-la-hán)”.
Liên hệ đến Khất sĩ, Hòa thượng nhấn mạnh, để mang danh xưng “Khất sĩ” chân thật, hành giả cần Thực hành các pháp để xứng đáng với danh xưng Khất sĩ như: Thọ trì và thực hành những pháp tác thành Sa-môn, Bà-la-môn; thọ nhận cúng dường một cách chân chính; tu tập để đạt được kết quả và lợi ích lớn, làm cho sự xuất gia có ý nghĩa. Bên cạnh đó, người “Khất sĩ” cũng cần sống một đời sống thanh tịnh, đặc biệt là thanh tịnh tam nghiệp thân - khẩu - ý, cũng như thực hành các pháp tác thành danh xưng như đối với bậc Sa-môn, Bà-la-môn và Tỳ-kheo.
Hòa thượng sách tấn: “Ngoài ra, là người con ‘Khất sĩ’, chư hành giả cần hết lòng giữ gìn bản chất Khất sĩ do Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng. Trong đó, Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, nam nữ cư sĩ, đều phải có vai trò và vị trí nhất định. Cần học hỏi, đa văn, quảng kiến, thông suốt giáo lý để biện giải và gìn giữ truyền thống. Sống đúng Sa-môn hạnh, học hỏi và hiểu biết thông suốt, nhiếp phục tà hiển chánh. Đồng thời cũng cần thường xuyên hội họp, đàm luận đạo pháp và hành thiền”.
Một số hình ảnh được ghi nhận:
Ban TT-TT Hệ Phái
-----ooOoo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Vĩnh Long: Hòa thượng Giác Giới sách tấn chư hành giả Khóa tu Giới - Định - Tuệ lần thứ 37 ( Ban TTTT Hệ phái , 420 xem)
Vĩnh Long: Thượng tọa Giác Hoàng chia sẻ tại Khóa tu Giới - Định - Tuệ lần thứ 37 ( Ban TT - TT Hệ phái , 488 xem)
Vĩnh Long: Hòa thượng Giác Toàn giảng về phương pháp tu tập thiền định tại Khóa tu Giới - Định - Tuệ lần thứ 37 ( Ban TT - TT Hệ phái , 428 xem)
Vĩnh Long: Khai mạc Khóa tu Truyền thống Giới - Định - Tuệ lần thứ 37 của Phật giáo Khất sĩ ( Ban TT - TT Hệ phái , 1172 xem)
Vĩnh Long: Hệ phái Khất sĩ khai mạc khóa tu truyền thống lần thứ 37 tại tổ đình Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 440 xem)
Tây Ninh: Giáo đoàn VI hệ phái Khất sĩ bế mạc khóa tu truyền thống lần thứ nhất, năm 2025 ( Tuệ Giác - Diệu Anh , 456 xem)
Đồng Nai: Lễ Khai mạc khóa thiền Tập Sống Chung Tu Học tại Tịnh xá Ngọc Tâm (Trảng Bom) ( Ban Truyền thông NGKS , 2468 xem)
Đồng Nai: Bế mạc Khóa tu truyền thống Giới Định Tuệ Ni giới Hệ phái Khất sĩ lần thứ 40 tại Tịnh xá Ngọc Khánh ( Ban Truyền thông NGKS , 1332 xem)
Đồng Nai: Ni giới Hệ phái Khất sĩ khai mạc Khóa tu truyền thống lần thứ 40 tại Tịnh xá Ngọc Khánh ( Ban Truyền thông NGKS , 1384 xem)
Khánh Hòa: Hòa thượng Giác Phùng nhấn mạnh hạnh kiên trì và nhẫn nhục của người xuất gia ( Ban TT - TT Hệ phái , 416 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ