Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Khánh Hòa: Hòa thượng Giác Thành thuyết giảng với chủ đề Đạo Phật Khất sĩ - Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp
Xem: 2530 . Đăng: 26/09/2023In ấn
Khánh Hòa: Hòa thượng Giác Thành thuyết giảng với chủ đề Đạo Phật Khất sĩ - Nối truyền Thích Ca Chánh Pháp
Vào lúc 8h15 ngày 22/9/2023 (nhằm ngày 08/8/Quý Mão) đại chúng được cung đón HT. Giác Thành - Phó ban Tri sự, Kiêm Trưởng ban Tăng sự GĐ III, Phó Thiền chủ Khóa tu Giới-Định-Tuệ lần thứ hai được tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Vạn, đến thăm đại chúng tại Khóa tu và chia sẻ giáo pháp với chủ đề “Nối truyền Thích ca Chánh Pháp - Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”, nhằm hướng đến kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang.
Nói đến đạo Phật Khất sĩ không thể nào không nhắc tới Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, Tổ sư Minh Đăng Quang tên là Nguyễn Thành Đạt tự Lý Hườn, sinh ngày 26/09/1923, Ngài rất thông minh. Lúc 15 tuổi, Ngài đi học đạo cứu đời với mục đích không gì ngoài giác ngộ, giải thoát để đạt đến Niết-bàn. Tìm con đường tu học chân chánh, nghiên cứu về giáo lý của Phật giáo Bắc truyền, rồi Ngài qua Cao Miên nghiên cứu về Phật giáo Nam truyền. Sau khi trở về Việt Nam, Ngài muốn đi sang nước ngoài để tiếp tục tìm hiểu nghiên cứu con đường hướng đến giác ngộ, giải thoát. Nhưng Ngài bị trễ tàu, Ngài ngồi thiền tại Mũi Nai, Hà Tiên và Ngài đã chứng đạt được trí tuệ và ngộ được tất cả các lý vô thường qua bài kệ “Thuyền Bát Nhã”.
Sự truyền giới của Ngài là do Ngài tự thân tu tập và sám hối, thọ ký cho Ngài pháp hiệu là Minh Đăng Quang. Ngài được coi là Tổ thánh Độc Giác Phật, chỉ có bậc xuất gia thay mặt cho Phật làm việc đó. Ngài nghiên cứu và lấy hình thức y của Phật giáo Nam truyền, lượm vải mà may thành y bá nạp, như câu “Y bá nạp bức họa đồ thế giới”. Truyền thống của Khất sĩ là y vàng, áo vàng và lấy hình thức ăn chay của Phật giáo Bắc truyền.
Lấy giới làm căn bản từ luật của hệ thống Bắc truyền, là bộ luật Đàm Vô Đức bộ. Khất sĩ là người thực hành giới của nhà Phật, đó là tinh hoa của đạo Phật Khất sĩ.
Nối truyền hay kế thừa giáo lý của đức Phật, ở đây Tổ sư dùng là nối truyền, có nhiều tôn giáo bạn hỏi nối truyền là sao? Sự nối truyền các đức Phật đến các tổ thì đã có lịch sử, sự kế thừa giáo lý của đức Phật Thích ca Mâu ni truyền đến tổ Ca-diếp và 28 vị tổ ở Ấn Độ, và từ Ấn Độ tổ Đạt-ma mới truyền sang phương Đông, có nhiều đường truyền bá, từ khi vua A-dục vương kết tập ba lần, kết tập qua lá bối, cất trong những kho tàng. Từ giai đoạn thứ nhất vua A-xà-thế đứng ra chủ trương, nhưng ngài Ma-ha-ca-diếp là người bảo vệ giáo pháp của đức Phật tiếp tục cho đến 28 tổ sư. Sau đó Ma-ha-ca-diếp tiếp tục kết tập lần 2 với 500 vị A-la-hán tại núi Linh Thứu, nhưng bị thiếu một người, lúc bấy giờ ngài A-nan chưa chứng A-la-hán, ngài A-nan thì rất thông minh, người có trí tuệ, sự tu tập tuy mới chứng quả vị Tu-đà-hoàn nhưng tâm đạo thì rất là sâu sắc. Như trong hệ thống kinh điển Đại thừa nói, tuy A-nan là nội ví Bồ-tát ngoài hiện Thanh văn, bên trong cái bản chất của các ngài đều là Bồ-tát, hiện tướng Thanh văn, đó cũng là điểm nhấn trong kinh điển Đại thừa.
Sau này Phật giáo truyền ra các nước như ngài Thập Đắc,... cũng đều là Bồ-tát Văn thù Phổ hiền, làm vị chủ quản một cái viện cũng là một vị Bồ-tát hiện ra không ai biết để mà dẫn dắt thực ra không ai biết Bồ-tát đạo cao đức trọng nhiều kiếp tu hành, cho nên sự tiếp nối của đức Phật đến ngài Ca-diếp tới 28 vị tổ, trong đó có tổ Đạt-ma, mà tổ Đạt-ma đã quên mình vì đạo là đem chơn truyền giáo lý của đạo Phật. Ngài đi sang Trung Hoa có là một cái duyên, các tông phái có mặt trước đó kết nối lịch sử gọi là chơn truyền, là một bước ngoạt lịch sử. Cho nên, Tổ sư của chúng ta cũng vậy, kết nối mạng mạch của Phật, tức Phật giáo truyền vào Việt Nam từ cuối TK.I đến đầu TK.II, đến Tổ sư là TK. XX tức là gần 20 năm, trước Tổ sư Minh Đăng Quang thì cũng có rất nhiều vị tổ, khi Phật giáo bị suy đồi, vị tổ đó mới lập nên một tông truyền như tổ Nguyên Thiều, tổ Liễu Quán,... nhưng đến Tổ sư có đặc thù đó là Nối truyền Thích-ca chánh pháp dựa trên hai nền tảng y bát và ăn chay, màu huỳnh y lúc bấy giờ nổi bật lên. Trên chiếc huỳnh y đó điều đầu tiên đó là y bá nạp, hạnh đầu đà. Sau này các nhà thơ mới viết lên thơ:
“Y bá nạp bức họa đồ thế giới,
Vẽ ngàn đường lối bước vân du,
Bát khất sĩ bầu càn khôn vũ trụ,
Chứa muôn loài vạn vật một tình thương.”
Đó cũng là điểm nổi trội của Khất sĩ, may cắt ngang dọc phải cho đúng. Sau này, vì phương tiện có người cúng vải may cũng được nhưng không đẹp như hồi xưa, hồi xưa còn may bằng tay. Là hình ảnh y bát sau này các chư Tôn đức đi truyền giáo, kế đến là pháp khất thực. Tổ dạy:
“Pháp khất thực dạy người bố thí,
Cùng dạy mình chân lý không tham.
Bao giờ dứt tánh mê ham,
Muôn ngàn phận sự việc làm đều xong.
Bằng trái lại không huấn tập,
Bước theo đời tạo lập công danh.
Ô...hô! Sự nghiệp tan tành,
Thêm báo hại chúng sanh khổ sầu.”
Cho nên vị nào không đi trọn con đường của mình thì bấy giờ Phật tử chư Tăng than “Ô...hô” tức là than ôi. Cho nên chúng ta phải nối truyền Thích-ca chánh pháp, nối truyền qua phổ hệ hình thức, không phải là vay mượn nhưng đó là thực tế. Ngài đã học đã nghiên cứu ngài thấy phương pháp y bát của đức Phật là đúng và pháp khất thực là của ba đời chư Phật. Ngài ví dụ có một lần ngài Phật tổ đi về kinh thành Cà-tỳ-la-vệ mà phải chín lần sứ giả đi triệu thỉnh, Ngài Ca-lưu-đà-di được đi thỉnh Phật về, cũng là một nhà ngoại giao rất giỏi, sau này cơ duyên cũng có xuất gia, chín người đi thỉnh thì sau khi nghe một thời pháp thì cạo đầu đi xuất gia theo Phật, quên trách nhiệm là đi thỉnh Phật về kinh thành, đến Ngài Ca-lưu-đà-di thì quyết tâm thực hành nhiệm vụ là thỉnh Phật về. Trước khi Đức Phật mới giao cho ngài Xá-lợi-phất đi tiền trạm để chuẩn nơi mà Phật đi đến, sau này mà những lần đi đến nước Kosala cũng giao cho Xá-lợi-phất đi tiền trạm, để khi Phật chuẩn bị đi là tính bao nhiêu khoảng thời gian rồi thuyết pháp làm cho quần chúng được thấy. Ở đây có sự nối truyền bắt đầu tiếp tục về hình thức, đạo Phật Khất sĩ ra đời cũng mang một tiếng động cho quần chúng, cho các tổ chức giáo phái khác.
Trong lịch sử ghi, Tổ sư Minh Đăng Quang không những đến Sài gòn mà còn tham vấn các Phật học viện. Có lần HT. Từ Thông, là một pháp sư Bắc truyền kể lại, Tổ sư Minh Đăng Quang đến thăm Phật học viện Xá-lợi, là một nơi rộng lớn, đầy đủ bàn ghế nhưng tổ yêu cầu cho dọn bàn ghế và ngồi dưới sàn theo truyền thống của Khất sĩ. Tổ nói khi xưa Phật thuyết pháp cũng ngồi dưới đất, Phật ngồi giữa xong đến Tăng ni rồi đến các hàng Phật tử, với cách đầu trần chân không ngồi dưới đất đi truyền giáo. Ngài nêu ngày xưa Phật đi vào rừng cũng đều ngồi dưới đất, trải tọa cụ mà ngồi, đó cũng là nét đặc thù, mà thời ban đầu ít mà tổ cũng làm chấn động. Tiếp tục sự nối truyền đó đi truyền giáo trong vòng mấy năm, các buổi lễ như tự tứ, dâng y, sinh hoạt ở các tịnh xá mà tổ sư đã tới truyền giáo, việc này được lưu lại trong lịch sử hệ phái. Cho nên, “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”, thực sự là Tổ sư làm đúng, cách làm Tổ mở đạo, không giống như Phật Hoàng Trần Nhân Tông, Ngài Liễu Quán, nhưng khẳng định “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” cũng là chấn hưng trong những vị chấn hưng Phật giáo thời bấy giờ.
Đến năm 1954, tổ xác định do nhiều hoàn cảnh, ngày mùng 1 tháng 2, Ngài quyết định đi tu tịnh núi lửa, từ đó Ngài vắng bóng không thấy trở về. Sau này, các đệ tử của tổ tiếp tục sự nối truyền đó, nối truyền đúng như truyền thông của chánh pháp. Trời khoảng thời gian từ năm 1954-1964, các đức thầy cũng làm đúng như các truyền thống của tổ, các tăng đoàn hành đạo cũng giống nhau, cũng về tự tứ, sinh hoạt. Sinh hoạt ở đây tức là các đức thầy muốn đề cập xây dựng một giáo hội, xây dựng dựa trên giới luật, không ngoài giới luật của Phật chế. Bấy giờ, tổ sư cũng chọn giới luật qua sự nghiên cứu của ngài. Thấy giới luật mà được đề cập rõ, giữa giới luật Nam truyền và Bắc truyền, tổ sư dịch dựa trên phần Bắc tông, cũng có bài dành cho tập sự bước đầu dành cho sự tu tập chỉnh tề và giáo pháp được ổn định. Cho nên, ngài đã dịch bốn quyển Tỳ-ni, Sa-di, Oai nghi và Cảnh sách, nhưng Tỳ-ni và oai nghi được tổ chọn đưa cho chúng ta học vào những kỳ thi để lên lớp, tức Sa-di có 20 bài, những câu chú nguyện hằng ngày. Những vị tập sự xuất gia bước đầu phải thuộc những bài kệ đó, rèn luyện được bản chất tu hành của người mới xuất gia. Người xuất gia phải chánh niệm tỉnh giác, phải thuộc căn bản là bài kinh cúng dường, bởi hàng ngày chúng ta sống trong bài kinh cúng dường, để cầu nguyện cho bá tánh, đặc biệt bài thọ bát là tập trung đủ tam đề ngũ quán trong đó, cho nên nghi thức cũng gần giống như Thiền tông, Thiền tông cũng gần giống như truyền phái của Đạt-ma. Trong hệ tư tưởng cũng có cái giống nhau, y và bát cũng giống nhau, có những pháp tu mà tổ viết trong pháp chánh giác nằm trong hệ Nikaya được HT. Minh Châu (dịch).
Như vậy, chúng ta thấy chánh pháp đạo Phật Thích-ca giống nhau chứ không khác, giáo pháp của Tổ cũng giống như chánh pháp đạo Phật Thích Ca. Cho nên từ pháp tu mà Tổ cho là chánh pháp như là Tứ đế, Tứ đế trong Bắc truyền hay Nam truyền đều giống nhau. Ngoài tư tưởng giáo lý ra Tổ còn chú trọng đến giới luật. Thầy phải dạy đệ tử học cho kỹ, nhất là những câu chú nguyện, thuộc cho tới già. Tổ nêu lên trong bài Kệ giới: “Giới như trái đất, Định như cây trồng trên đất, Huệ như trái cây,....” người xuất gia mà bỏ giới thì không còn là đạo Phật. Chúng ta phải sống dĩ hòa vi quý để mà làm đạo nhưng cơ bản là phải dĩ tâm vi Phật, thời kỳ Phật giáo khó khăn chúng ta phải lấy tâm làm Phật, làm đạo có lúc chúng ta cũng phải tùy duyên không phải lúc nào cũng cố chấp về một vấn đề nào đó. Kế thừa chánh pháp, tổ sư dung hòa giáo pháp giữa hai hệ thống Bắc truyền và Nam truyền, rồi chọn ra để mà hành trì tu tập hằng ngày, “sáng ra khuyến giáo độ đời” phải giữ được hạnh trì bình khất thực, giữ giới giữ được truyền thống. Chúng ta khẳng định đạo Phật khất sĩ vẫn lấy giới luật làm đầu. “Giới còn thì đạo Phật còn, giới mất thì đạo Phật mất”, tâm chúng ta phải ngăn ngừa được lục trần không cho xâm nhập, bởi nó dễ lôi mình vào thế giới của ma. Ma ở đây có bốn: thiên ma, tử ma, ngũ ấm ma và phiền não ma. Cho nên, hằng ngày có sẵn ma trong mình. Giác là Phật, mê là ma, chơn như là Phật, vọng là ma, nên ma ma Phật Phật cũng do ta, hằng ngày sáu căn mê sáu trần, mê những cái thô tình, tiền danh vọng. Chúng ta phải phân biệt được nẻo chánh, đường tà. Khi mà lục trần xâm nhập thì bản ngã dễ bộc khởi, tạo ra vô biên chi tội dẫn đến mê luân khổ ải, thâm nịch tà đồ trong vòng luân hồi mà ta không biết. Cho nên trong đời này không chứng được quả A-la-hán không chấm dứt sanh tử, tu theo tiệm tu, tiệm ngộ, cho dù có đắc được quả Tu-đà-hoàn cũng phải trải qua bảy lần tái sinh.
Cho nên chúng ta phải quyết chí tu tập, đạt được mục đích ban đầu, các vị thầy cần hướng dẫn cho đệ tử, dạy dỗ đệ tử cho chuẩn hơn.
Ban TTTT Giáo đoàn III
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Khánh Hòa: Hòa Thượng Giác Minh trích giảng Pháp ngữ Tổ sư Minh Đăng Quang tại Khóa tu Giới Định Tuệ (lần II) ( Ban TTTT Giáo Đoàn III , 2376 xem)
Khánh Hòa: Hành giả Khóa tu trang nghiêm Khất thực thọ nhận thực phẩm và Thọ trai chánh niệm ( Ban TTTT Giáo Đoàn III , 2492 xem)
Khánh Hòa: Hòa thượng Giác Trí nói về Mục đích và ý nghĩa của Khóa tu Giới Định Tuệ ( Ban TTTT Giáo Đoàn III , 2460 xem)
TP. HCM: Chư Ni Giáo đoàn IV Hệ phái Khất sĩ tổ chức Khóa tu Sống Chung Tu Học lần thứ 3 ( TN. Liên Mẫn , 1264 xem)
Khánh Hòa: Giáo đoàn III Khai mạc Khóa tu Truyền thống Giới Định Tuệ (lần II) tại Tịnh xá Ngọc Vân ( Ban TTTT Giáo Đoàn III , 2984 xem)
Đồng Nai: Tịnh xá Ngọc Uyển tổ chức Khóa tu Bát Quan trai ( Ban Truyền thông NGKS , 2764 xem)
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang (8492 xem)
TP. HCM: Khóa tu Bát Quan trai tại Tổ đình Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 4192 xem)
Bình Phước: Khóa tu Bát Quan trai tại Tịnh xá Ngọc Phú ( Ban Truyền thông NGKS , 4312 xem)
TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 7 PL. 2567 tại Trường hạ Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 3576 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng