Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu

Khánh Hòa: Hòa thượng Giác Trí nói về Mục đích và ý nghĩa của Khóa tu Giới Định Tuệ

Tác giả: Ban TTTT Giáo Đoàn III.  
Xem: 2942 . Đăng: 25/09/2023In ấn

Khánh Hòa: Hòa thượng Giác Trí nói về Mục đích và ý nghĩa của Khóa tu Giới Định Tuệ

 

Chiều ngày 20/9/2023 (nhằm ngày 06/8/Quý Mão), ngày đầu tiên của Khóa tu Giới-Định-Tuệ lần II được tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Vạn (Khánh Hoà), chư Tôn đức Tăng Ni tham dự khóa tu đã được lắng nghe những chia sẻ từ HT. Giác Trí - Trị sự phó kiêm Trưởng ban Giáo Dục Tăng Ni Giáo Đoàn III, Trụ trì Tịnh Xá Ngọc Sơn (Bình Định), về Mục Đích và Ý Nghĩa của khóa tu lần này.

 

 

Qua đó, Hoà thượng nhấn mạnh, bên cạnh ý nghĩa thiêng liêng của việc ôn tập và trưởng dưỡng Giới-Định-Tuệ dưới sự quan tâm và trực tiếp hướng dẫn từ chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái, Khóa tu Giới-Định-Tuệ lần II này còn là sự cúng dường thiết thực mà mỗi người đệ tử HPKS dâng đến Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, nhân Đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Ngài.

Hòa thượng nói: "Tham gia khoá tu là để vừa tu cho mình, đồng thời kế thừa và phát huy truyền thống của Tổ Thầy. Truyền thống quý báu ấy được chính Đức Tổ sư kế thừa và phát huy, với phương châm là “Nối truyền Thích Ca Chánh pháp”. Điều này có nghĩa là Tổ sư đã kế thừa và phát huy chánh pháp của Đức Phật. Truyền thống tốt đẹp ấy không gì khác là truyền thống tu tập Giới-Định-Tuệ".

 

 

Đạo phật xuất hiện và được truyền bá rộng rãi từ khi Đức Phật chứng đắc và đem sự chứng đắc của mình truyền dạy làm lợi ích cho rất nhiều người; từ những người cùng đinh cho đến quan quyền vua chúa, từ những người cùng hung cực ác cho đến những nhà hảo tâm Ngài đều dùng tình thương và trí tuệ để giáo hoá. Trải qua hơn 2500 năm giáo lý ấy ngày càng được nhân rộng và đem lại rất nhiều lợi ích cho số đông. Tinh thần giáo lý ấy đã vượt qua thời gian và không gian dần trở thành tôn giáo không thể thiếu đối với tất cả mọi người, dù người đau khổ hay người không đau khổ cũng vẫn cần đến giáo lý ấy soi sáng.

Chính vì lợi ích và tầm quan trọng từ giáo lý giải thoát của bậc giác ngộ, Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, người sinh vào thời loạn lạc, khi đất nước Việt Nam còn chịu nhiều chiến tranh tang tóc, đứng trước thế cuộc của đất nước và sự khổ đau của nhân sinh, Ngài đã sáng lập Đạo phật Khất sĩ Việt Nam, nay là HPKS. Giữa công cuộc chấn hưng phật giáo của thời đại ấy, Đức Tổ sư nêu cao tinh thần đạo pháp và truyền thống cao đẹp của Phật giáo ngàn đời, bằng sự khẳng định trong phương châm hành đạo của Ngài, đó là nối truyền chánh pháp của Phật, chánh pháp ấy chính là tinh thần tu tập Giới-Định-Tuệ.

 

 

Để tu tập theo tinh thần Giới-Định-Tuệ, mỗi hành giả phải biết chánh niệm tỉnh giác, vì chỉ có chánh niệm trong giây phút hiện tại mới là mục tiêu của việc kế thừa, như trong kinh Pháp cú có câu: "chánh niệm là sống không chánh niệm là chết".

Con người phần lớn thường sống trong thất niệm, thất niệm đem đến những sai lầm và đau khổ, người ta bị trôi lăn trong sanh tử luân hồi cũng do thất niệm. Nói về điều này, HT.Giác Trí cho rằng, vì thất niệm con người sống và hành xử như một cái máy, không có lý trí và tình cảm. Họ vô cảm trước mọi bất hạnh và khổ đau của người khác và của cả chính họ. Vì sự thất niệm và hoang tưởng mà thế giới ngày nay xảy ra rất nhiều bất hạnh như chiến tranh, dịch bệnh, thiên tai và nhiều tai hoạ khác. Sự biến đổi khí hậu là một hiện tượng khủng khiếp mà nhân loại đang và sẽ tiếp tục phải đối mặt. Thế nhưng con người vẫn vô tâm trước những khủng khoảng ấy.

Rõ ràng, thế giới vật chất càng nhiều, thì tinh thần con người càng khô khan và chai cứng. Do đó chánh niệm là điều kiện cần thiết không chỉ cho người tu tập để đạt được giải thoát, mà còn có tác dụng trị liệu và chữa lành. Hoà thượng muốn nhắn nhủ đến hội chúng cần phải có chánh niệm để sống trọn vẹn trong giây phút hiện tại, vì chỉ có sống chánh niệm thì chúng ta mới không tạo ra lỗi lầm và sẽ có được hạnh phúc.

 

 

Thông qua đó, Hòa thượng một lần nữa nhấn mạnh mục đích của khoá tu lần này, chính là để giúp các hành giả sống chánh niệm trong giây phút hiện tại và để chánh niệm có mặt, mỗi người phải thể hiện bằng hành động thông qua thân-khẩu-ý. Muốn thân-khẩu-ý có chánh niệm, mỗi hành giả tu tập phải thực hành Giới-Định-Tuệ một cách nghiêm túc và miên mật.

Hoà thượng đưa ví dụ kinh Kalama trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật dạy dân chúng Kalama đừng vội tin vì nghe người ta nói, hay truyền thống có từ xa xưa, hay những gì được ghi chép lại, hay các giáo điều được đặt ra... mà phải tự mình thực hành, thấy những điều ấy đem lại lợi ích cho chính mình và cho người khác thì mới nên tin. Điều này cho thấy Đức Phật cho phép lý trí can dự vào niềm tin. Chỉ có Đức Phật mới có khả năng tuyên bố cho tín đồ và đệ tử của mình "không nên tin vào Ta hay giáo pháp của Ta mà hãy ứng dụng nó nếu thấy có được lợi ích cho mình và người thì mới nên tin". Cho nên giáo pháp của Đạo phật là đến để mà thấy chứ không phải đến để tin. Giáo pháp ấy phải tự thân trải nghiệm và giác hiểu.

Trong giáo pháp của Đức Phật luôn tồn tại bốn quy tắc là thời, phương, cảnh, xứ. Dựa trên bốn quy tắc này mà Đạo Phật được tồn tại và đi vào lòng người không có sự chống trái, hoà hợp như nước với sữa suốt hơn 2500 năm. Trên thế giới chỉ có tôn giáo là Phật giáo mới truyền giáo bằng sự hoà bình và bất bạo động. Một số tôn giáo truyền giáo bằng bạo lực và một số khác thì truyền theo thần quyền hay thế quyền, duy chỉ có Phật giáo là tôn trọng và đề cao nhân quyền. Đây là điểm đặc biệt và chỉ có ở Phật giáo. Đức Phật tôn trọng tự do và công nhận sự nỗ lực của mỗi người, Ngài là vị giáo chủ đầu tiên trong nhân loại nâng vị trí các đệ tử ngang hàng với mình. Ngài nói “Ta là Phật đã thành các con là Phật sẽ thành”. Điều đó cho chúng ta thấy được giá trị thiết thực của việc tự tu và học.

 

 

Chính khoá tu là để Nối truyền và Kế thừa truyền thống tốt đẹp ấy, vì chỉ có sống chung và tu học chúng ta mới có đủ năng lực kế thừa và phát huy. Như Đức Phật dạy trong kinh Đại Bát Niết Bàn rằng: “Này các Tỳ-kheo, khi nào chúng Tỳ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng trong niệm đoàn kết, thời này các Tỳ-kheo, chúng Tỳ-kheo sẽ được hưng thịnh, không bị suy giảm".

Đoàn kết ở thế gian là một tập thể gồm nhiều người cùng làm chung một việc, đồng lòng trên một quan điểm, ý kiến, nên có câu: “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, hay “đoàn kết là sống mà chia rẽ là chết”. Con người vào thời Thượng cổ đã biết sống đoàn kết thành bầy đàn để chống lại kẻ thù hay thiên tai. Cho nên bản chất của đoàn kết là một sức mạnh và sức mạnh ấy cần phải dựa trên tinh thần Lục Hoà Cộng Trụ, hay tinh thần Giới-Định-Tuệ thì sự đoàn kết ấy mới có giá trị và có khả năng cắt đứt mọi khổ đau rắc rối. Đoàn kết dựa trên tinh thần Phật giáo là sự sống chung tu học mà Đức Tổ sư đã kết thừa và phát huy, ngày nay chúng ta cũng đang kế thừa và phát huy tinh thần ấy.

Tổ dạy: “Thân trong sạch ấy là xứ Phật, miệng trong sạch ấy là pháp Phật, ý trong sạch ấy là con Phật.” Như vậy chúng ta tu tập Giới-Định-Tuệ trên ba nghiệp thân-khẩu-ý và tu tập trên tinh thần chánh niệm để đi đến thiện lành, trong sạch. Cho nên thân-khẩu-ý trong sạch chỉ có thể được soi sáng bởi chánh niệm. Nhờ sống chung và tu học, chúng ta tự soi sáng tự thân và soi sáng người khác. Trong kinh Đức Phật dạy có bốn nơi để chánh niệm, đó là thân, thọ, tâm, pháp. Nhờ chánh niệm trong phút giây hiện tại chúng ta tránh được tưởng tri. Càng tu tập thêm lên thì sẽ đạt đến thức tri và thắng tri. Chỉ có Đức Phật mới đạt đến liễu tri, đây là hiểu biết cao tột nhất. Liễu tri sẽ soi sáng và nhận biết các pháp như chúng thật sự là.

 

 

Đường lối kế thừa và phát huy của Tổ là làm sống dậy 5 điều đức Phật thường làm hằng ngày là:

  • Trì bình khất thực
  • Thuyết pháp giảng kinh
  • Tham thiền nhập định
  • Trả lời câu hỏi chư thiên
  • Quán sát nhân duyên

Hòa thượng khẳng định: "Chính 5 việc làm này đã nói lên toàn bộ cuộc sống tự lợi lợi tha của Đức Phật. Vì 5 việc này mà chánh pháp được trường tồn và hưng thịnh cho đến ngày nay. Đức Tổ sư nối truyền Thích Ca chánh pháp chính là nối truyền truyền thống tốt đẹp ấy. Để nối truyền và làm sống dậy chánh pháp tốt đẹp này, chúng ta phải sống chung trong niệm từ bi và hoà ái, thực hành chất liệu sẻ chia và thấu hiểu lẫn nhau. Tu học để được hoàn thiện và hoàn mỹ trên thân, trên lời và trên ý. Đây là toàn bộ ý nghĩa và mục đích của khoá tu Giới-Định-Tuệ".

 

 

Gần cuối thời pháp, Hoà thượng trích dẫn bài kinh Tuổi trẻ và hạnh phúc trích trong kinh Tạp A hàm - số 1078. Bài kinh kể về cuộc đối thoại giữa một Thiên nữ với một vị Tỳ-kheo. Thiên nữ hỏi vị Tỳ-kheo sao không hưởng thụ dục lạc khi tuổi đời còn rất trẻ mà lại tu khổ hạnh, tại sao từ bỏ hạnh phúc hiện thời mà lại đi tìm hạnh phúc phi thời? Vị Tỳ-kheo đáp: "tôi đang hưởng hạnh phúc hiện thời, vì Đức Phật có dạy: các dục vui ít, khổ nhiều, não nhiều, nguy hiểm còn nhiều hơn. Tôi xuất gia tức là đã thụ hưởng hạnh phúc hiện thời rồi". Qua câu chuyện này chúng ta thấy rằng sống chánh niệm trong giây phút hiện tại tức là có được hạnh phúc hiện thời vậy.

Kết thúc thời pháp thoại, Hoà thượng gởi đến hội chúng 2 bài Thập Lục Hạnh của Tổ được trích trong Ánh Minh Quang.

 

Bài 1

Đi chậm khoan thai

Đứng ngay yên lặng

Ngồi thẳng vững vàng

Nằm nghiêng trang nghiêm.

Nói dịu dàng lời         

Làm hoà hưỡn chuyện

Ăn lặng lẽ bát

Mặc chỉnh tề y.

Thức nhớ đạo lành

Ngủ quên đời ác

Sống quên cực lạc

Chết nghỉ Niết-bàn.

Thân không tội lỗi

Tâm không kiêu sa

Trí đừng mê tối

Tánh chớ vọng tà.

Bài 2

Đi đường đạo chánh

Đứng giữ mực trung

Ngồi nơi giải thoát

Nằm chỗ thung dung.

Nói lý dịu hoà

Làm sự Bát-nhã

Ăn dùng pháp hỷ

Mặc tự tánh thiền.

Thức thánh Thinh văn

Ngủ tiên Duyên giác

Sống hàng Bồ-tát

Chết gọi Như lai.

Thân giới trong sạch

Tâm định yên lặng

Trí tuệ sáng suốt

Tánh chơn như nhiên.

 

Trước đó, toàn thể Tăng Ni đã thực hành hạnh trì bình khất thực truyền thống. Sau chương trình khất thực Ban tổ chức đã khai mạc khoá tu dưới sự chứng minh của chư tôn đức lãnh đạo Giáo Đoàn gồm 6 vị Hoà Thượng và 57 chư Tăng. Về phía chư Ni gồm 2 Ni Trưởng cùng 53 chư Ni tham dự.

 

Một số hình ảnh tại buổi thuyết giảng ngày đầu tiên:

 

 

 

 

Ban TTTT Giáo đoàn III

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ