Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu

Khánh Hòa: Hòa Thượng Giác Minh trích giảng Pháp ngữ Tổ sư Minh Đăng Quang tại Khóa tu Giới Định Tuệ (lần II)

Tác giả: Ban TTTT Giáo Đoàn III.  
Xem: 2862 . Đăng: 26/09/2023In ấn

Khánh Hòa: Hòa Thượng Giác Minh trích giảng Pháp ngữ Tổ sư Minh Đăng Quang tại Khóa tu Giới Định Tuệ (lần II)

 

Pháp là pháp vốn xưa không pháp

Không pháp mà cũng pháp đó đây

Soi ra không pháp buổi nay

Pháp nào, pháp nấy, nào hay pháp nào.

Đó là những câu kệ mở đầu cho thời pháp thoại của HT. Giác Minh - Giáo phẩm Hệ phái, Trị sự phó, kiêm Phó ban Tăng sự Giáo đoàn III, Giám luật khóa tu, vào sáng ngày 21/9/2023 (nhằm ngày 07/8/Quý Mão), ngày thứ hai của khoá tu Giới-Định-Tuệ lần II, được tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Vạn (Khánh Hòa). Thông qua các câu chuyện thực tế đời thường và kinh nghiệm từ khi bước chân vào nhà đạo, Hòa thượng đã nhắn gửi các hành giả khóa tu về pháp, cách nói pháp và sự vận hành của pháp.

 

 

Hòa thượng khẳng định: "Không có pháp nào hay, cũng không có pháp nào dở, mà ứng cơ ứng lý, tùy theo đối tượng, môi trường, trình độ mà chúng ta lựa lời nói pháp khiến cho lời pháp đi vào lòng người, giúp họ chuyển hóa, an yên là thành công. Đây là cách mà các vị Khất sĩ đền ơn đàn-na tín thí, những người đã phát tâm cúng dường, hộ trì Tam bảo. Có câu “Món vay món trả phải đồng”, nếu không làm được điều này thì có nghĩa là ta đang mắc nợ các vị đàn-na tín thí ấy. Khi được ngồi an yên tu học ở nơi đây là ta đã mang ơn, mang nợ rất nhiều người. Đó là món nợ ân đức của Tam bảo, Tổ Thầy, cha mẹ, đàn-na tín thí đang hộ trì cho khóa tu, của Nhà nước giữ gìn an ninh trật tự để bảo vệ sự tu hành của các hành giả đúng với phẩm hạnh con người đạo đức. Do vậy, nếu hành giả không chuyên tâm tu học, không phải là người đạo đức, là có lỗi với chúng sanh, vạn loài". 

 

 

Có câu hát “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi”. Xác thân này là do tứ đại hợp thành, là do vay mượn mọi thứ của đất cát, bùn nhơ, nước đục, tinh cha, huyết mẹ để thành hình. Vậy nên chẳng có gì là “của tôi” hay “tự ngã của tôi” cả. Điều này cực kỳ quan trọng nhất là khi bước chân vào nhà đạo, như lời Đức Phật dạy, càng tu càng vô ngã là Niết-bàn. Thấy được chỗ đó mới là học pháp. Tổ sư Minh Đăng Quang cũng nói pháp nông sâu khó lường, đó là vì pháp lúc cạn lúc sâu, tùy căn cơ trình độ, thật khó dò tìm. Điều cốt yếu là khi vào tu, mình thể hiện như thế nào. Đừng mong cầu làm Phật, làm Tổ hay điều gì cao siêu, hãy cứ làm tròn bổn phận. Đệ tử làm tròn bổn phận của đệ tử, thầy làm tròn bổn phận của thầy, còn các pháp sẽ tự vận hành theo quy luật. Mặt khác, pháp Phật là Phật pháp bất định pháp, y nghĩa bất y ngữ. Tùy theo hoàn cảnh mà áp dụng lời Phật dạy một cách linh hoạt và đúng đắn, không thể cứng nhắc, áp dụng không phù hợp và sau đó dựa vào lời kinh mà lý giải, ngụy biện cho cái sai, cái cứng nhắc, chấp thủ của mình.

 

 

Bước chân vào cửa đạo để tu chỉnh mình, để chuyển nghiệp, là điều không dễ dàng. Bởi lẽ, điều mà mọi người vẫn hay gọi là nghiệp, thực ra là những thói quen được tạo tác từ thân-khẩu-ý trong quá khứ, đã được huân tập từ lâu đời. Do vậy, nếu không khéo tu sửa thì nó sẽ tức, sẽ gãy; còn nếu được tu chỉnh đúng cách thì qua thời gian sẽ trở thành người có giá trị. Ví như công việc chăm sóc cây cảnh, từ một cái cây bị gãy, xấu xí, không có giá trị nhưng sau khi trải qua thời gian được người trồng cây uốn, cắt, tỉa, chăm bón, tưới nước, sẽ có thể phát triển tốt, ra hoa tươi đẹp như những cây kiểng khác và được người xem định giá cao. Những điều đơn giản, bình dị này chính là pháp và nói pháp là vậy. Không cần phải nói điều gì cao xa, to tát mà trong ruột lại trống rỗng, không có giới, không có định, không có tuệ, đầy dẫy tham, sân, si, tật đố, kiêu căng, ngã mạn. Đó gọi là ngã. Khi đã có ngã thì thổi hơi vào, nhất định sẽ bể thôi. Bể thì hình vẽ cũng tan tành.

 

 

Nói về sự vận hành của pháp, Hòa thượng nhắn nhủ rằng, người ta có thể trốn chạy khỏi pháp thế gian nhưng pháp trong đạo thì không thể nào trốn khỏi, vì không thể nào thoát ra khỏi tòa án lương tâm của chính mình. Ở thế gian, người ta có thể dùng tiền để đổi trắng thay đen, nhưng giới luật nhà Phật thì không ai có thể làm như vậy. Làm sao mua được tòa án lương tâm? Đi đâu, làm gì, tối ngủ mắt nhắm nhưng não vẫn nhớ. Đến khi gần chết, nghiệp lực kéo đến, đòi báo ứng. Đó là tòa án lương tâm. Cho nên nói tu là sửa. Sửa từ thân tâm mình chứ không phải sửa ở bên ngoài, là phải sửa trong tâm sao cho được trong sáng vằn vặc như mặt trăng. Đó mới là Niết-bàn, đó mới là giải thoát, là cái an vui, tự tại.

 

 

Mặt khác, tiền tài hay danh vọng cũng chỉ là phù du, giả tạm. Khi đã có chút cái gọi là danh, nếu không khéo kiểm soát mình thì lại vô tình trưởng dưỡng bản ngã lớn. Một khi bản ngã lớn thì đưa mình đi xuống chứ không đưa mình đi lên. Phước đó, nếu mình ỷ lại thì qua thời gian sẽ trở thành bất thiện, cản trở người tu tập. Hơn nữa, nếu sự thật rằng chỉ cần có tiền tài, địa vị, vợ đẹp con xinh là đủ, thì Thái tử Sĩ-đạt-đa đã không bỏ giả mà tìm chơn. Ngồi dưới cội Bồ-đề, Ngài tìm ra ánh sáng của sự thật, của chân lý và bắt đầu thuyết giảng cho mọi người. Vì là chân lý nên trải qua mấy chục ngàn năm, lời dạy của Đức Phật vẫn còn vang vọng khắp năm châu thế giới. Đâu đâu nghe lời Phật dạy đều phải cúi đầu đảnh lễ.   

 

 

Đức Phật vẫn ngồi đó, nhưng là tôn tượng bằng xi-măng, cốt thép, còn pháp của Ngài là sự vận hành. Chúng ta dù tốt hay xấu, thiện hay ác… thì vẫn phải để pháp vận hành. Như trên bàn ăn, dọn ăn có cả thức ăn của Nam tông, Bắc tông, Khất sĩ, thì ta cứ tùy nghi mà chọn dùng thức ăn phù hợp với mình, có gì ăn nấy. Mỗi tông phái đều có những điều rất hay, do vậy mà còn tồn tại và phát triển đến hôm nay. Vì thế, chúng ta cần tôn trọng và phải biết cách khéo léo học hỏi, không rập khuôn, máy móc.

 

 

Chúng ta phải biết ứng cơ thuyết pháp. Như người giữ chuông, giữ khánh phải sống đúng theo Luật, không được sống theo tình cảm. Ví dụ, hết giờ thì người cầm khánh không cần nói gì hết mà chỉ nên cầm khánh đánh là được, dù lúc đó Giảng sư nói chưa xong bài pháp, lòng có thể sẽ buồn. Nhưng đó chính là việc làm tô điểm thêm tầm quan trọng của giới luật, nội quy của khóa tu. Không nên vì sợ Hòa thượng chủ giảng buồn mà hết giờ lại không dám đánh khánh. Hãy cứ làm tròn bổn phận của mình và để các pháp tự vận hành.

Cuối thời pháp, Hòa thượng nguyện cầu Tam bảo thường gia hộ cho các hành giả thân tâm an lạc, vạn sự kiết tường, tu hành gặt được nhiều thành công kết quả trên con đường hiến dâng vì chân lý này.

 

Một số hình ảnh tại buổi thuyết giảng:

 

 

 

 

 

Ban TTTT Giáo đoàn III

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ