Trang chủ > Đức Tổ Sư > Chơn Lý

Tánh Thủy

Tác giả: NT. Tuyết Liên (chuyển thơ).  
Xem: 3426 . Đăng: 06/01/2022In ấn

 

 

Tánh Thủy

 

 

 

 

QUÂN TỬ TÁNH NHƯ THỦY

Chí quân tử cửu châu lập nghiệp

Đại trượng phu tứ hải vi gia” [1]

Trượng phu bốn biển là nhà,

Chí người quân tử cao xa hơn người.

Có người gọi nước là trời,

Vì mắt kiếng nước tỏ soi muôn hình.

Mặt biển trời nước như  in

Chân trời, mặt biển nối liền với nhau.

Nước phản chiếu tầng không cao,

Bao la trời nước đẹp màu thủy vân.

Trời trên thanh nhẹ mênh mông,

Chớ trời đâu phải khoảng không, không cùng.

Võ trụ không gian bao trùm,

Dung chứa vô số địa cầu bên trong.

Không trên dưới, cứ xoay vòng,

Trên nhẹ là nước, dưới cùng đất dơ.

Trời trên đất dưới xưa giờ,

Là câu nói dạy trẻ thơ biết rằng:

Thiện đạo thiên đường trên không,

Như nước trong sạch lưu thông khắp cùng.

Ác là vô đạo không thông,

Như đất đoản ngắn không công chẳng bền.

Thiện là lý trí trên đầu,

Tinh thần như nước dạt dào mát trong.

Ác như vật chất đất bùn,

Giống như khám ngục bao vòng nhốt ta.

Quân tử trượng phu tức là,

Như trời như nước bao la vô cùng.

Khác hơn tiểu nhân thất phu,

Giống như hạt cát hang sâu hẹp hòi.

Giáo lý ấy dạy tâm người,

Thiên đường, địa ngục, tùy thời chuyển xoay.

I. Nước chất lỏng rất hòa hài,

Chan hòa tất cả thường hay nối liền.

Tánh nước mát mẻ tự nhiên,

Dầu bị đốt nấu vẫn hườn tánh xưa.

Người quân tử không bao giờ,

Để cái sân hận làm mờ mịt tâm.

Dầu ai gây gổ trách lầm,

Nóng chỉ giây phút thì tâm dịu liền,

Trở về tánh mát tự nhiên,

Không bị ảnh hưởng cảnh duyên cuộc đời.

Trí quân tử thật sáng ngời,

Như nước màu trắng không hề nhiễm ô.

Mặt nước bằng, không nhấp nhô,

Như sự im lặng chơn như công bình.

Đạo lý tự nhiên như in,

Sắc hình sáng rỡ dáng hình trượng phu.

Nước trong như lòng người tu,

Không mê danh lợi cho dù bị vương.

Nước lỏng nhẹ chảy có đường,

Như sự nho nhã tánh dường trượng phu.

Nhà thông thái luôn châu du,

Nước ngầm liên kết cho dù đất ngăn.

Nước một thể, không tách phân,

Cũng như nếp sống đại đồng bao la.

Không chia rẻ, chẳng rầy rà

Bác ái bình đẳng của nhà đạo tâm.

Nước có một màu sáng trong,

Như sự thanh bạch tấm lòng đạo sư.

Nước tự nhiên vị thanh tao

Biến sanh vạn vật khác nhau vị mùi.

Nghe pháp hiền thánh rất vui,

Lời tuy bình dị nghĩa mầu lý hay.

Từ đó sự sống muôn loài,

Thăng hoa phát triển sống đời lạc an.

Người ta có thể thiếu ăn,

Nhưng nếu thiếu nước chắc rằng không xong.

Không ác mọi người bình thường,

Mất thiện lành, phải tai ương khổ sầu.

Ao này, ao kia cách nhau,

Nhưng nước cũng có hang sâu thông đồng.

Đạo đức quân tử tương thông,

Thân tuy xa cách tinh thần hòa chung.

Nước bao giờ cũng thấm nhuần,

Giúp cho đất ẩm dính liền với nhau.

Không bị khô khan rã tan,

Giáo lý hiền thánh cũng đang giúp người.

Dạy khuyên cảm hóa lần hồi,

Cho người đoàn kết xa rời ác hung,

Thương nhau biết sống chung cùng,

Không còn chia rẽ dữ hung tương tàn.

Không ai chặt được nước làn,

Sau cơn bị động, một màn lặng yên.

Thể nước bằng phẳng như nhiên,

Không chi hề hấn không thiên, không dời.

Người quân tử cũng vậy thôi,

Không chi xao xuyến tâm người trượng phu.

Dầu người uống hay nấu khô,

Thể tánh của nước cơ hồ còn nguyên

Hoặc còn chất nước an yên,

Hoặc nước thay đổi tùy duyên  hóa hình.

Giọt mưa là mây sanh thân,

Trở về với nước cân bằng tự nhiên.

Khác nào người đạo tu hiền,

Bị ai cám dỗ đến miền lợi danh,

Nhưng rồi lòng đạo tịnh thanh,

Trở về với đạo chẳng bằng xác thân.

Cũng trở về bằng tinh thần,

Nên xứ quân tử luôn tăng lượng người.

Không thất lạc, không rớt rơi,

Người quân tử sẽ tìm nơi quay về.

Như nước biển tự bao giờ,

Vẫn giữ một mực không hề lưng vơi.

Nước của địa cầu đời đời,

Từ sanh đến hoại không vơi, không đầy.

Dầu nhiều hình thức đổi thay,

Y nhiên một mực không sai khác gì.

Nước trông hình thức nhu mì,

Tùy theo hoàn cảnh đổi thay dáng hình.

Nhưng có sức mạnh hãi kinh,

Như biển to lớn, như bình thủy năng.

Thủy lực sức mạnh cân bằng,

Không dư, không thiếu thường hằng như nhiên.

Khác nào trượng phu đức hiền,

Cư xử đời đạo không thiên bên nào.

Nước nhiều tính năng khác nhau,

Là cha mẹ, cũng khác nào như con.

Nước là chúa tể sinh tồn,

Là thầy dạy đạo linh hồn chúng sanh.

Tất cả do nước mà thành,

Chữ QUÂN tên gọi chỉ rành người trên.

Chữ TỬ là tự mình xưng,

Mà đạo quân tử thường năng giúp người.

Sanh sản giáo hóa muôn loài,

Vô cùng cao quý người người kính tôn.

Nước tuy lỏng nhẹ yếu mềm,

Tùy duyên uốn lượn, khác hình nhỏ to.

Như sợ sệt để mặc cho,

Tự người quyết định, không do tự mình.

Nước là sự sống chúng sanh,

Tùy theo duyên cảnh mới năng bền dài.

Quân tử thắng cái độc tài,

Dốt nát ngang bạo không hay của mình.

Sự thắng phục thật thông minh,

Thật là mới mẻ lạ lùng vô song.

Người quân tử được thành công,

Do nơi tính chất hòa đồng mọi nơi.

Như mưa, nước chảy cuốn trôi

Bao nhiêu bùn đất lần hồi xuống sông.

Đất càng thấp, nước trồi dâng,

Nước ở trên đất, trên từng không gian.

Đất thấp thì nước phủ tràn,

Dù nơi hố thấp, hay đang trên đồi.

Mây là hơi nước cao rồi,

Đến khi mưa xuống nước trời phủ giăng.

Thiện là đầu, ác là chân,

Nước trên đầu, đất dưới chân mọi người.

Người quân tử cũng vậy thôi,

Chúng sanh tôn trọng như ngồi trên cao.

Người đem của cải vun vào,

Nâng cao cái thiện cùng nhau tu hành.

Nước là đạo, là thiện lành,

Đạo pháp giăng bủa chúng sanh tôn thờ.

Bản chất nước là sống đời,

Tánh của quân tử, tâm người giác chơn.

Thân của trời, trí người khôn,

Xưa bậc hiền triết, dạy người học theo,

Tánh nước ăn ở thuận chìu,

Đặt tên nước để nhớ điều tu tâm.

Nước là đạo, đạo là dân,

Đạo là tâm thủy phải cần nghiệm suy.

Chỉ cho tánh nước đường đi,

Cho người hiểu đạo sống vì nhân dân.

Đâu phải đánh giết giành ăn,

Đâu phải tranh đấu giành phần đất đai.

Mong rằng tất cả ai ai,

Tu theo tánh nước quý thay cuộc đời.

Nước có đất gọi đất dơ,

Quân tử không bị lợi nhơ nhấn chìm.

Xả bỏ lợi xuống dưới chân,

Hoặc là xô dạt hai bên mé lề.

Nước chẳng chịu chứa chất nhơ,

Dù người giặt rửa cái dơ vào lòng,

Thì sự yên lặng không không,

Cái dơ lóng xuống nước trong như thường.

Điềm tỉnh là pháp chủ nương,

Gạn lọc phiền não tâm thường an nhiên.

Nước dơ tự lắng tự yên,

Nói làm xô đẩy theo duyên sạch dần.

Chớ chẳng sát phạt nặng lòng,

Đồ dơ lấy nước rửa xong nhẹ nhàng.

Người dơ nhờ nước sạch an,

Tâm nhơ phải tự biết làm sạch trong.

Uống nước thì nghe mát lòng,

Tắm nước làm sạch, gần sông mát người.

Nghe đạo lý được vui tươi,

Gần đạo thì được nghe lời pháp âm.

Gần quân tử được nhẹ lòng,

Dùng pháp lý gội rửa tâm sạch phiền.

Nước ao, nước rạch, nước nguồn,

Đổ vào biển cả tự nhiên hòa đồng.

Bao nhiêu tông giáo pháp môn,

Đều đến mục đích niết bàn chơn như.

Người đến cảnh đạo điều nhu,

Không còn chia rẽ phạm trù với ai.

Màu chúng sanh, màu Như Lai,

Chỗ ở tất cả là nơi niết bàn.

Trước sau rồi cũng tịnh an,

Ai rồi cũng đến cuối đàng chơn như.

Nước biển bay lên trên cao,

Làm mây mưa rưới rạt rào nhân gian.

Theo sông về biển bình an,

Phận việc như thế ai toan sắp bày,

Xoay tròn từ nước làm mây,

Mây mưa rưới xuống sông ngòi gần xa.

Biển vẫn xoay vòng mãi mà,

Một màu, một vị, mặn mà lâu năm.

Chất mặn dơ ấy hóa lần,

Ra sắt đá, cũng như tâm người hiền.

Lọc sạch cái dơ não phiền,

Chỉ còn thiện pháp vui yên giúp đời.

Ban rưới cho khắp nơi nơi,

Như mây khí, như nước trời sạch trong.

Chất dơ dằn đáy lót chân,

Thành ra sắt đá, người cần tu tâm

Phận việc người tu phải làm,

Sàng lọc các pháp để làm nước trong.

Phải như vậy mới là rồng,

Ở trong biển, phún nước trong giúp đời.

Nước biển thì không bao giờ,

Chứa tử thi hoặc vật nhơ trong lòng.

Các vật ấy, nước biển khơi,

Lọc thành đất đá nổi cồn cù lao.

Nước thì không chứa món nào,

Tâm của nhà đạo khác nào nước đâu.

Không không trống rổng làu làu,

Cũng như nước mát một màu không dơ.

Biết có đạo lý tôn thờ,

Xem thân, của cải chất dơ bên đường.

Đặng thong thả lo đảm đương,

Việc chung thiên hạ, trí thường rảnh rang.

Người ta thường tắm mưa chan,

Nước rưới đầu mát khỏe nhàn tấm thân.

Đất rớt trên đầu họa căn,

Sẽ bị tai hại như rằng không sai.

Lời đạo ban rưới quý thay,

Lời ác trược dạy ai ai khổ nàn.

Tôn trọng lẽ phải nhẹ nhàng,

Tôn trọng cái ác sẽ càng khổ nguy.

Nước không chôn được tử thi,

Chỉ có đất cát chỗ ni chôn người.

Lợi danh là chỗ chôn người,

Còn người quân tử sống đời bền lâu.

Cái thiện dung chứa nhiệm mầu

Làm ác sẽ chết có đâu trường tồn.

Kẻ thiện không bị chết, chôn.

Cái thiện chẳng có giết chôn mọi người.

Bảo tố nước đục dâng trào,

Tràn vào hòa lẫn nước ao trong lành.

Vào rồi tự lắng, tự thanh,

Theo như tánh nước trong thanh ban đầu.

Cũng thế xứ có đạo mầu,

Người tham lợi đến cũng đâu ngăn rào.

Vào ở yên, hết lao xao,

Nên cũng tự sống như bao nhiêu người,

Không có vật chất gọi mời,

Tự tâm an định thảnh thơi an nhàn.

Xứ quân tử không giàu sang,

Không dư dã, không khoe khoang ồn ào.

Nước trong không cợn bụi hồng,

Không ai cấm cản tự lòng quy tâm.

Trộm cắp, chiến tranh dữ hung,

Không hề có ở nơi vùng đất tu.

Nước trong ai cũng quý như,

Người có đạo đức đến đâu người nhờ,

Bằng như khi gặp nước dơ,

Ngập tràn tuôn chảy tràn bờ ao trong.

Lấy đất đắp bờ để ngăn,

Không cho nước đục lẫn vào nước trong.

Như kẻ tham lợi giựt giành,

Xâm nhập phá bỏ đạo lành thuần lương.

Nên đem của giúp ngăn đường,

Ngăn từ ngoài cửa mới thường được an.

Nước đục dơ chảy lan tràn,

Như sự sôi nổi tham lam của tiền.

Hãy dùng vật chất làm duyên,

Đắp bờ cao ráo ngăn đường nước kia.

Đường đi trên đất cao kìa,

Đạo trên vật chất, đạo lìa lợi danh.

Đất là chỗ để sẳn dành,

Chôn kẻ đã chết, chết thành thây ma.

Khác nào địa ngục hành hà,

Người mê vật chất như là bị giam.

II.       Nước và đất rất khác nhau,

Đất là chất bỏ lóng vào đáy sông.

Là cặn bả của nước trong,

Người mê vật chất cũng đồng khác đâu,

Con trong bụng mẹ ban đầu,

Chịu cảnh ngộp đắm khổ sầu mê man.

Động chạm nước có tiếng vang,

Nhưng rồi tan biến như thường vô thanh.

Quân tử lừng lẩy tiếng danh,

Và rồi im lặng phẳng bằng như không.

Khác hơn đất động ầm ầm,

Sau đó vết tích thâm trầm đớn đau.

Như kẻ làm ác hại nhau,

Thì sự oan trái theo sau còn hoài.

Nước như đạo có đường dài,

Đất là vô đạo không hay có đường.

Đất do nước lóng nuôi sanh

Nước như bà mẹ hiền lành siêng năng.

Đất như đứa con tối tăm,

Dại khờ, mê muội chưa thành người khôn.

Con khờ hại mẹ chẳng nhơn,

Mẹ lành tha thứ cho con sự thường.

Lấy đất liệng xuống nước trong,

Nước vẫn thường tại, đất không còn hình.

Kẻ ác tự hại lấy mình,

Kẻ lành thì vẫn an bình như nhiên.

Không ai nở hại kẻ hiền,

Còn kẻ làm ác tự phiền lụy thân.

Đất có cao thấp nhiều tầng,

Người ta cuốc đất cho bằng như nhau.

Không ai cuốc nước tại sao?

Bởi vì nước vẫn bằng nhau xa gần.

Người thương cái thấp ban ân,

Ghét cái cao, bởi đa phần ỷ khôn,

Cũng như vì sự sinh tồn,

Người làm ác để bảo tồn cái ta.

Cuốc đất gieo giống ác tà,

Cũng vì cái lợi mà ra khổ hình.

Ăn đắng cay, khổ bệnh sanh,

Bởi vì cái lợi đã thành món ăn.

Tranh lợi khổ bệnh hoành hành,

Vẫn tranh, vẫn cuốc để giành chỗ chôn.

Khác nào con dế đào hang,

Cố moi lấy chỗ vô tình chôn thây,

Người giẩm đạp nào có hay,

Rã hình tan xác nào ai thương dùm.

Đất sụp đổ, chỗ chôn thân,

Thế mà ít kẻ ly trần bay cao.

Lắm kẻ đội đất trên đầu,

Đưa cái vật chất lên cao phủ trùm,

Để tự chôn giết tâm mình,

Rồi lại giẩy giụa tự mình hung hăng.

Đất cao làm vách phênh ngăn,

Vì cao mới phải ngã lăn không còn.

Gia đình, xã hội khác nào,

Tranh đua, chen lấn tự đào hố chôn.

Đất không động, tự nứt toang,

Như vì danh lợi nhân hoàn đua tranh.

Đất sanh thú, đất làm hang,

Chỗ ở của thú, cùng hàng quỷ ma.

Giống như cảnh giới người ta,

Cũng vì vật chất, gian tà trổi lên.

Trẻ sanh ra rớt trên nền,

Người đi trên đất, dọn đường khai thông.

Người quét rác vất thảy xong,

Khác nào chướng ngại của lòng tham lam.

Người vì lợi phải chết oan,

Dẹp chướng ngại, nuôi người hiền lợi hơn.

Người có học sẽ vượt lên,

Cảnh giới rộng sạch theo duyên xa dài.

Từ đất sanh cỏ thú người,

Đất cũng năng chứa vàng hay ngọc ngà.

Dầu mang ơn đất như là

Cũng phải giẩm đạp cùng là xới vun.

Cái ác quấy như đất phân,

Giúp cho kẻ trí tinh thần mạnh hơn.

Tuy nó vậy khi cần dùng,

Khi hư thì bỏ, chẳng cần nhắc ơn,

Đời của nó thật bất công,

Hy sinh, tôi mọi người không thương tình.

Người trí không cất để dành,

Chỉ là vật chất bụi hồng gió lay,

Chớ nó nào biết nào hay

Cái chủ, cái sống, cái hay của mình.

Nước là bà mẹ hiếu sinh,

Đất như con nhỏ vô tình chết trơ.

Đất như kẻ ở trong tù,

Nước là bà mẹ châu du thanh nhàn.

Nước lớn vì nước mênh mang,

Đất nhỏ vì đất chỉ từng hạt thôi.

Đời sống của đất để rồi,

Lớn và biến đổi  lần hồi tiến lên.

Đất như thân sống cần ăn,

Nếu mà thiếu nước đất lần chết trơ.

Nước mát ví thể linh hồn,

Đất như xác thịt thiếu hồn thành điên.

Sự thiện ác cũng như nhiên,

Nước trên, đất dưới, giữa duyên loài người.

Người là đạo mực trung thôi,

Trên ác, dưới thiện theo hồi thời gian.

Sự sống sạch sẽ phẳng bằng,

Xa dài rộng lớn pháp lành gồm thâu.

Dứt đi ác nhỏ buổi đầu,

Con đường giác ngộ vui câu thiện lành.

Gọi là đạo Phật cao thanh,

Chánh đẳng trung đạo mới thành chủ nhân.

Hột giống tứ đại vun bồi,

Sanh thành dưỡng dục đến hồi thành công.

Có nước mới có đường thông,

Con đường giác ngộ của trong muôn loài.

Đạo quân tử, đạo của người,

Đạo làm con ai cũng trọng người như vua.

Thật hành giác ngộ đại thừa,

Đừng thiên ác thiện, chỉ vừa trung dung.

Đừng làm cái đất dữ hung,

Cái nước trôi chảy không công ích gì.

Phải như cây sống kiên trì,

Rút thâu nước đất nuôi cây lá cành.

Đến có hột khô để dành,

Chơn như bất diệt mới thành sống chơn.

Cái sống đời đời chánh chơn,

Tạo nên cái sống giữa trong cõi trần.

Bởi có nước, đất sanh thân

Nhờ gió lưu chuyển, nước thành tánh ta,

Trí gió nhờ lửa sanh ra,

Tâm ta là lửa sanh từ đất kia.

Tánh nước mát giúp sân lìa,

Trí gió thổi quét thân ta sạch làu.

Sống như nước gió trên cao,

Thì được thiên hạ đón chào hoan nghênh.

Ai muốn làm trời bề trên,

Xa đất lửa, gần nước (gió) thanh mát người.

Còn như ta muốn đến nơi,

Quả Phật toàn giác, bậc người toàn năng.

Thì cũng nên nhớ ra rằng

Ứng dụng tứ đại thường hằng để tu.

Thân, tâm, trí, tánh điều nhu

Nước, đất, lửa, gió dụng từ cảnh duyên,

Đừng nhiều ít sanh lụy phiền,

Dung hòa tất cả đạo thiền mới thông.

Sống trong đời pháp dung thông

Có nóng, có mát mới không khổ nàn.

Thái quá, bất cập không an,

Bốn mà thiếu một lại càng không nên,

Sống giác ngộ mới bình yên,

Biết sống, có sống, đủ duyên sống đời.

Học đất nước, hiểu được rồi,

Hiểu cả lửa gió đến hồi toàn chân,

Người biết rõ cả bốn phần,

Đất, nước, lửa, gió chánh chân Phật thừa.

Mỗi người biết dụng cái vừa,

Để được làm Phật nẻo xưa quay về.

Cõi đời trở nên xinh xuê,

Chính là xứ Phật quy về điểm chung,

“MỘT LẼ SỐNG” thật thanh trong,

Là Phật,  TÁNH THỦY mát lòng nhân sanh./.

 

[1] Nguyên văn trong chơn lý của Đức Tổ Sư

 

 

Tác giả: Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang

NT. Tuyết Liên chuyển thơ

 

-----oo0oo-----

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

BÀI LIÊN QUAN

Học Chơn Lý  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 1992 xem)

Lục Căn  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 4512 xem)

Trên mặt nước  ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 2808 xem)

Chơn Lý - Tổ sư Minh Đăng Quang (Sách PDF)  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 69152 xem)

Chơn Lý 51 - Quan Thế Âm  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 34507 xem)

Chơn Lý 1 Võ Trụ Quan  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 25354 xem)

Lời Giới Thiệu Chơn Lý  ( Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên , 16851 xem)

Tinh hoa Chơn lý  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 14523 xem)

Chơn Lý 63 - Đạo Phật Khất sĩ  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 9278 xem)

Chơn Lý 64 - Khổ và vui  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 9246 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ