Trang chủ > Đức Tổ Sư > Chơn Lý

Lời Giới Thiệu Chơn Lý

Tác giả: Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên.  
Xem: 17121 . Đăng: 08/03/2016In ấn

Lời Giới Thiệu Chơn Lý

 

 

 

Phật giáo miền Nam Việt Nam trong những thập niên 30 – 40 thế kỷ XX đã chứng kiến một giai đoạn khởi sắc với sự hình thành và phát triển của các dòng truyền thừa, sự xuất hiện của các bậc cao Tăng đạo hạnh, chơn tu giải thoát, trong đó có nhà “Du Tăng Khất Sĩ” ở Việt Nam.

Dòng truyền thừa này do đức Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng với tâm nguyện nối truyền theo Chánh giáo của Đức Phật Tổ Thích-ca Mâu-ni.

Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, thế danh Nguyễn Thành Đạt, tự Lý Hườn, sanh năm 1923; là con của cụ ông Nguyễn Tồn Hiếu và cụ bà Phạm Thị Nhàn; sinh trưởng tại tỉnh Vĩnh Long - miền Nam nước Việt. Thưở thiếu thời, bẩm thụ được nền đạo đức kính Phật trọng Nho. Đến năm 1942 Tổ xuất gia tầm đạo, chu du nhiều nơi, tham vấn rộng khắp.

Trải qua thời gian nghiên cứu và thực nghiệm, Tổ chứng đạt đạo mầu, tỏ thông con đường giải thoát. Ngài đứng ra dung nạp những phần tinh túy đặc sắc giữa hai phái Nam tông và Bắc tông Phật giáo, thực hành theo đường lối Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam.

Trên tinh thần dung hợp đó, đức Tổ sư phát nguyện hoằng dương Chánh Pháp trong nước, truyền bá sang các nước lân cận cùng khắp thế giới theo nguyện lực tự giác giác tha của chư Phật.

Tổ sư dạy: Khất sĩ đi xin để răn lòng tội lỗi. Đi xin để đền nghiệp cũ, đặng sớm nghỉ ngơi, mau hết vốn lời. Đi xin để nhịn nhường bố thí của cải lại cho chúng sanh. Đi xin để làm gương nhơn quả tội lỗi cho chúng sanh ngừa tránh. Đi xin để đừng phạm tội lỗi mới. Đi xin để có thì giờ ăn học. Đi xin để giáo hóa chúng sanh. Đi xin để không tự cao dốt nát, danh lợi, sắc tài. Đi xin để giải thoát phiền não, và để un đúc tâm hồn, rèn luyện chí hướng, tập sửa bản năng. Có đi xin mới có từ bi hỷ xả, trí huệ thông minh, cõi lòng mát dịu, rộng mở bao la, lặng yên sạch sẽ. Có đi xin ăn học mới là thiện, kẻ không đi xin thất học là không thiện. Người đi xin ăn học quý hơn là kẻ ở học một chỗ, học có người nuôi, thiện hơn là người tự nói làm ác quấy để ăn học. Có đi xin mới học được chơn lý, là môn học quý nhứt, hơn các lối học khác mênh mông. Chỉ có chơn lý mới là đường đi ngay, mới tạo nên người thật học, được học đúng đắn vĩnh viễn (Chơn Lý “Khất Sĩ”).

Đức Tổ sư theo tông chỉ đó mà thực hành giáo lý Y bát chơn truyền, hiện thân Du Tăng Khất Sĩ ở miền Nam Việt Nam. Dấu chân hoằng hóa của Ngài khởi đầu tại làng Phú Mỹ - Định Tường, sau đó là Sài gòn - Chợ Lớn - Gia Định, rồi lần lượt các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ.

Tổ sư hoằng hóa đến địa phương nào thì nơi đó đạo tràng Tịnh xá được xây dựng với bóng dáng hiền hòa của những nhà sư Khất Sĩ trong chiếc y vàng của truyền thống xa xưa. Nhà Du Tăng Khất Sĩ hoằng hóa đến đâu thì nơi đó mưa Pháp xối chan, người người quy kính, thấm dần đạo lý giải thoát cao siêu, nhân sinh thêm an vui lợi lạc. Lối tu tịnh hạnh giải thoát của Tăng đoàn Khất Sĩ được giới Tăng đồ và thiện hữu trí thức kính phục tán thành, quy hướng và hết lòng phụng sự, nâng cao chân tinh thần Phật giáo.

Thôi thúc bởi bổn nguyện độ sanh vô bờ bến, bởi tấm lòng từ ái vô biên tế, Tổ sư tận lực hoằng hóa, không một ngày dừng bước, không một phút xao lãng. Khi thì trì bình khất thực thân giáo nêu gương, khi thì dạy đạo cho chư đệ tử Tăng Ni giải thoát, khi thì thuyết pháp khuyến tu cho bá tánh cư gia sống đời hiền thiện. Để ghi đậm nét những lời đạo đức cao quý vào tâm trí đồ chúng, Tổ sư đã tự thân viết tóm gọn lại những bài thuyết giảng rồi cho in ra ấn tống. Nhờ vậy nguồn đạo pháp khai mở, chẳng bao lâu mà bóng y vàng lan tỏa, già lam tịnh xá phủ bóng nhiều nơi.

Ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (PL. 2497 – DL. 1954), một nhóm người ngoại đạo bắt Ngài đem đi biệt tích. Vượt lên trên nỗi đau buồn, đệ tử Tăng Ni Khất Sĩ khắc ghi, phụng hành những lời Ngài dạy, nghiêm trì giới luật qui điều, tinh tấn tu tập theo chí hướng đường lối mà Ngài đã khai mở. Nhờ vậy mà giáo lý Y Bát Khất Sĩ tiếp tục phát huy và lan tỏa nhiều nơi.

Bộ Chơn Lý do Tổ sư biên soạn được hầu hết các bậc trí thức khi nhận ra giá trị đều nói rằng kho Pháp bảo quý báu vô giá trong vũ trụ, ngoài bậc Phật, Bồ-tát ra đều là những kẻ rờ mó bên ngoài. Nay đức Ngài có chìa khóa và đã mở được cửa, và chính những quyển Chơn Lý triết lý này là những vật báu trong kho ấy.

Đáng tiếc một điều là các nhà thức giả khó tìm ra trọn bộ Chơn Lý để tiện bề khảo cứu những gì ẩn tàng sâu xa trong những lời mà đức Tổ sư đã khai thị và ghi lại. Tuy từ ngày đức Tổ sư vắng bóng đến nay, Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ tổ chức tái bản nhiều lần để ấn tống, nhưng cũng không đủ đáp ứng nhu cầu. Nhiều nhà thiện tâm trí thức các nơi trực tiếp đến hoặc viết thư thiết tha yêu cầu Giáo hội tái bản lại trọn bộ, tạo điều kiện cho quý vị được thỉnh về nghiên cứu tu học.

Theo tôi, bộ Chơn Lý này có giá trị rất lớn, vì nó là then chốt mở cửa kho trí tuệ vô cùng tận, gồm có đủ tâm thức, lý sự, nội ngoại, trần duyên, chân giả… thật là ánh minh quang chánh đại, một tinh thần siêu xuất với lý chơn không rốt ráo và giải thoát cứu cánh hoàn toàn. Cũng có thể nói rằng bộ Chơn Lý là kho tàng gia bảo quý báu vô giá, là kim chỉ nam cho kẻ đi biển, là bức họa đồ cho kẻ lạc rừng.

Nhân tiện hôm nay ngày mùng 1 tháng 2 - Đại lễ Tưởng niệm 18 năm vắng bóng đức Tổ sư Minh Đăng Quang, chúng tôi hàng đệ tử của Ngài muốn bảo tồn những kim ngôn ngọc ngữ mà Ngài truyền dạy, nên ra công kết tập những bài Chơn Lý lại thành trọn bộ, chữ to lớn rõ ràng, bìa cứng chắc đẹp đẽ, để gìn giữ về sau không thất lạc.

Tôi xin thành thật tán thán và cảm tạ tri ân quý Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng Ni trong Giáo Hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam cùng các nhà thiện tâm Phật tử bốn phương đã và đang tận tâm tận tình cổ động, ủng hộ giúp đỡ việc in kinh ấn tống ‘Ban hành pháp thí’, truyền bá đạo đức, nhờ vậy mà từ trước đến nay Pháp sự in kinh ấn tống liên tục phát triển, quảng bá hạt giống từ bi trí tuệ, góp phần lợi lạc cho nhơn sinh xã hội.

Đối với công đức vô lượng vô biên này, chúng tôi vận tâm thù thắng hồi hướng cầu nguyện cho thân quyến, Cửu Huyền Thất Tổ của quí vị ân nhân, cùng tất cả chúng sanh trong mười phương ba cõi, kẻ âm siêu thoát, người sống bằng an, phước huệ vẹn toàn, quả vô thượng Bồ- đề sớm mau chứng đắc.

 

 Xuân Tân Hợi, Phật lịch 2515 (1971)

TM. HỘI ĐỒNG GIÁO PHẨM GHTGKSVN

 

Hòa thượng Pháp sư GIÁC NHIÊN

 

BÀI LIÊN QUAN

Tinh hoa Chơn lý  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 15099 xem)

Chơn Lý 63 - Đạo Phật Khất sĩ  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 9906 xem)

Chơn Lý 64 - Khổ và vui  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 9730 xem)

Chơn Lý 61 - Hòa Bình  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 6450 xem)

Chơn Lý 66 - Pháp học Cư sĩ  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 9171 xem)

Chơn Lý 62 - Lễ giáo  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 8218 xem)

Chơn Lý 49 - Pháp Tạng  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 8003 xem)

Chơn Lý 13 - Y Bát Chơn Truyền  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 10235 xem)

Chơn Lý 32 - Đi Tu  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 8418 xem)

Chơn Lý 38 - Nguồn Đạo Lý  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 7130 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ