Trang chủ > Đức Tổ Sư > Chơn Lý

Chơn Lý 66 - Pháp học Cư sĩ

Tác giả: Tổ sư Minh Đăng Quang.  
Xem: 11285 . Đăng: 01/02/2015In ấn

CHƠN LÝ 66

 

PHÁP HỌC CƯ SĨ

 

Tổ sư Minh Đăng Quang

 

 

I

BỐN CÁI DƠ BẨN

 

1. Sát sanh.

3. Tà dâm.

2. Trộm đạo.

4. Vọng ngữ.

 

BỐN CÁI DỤC LÀM ÁC.

 

1. Tư vị.

3. Vô minh dốt nát.

2. Giận hờn

4. Sợ sệt.

 

SÁU CÁCH PHÁ TAN CỦA CẢI

 

1. Vô độ.

3. Chơi bạn xấu.

5. Biếng nhác.

2. Ham hát xướng yến tiệc hội hàng.

4. Cờ bạc.

6. Đi đêm.

 

VÔ ĐỘ SANH RA 6 CÁI HẠI

 

1. Bần cùng.

3. Bịnh hoạn.

5. Chuyện tồi tệ.

2. Gây gỗ.

4. Tánh xấu xa.

6.  Mất đức quí.

 

HAM HÁT XƯỚNG YẾN TIỆC HỘI HÀNG SANH RA 6 CÁI HẠI

 

1.

Cả đời chỉ lo coi bữa nay người ta khiêu vũ ở đâu.

2.

Người ta ca ở đâu.

3.

Người ta đánh nhạc ở đâu.

4.

Người ta hát ở đâu.

5.

Người ta múa ở đâu.

6.

Và có cái gì ở đâu đặng coi hay không.

 

CHƠI BẠN XẤU SANH RA 6 CÁI HẠI

 

1.

Chỉ có bậu bạn những đứa bậy bạ.

2.

Đứa cờ bạc.

3.

Đứa chơi bời.

4.

Đứa lường gạt.

5.

Đứa khốn nạn.

6.

Đứa không kể luật nước.

 

CỜ BẠC SANH RA 6 CÁI HẠI

 

1.

Ăn thì tham.

2.

Thua thì buồn.

3.

Nó phá lần gia sản của nó.

4.

Nó thưa quan không nghe.

5.

Cha mẹ bà con và quen lớn khinh khi nó.

6.

Người ta không gả con cho nó, vì lời tục có nói: “Kẻ đánh bạc không nuôi nổi người đàn bà”.

 

BIẾNG NHÁC SANH RA 6 CÁI HẠI

 

1.

Nó nói lạnh quá làm không được.

2.

Nực quá làm không được.

3.

Sớm quá làm không được.

4.

Trễ quá làm không được.

5.

Cả đời cứ như vậy mãi.

6.

Nó bỏ bê phận sự, không góp vô mà cứ xài ra.

 

ĐI ĐÊM SANH RA 6 CÁI HẠI

 

1.

Mạng nó bị hại.

2.

Của cải không ai giữ gìn.

3.

Vợ con không ai chăm nom.

4.

Người ta nghi nó tới lui mấy chỗ không tốt.

5.

Người ta đồn xấu nó.

6.

Nó sẽ buồn rầu và hối hận.

 

BẰNG HỮU

 

Bằng hữu nhiều kẻ chỉ là bậu bạn vui chơi, nhiều kẻ là bạn giả dối. Bạn thật là kẻ vẫn trung thành với mình, khi mình cậy nhờ đến họ. Kẻ nào kết bạn với phường ham làm ác, kẻ nào làm việc ác, kẻ ấy lụy đời này và các đời khác nữa.

 

KẺ NGHỊCH GIẢ TRÁ LÀM TUỒNG BẰNG HỮU, CÓ BỐN THỨ

 

1. Thứ dục lợi

2. Thứ vô dụng

3. Thứ nịnh hót

4. Và thứ chơi bời.

 

THỨ DỤC LỢI

 

Có bốn cách tỏ ra là đứa bạn giả

1.

Nó đeo theo ta mà lấy của.

2.

Nó bắt ta đưa ra nhiều mà nó phát ra ít.

3.

Nó làm bộ ở thật, là bởi nó sợ ta mà thôi.

4.

Và nó giúp ta vì mối lợi của nó.

 

THỨ VÔ DỤNG

 

Có bốn cách tỏ ra là đứa bạn giả

1.

Nó khoe cái nó đã muốn làm cho mình.

2.

Nó khoe cái nó tính làm cho mình.

3.

Nó khoe giỏi đủ điều.

4.

Mà mình chừng muốn nhờ nó chút gì, thì nó kiếm thế thối thác rằng nó làm không được.

 

THỨ NỊNH HÓT

 

Có bốn cách tỏ ra là đứa bạn giả

1.

Nó khen mình khi mình làm bậy.

2.

Nó khen mình khi mình làm phải.

3.

Nó khen mình trước mặt.

4.

Và nó chê mình sau lưng mình.

 

THỨ CHƠI BỜI

 

Có bốn cách tỏ ra là đứa bạn giả

1.

Nó theo mình trong việc ăn uống.

2.

Nó đi đêm khắp châu thành.

3.

Nó theo mình đến những chỗ chơi bời.

4.

Và đến nơi chứa bạc.

Người khôn biết chúng nó là những bậu bạn dục lợi, vô dụng, nịnh hót, chơi bời, lánh xa chúng nó, cũng như tránh đường đầy những hầm hố.

Bạn thật là người sốt sắng, bao giờ cũng không đổi tánh, dầu mình giàu hay mình nghèo, khuyên mình, và lấy lòng thương mà bao phủ mình.

 

BẰNG HỮU SỐT SẮNG

 

Có bốn cách tỏ ra là người bạn thật:

1.

Coi chừng mình khi mình yếu sức.

2.

Giữ của cho mình khi mình bơ thờ.

3.

Giúp nơi trú ngụ cho mình trong cơn rủi ro.

4.

Và như giúp được người tầm cách làm cho mình thêm giàu.

 

BẰNG HỮU KHÔNG ĐỔI TÁNH, DẦU MÌNH GIÀU HAY NGHÈO

 

Cóù bốn cách tỏ ra là người bạn thật:

1.

Giao sự kín cho mình.

2.

Giữ nhẹm sự kín của mình.

3.

Không bỏ mình lúc buồn.

4.

và xã thân mà cứu mình.

 

BẰNG HỮU KHUYÊN MÌNH

 

Có bốn cách tỏ ra là người bạn thật:

1.

Đánh đổ tật xấu của mình.

2.

Đốc sức mình làm lành.

3.

Dạy mình, chỉ cho mình đường đạo.

4.

Đưa mình đến các cõi đạo.

 

BẰNG HỮU LẤY LÒNG THƯƠNG MÀ BAO PHỦ MÌNH

 

Có bốn cách tỏ ra là người bạn thật:

1.

Chia khổ với mình.

2.

Chia vui với mình.

3.

Xen vào ngăn cản những kẻ nói quấy mình.

4.

Hoan nghinh những kẻ nói phải mình.

Người khôn biết bạn thật là những kẻ sốt sắng, trung thành, khuyên lơn và thương yêu mình, nên gần bạn cũng như mẹ gần con.

Người khôn theo sự công chánh, được sáng rỡ như ngọn lửa đỏ.

Mặt trời đã lên cao mà còn ngủ, dâm dục, oán người, ghét người, bỏn sẻn, đi lại những chỗ xấu, sáu cái đó lôi người ta đến chỗ nguy.

Đánh bạc, dâm dục, ham hát xướng yến tiệc, hội hàng, ngủ ngày, đi đêm, chơi bạn xấu và bỏn sẻn, saú cái đó làm cho tàn mạt.

Kẻ đánh bạc, chơi vợ người, say rượu, theo bạn hung ác, và chẳng trọng thánh hiền, kẻ ấy bị khốn, lụn bại cũng như bóng trăng lặn.

Kẻ nào cứ say sưa, thì trở nên nghèo hèn, càng uống rượu, nó càng thèm mãi, nó đắm đuối trong đám nợ, cũng như người chìm dưới nước và nó lôi cuốn luôn cả gia quyến nó vào cảnh cơ hàn.

Kẻ ngủ ngày đi đêm, say sưa và dâm dục, không có sức nuôi lấy một gia đình.

Kẻ nào cứ nói nóng quá, lạnh quá và bỏ phần việc mỗi ngày, kẻ ấy phải mang nghèo, mà kẻ nào xử tròn phận sự làm người, coi sự nóng lạnh như rơm rác, kẻ ấy hưởng sự yên vui sung sướng.

Cũng như con kiến làm hang, con ong làm mật, người khôn tom góp tài sản của mình, tom góp khéo như thế, nào ai dám chê trách nhà mình.

Người ấy phải chia của ra làm bốn phần: một phần để dùng việc tư, hai phần để dùng về việc làm ăn, và phần thứ tư để dành khi thất lợi.

 

CON CÓ 5 CÁCH THỜ CHA MẸ

 

1.

Lo cho các sự cần dùng, cũng như trước kia cha mẹ đã lo cho mình.

2.

Thay mặt cho cha mẹ trong các phần việc nhà.

3.

Phải đáng là người nối nghiệp cha mẹ.

4.

Coi sóc gia tài của cha mẹ.

5.

Khi cha mẹ đau thì lo thuốc men, và khi cha mẹ mãn phần, thì hằng kỉnh trọng trong lòng.

 

CHA MẸ CÓ 5 CÁCH THƯƠNG CON

 

1.

Nuôi con cho phải thế.

2.

Tránh cho con những tật xấu.

3.

Lo cho con học cho thông.

4.

Gả cưới cho con đáng nơi.

5.

Và đến lúc phải thời, thì giao gia thế lại cho con lo toan với.

 

TRÒ CÓ 5 CÁCH THỜ THẦY DẠY HỌC

 

1.

Đứng dậy trước mặt thầy.

2.

Hầu hạ thầy.

3.

Vâng lời thầy.

4.

Lo đồ cần dùng cho thầy.

5.

Và chăm chỉ mà nghe thầy dạy học.

 

THẦY CÓ 5 CÁCH THƯƠNG TRÒ

 

1.

Tập theo việc phải

2.

Dạy cho thông hiểu.

3.

Dạy các khoa học và các môn.

4.

Nói phải cho trò.

5.

Và chở che trò khi lâm nạn.

 

CHỒNG YÊU VỢ CÓ 5 CÁCH

 

1.

Đãi vợ có phép.

2.

Có nghĩa.

3.

Trung hậu.

4.

Giữ cho người ta trọng vợ mình.

5.

Và lo cho đủ sự cần dùng cho vợ

 

VỢ THỜ CHỒNG CÓ 5 CÁCH

 

1.

Quản sóc việc nhà có thứ lớp.

2.

Đãi gia quyến và bậu bạn bên chồng cho dễ coi.

3.

Giữ tiết hạnh.

4.

Làm người nội trợ cho khôn.

5.

Và lo việc tề gia cho lanh lợi khéo léo.

 

MỘT NGƯỜI LÀM BẠN THƯƠNG MÌNH CÓ 5 CÁCH

 

1.

Có nhơn

2.

Dễ chịu

3.

Hiền lành

4.

Ở với người làm sao, thì muốn ở với mình làm vậy.

5.

Và chia với bạn cái vui của mình.

 

ĐÁP LẠI VỚI BẠN, MÌNH CÓ 5 CÁCH

 

1.

Coi chừng bạn khi bạn không giữ mình.

2.

Giữ của cho bạn khi bạn bơ thờ.

3.

Đùm bọc bạn khi rủi ro.

4.

Không bỏ bạn trong nạn khổ.

5.

Tiếp giúp và ở hiền lành với gia quyến của bạn.

 

CHỦ CÓ 5 CÁCH XỬ VỚI TỚ

 

1.

Chia việc cho vừa sức của chúng nó.

2.

Cho chúng nó ăn uống và lãnh tiền cho vừa.

3.

Lo lắng cho chúng khi đau.

4.

Thỉnh thoảng có cuộc vui hưởng chung và ăn uống với chúng nó.

5.

Cho chúng nó nghỉ ngơi.

 

TỚ THỜ CHỦ CÓ 5 CÁCH

 

1.

Thức trước chủ, ngủ sau chủ.

2.

Giữ đồ vật cho chủ.

3.

Vui lòng lãnh việc chủ phân phát.

4.

Làm việc và thờ trọng cho hết lòng.

5.

Và nói tiếng phải cho chủ luôn luôn.

 

ĐỆ TỬ THỜ THẦY DẠY ĐẠO CÓ 5 CÁCH

 

1.

Bao giờ về việc làm, lời nói và tư tưởng, phải giữ cho thương yêu và cung kính thầy.

2.

Vâng lời thầy dạy bảo và hầu hạ thầy.

3.

Hỏi về mấy chỗ đạo lý mình chưa thông.

4.

Nghiệm xét những lời thầy truyền.

5.

Và ra công tham thiền những đề thầy đã ra.

 

THẦY DẠY ĐẠO CÓ 5 CÁCH XỬ VỚI ĐỆ TỬ

 

1.

 Ngừa điều ác, khuyến điều lành.

2.

 Hiền lành và thương yêu đệ tử.

3.

 Dạy đạo lý với phép lục độ .

4.

 Dẹp tan những chỗ ngờ.

5.

 Và chỉ đường đạo đắc đến cõi cao.

Ai được khen tức là người hiền ở có đức, thanh tịnh, dè dặt, khiêm tốn và cứ tầm học thêm mãi.

Ai được khen tức là người có nghị lực và sốt sắng, nghèo cũng không rúng động, và không đổi tánh, kiên nhẫn và khôn ngoan.

Ai được tôn trọng tức là người lành, dễ thương, biết ơn, có nhơn, đứng ra chỉ giáo, dạy dỗ, dắt dẫn người đời.

Lòng nhơn, cách khôn khéo, lòng lành, bao giờ cũng phải có, và để xử với mọi vật, những cái đó có ở đời cũng như cái cốt ở trong xe.

Như kìa bởi các Ngài thiệt hành, mà truyền bá đạo đức, nên chư vị thánh hiền thật đáng tôn trọng.

 

Cúng dường bố thí người ta.

Tánh tham lần bớt dễ mà lướt lên,

Duy trì giới hạnh mới nên.

Độ cho tánh ác hạ bên tấm lòng

Hãy cho đức nhẫn vào trong

Tống ra sự giận đốt nung con người

Khá trì tinh tấn mãi thôi

Diệt đi tánh ác tánh lười xấu xa

Hằng lo định trí thiền na

Đặng đừng tán loạn mê sa cõi trần

Ráng cho trí huệ đắc phần

Hết phen ngu muội thoát thân khổ hình

Mau thay là kiếp nhục vinh

Khá lo trì niệm tu hành mới xong

Tăng già cõi Phật dễ mong

Ai mà dốc chí thành công chẳng chầy.

 

II

HIỀN NHÂN

TÁM Ý HIỀN:

 

1.

Thương xót chúng sanh như mẹ thương con.

2.

Muốn độ thoát cho thế gian khốn khổ.

3.

Dứt trừ được tâm niệm ngu si.

4.

Gặp vui không mừng, gặp khổ không lo ngại.

5.

Hiểu được ý đạo, tâm thường vui vẻ.

6.

Giử gìn không phạm một tội lỗi nào.

7.

Dứt trừ được tham dâm.

8.

Dứt trừ được sự giận dữ.

 

MƯỜI TRẠNG THÁI TỎ RA CHO BIẾT SỰ YÊU QUÝ TRỌNG HẬU

 

1.

Xa nhau lâu không quên.

2.

Thấy nhau thì vui mừng.

3.

Có món ngon vật lạ san sẻ cho nhau.

4.

Khi có lỗi lời đừng chấp trách nhau.

5.

Nghe điều lành càng thêm vui vẻ.

6.

Thấy việc dữ đem lời trung chánh can gián.

7.

Làm được những việc khó làm.

8.

Không đem chuyện riêng nói với người.

9.

Khi gặp việc bối rối phải giải quyết cho nhau.

10.

Đến lúc nghèo khổ không rời bỏ nhau

 

MƯỜI SỰ CHỨNG TỎ LÀ NGƯỜI TRÍ

 

1.

Biết kẻ hiền người ngu.

2.

Biết kẻ sang người hèn.

3.

Biết kẻ giàu người nghèo.

4.

Biết việc nào khó việc nào dễ.

5.

Biết việc nào đáng bỏ việc nào nên làm.

6.

Biết nhiệm vụ của mình.

7.

Vào nước nào biết được phong tục của nước nấy.

8.

Biết được chổ trở về.

9.

Học rộng hiểu nhiều.

10.

Biết được túc mạng.

 

TÁM ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC AN ỔN

 

1.

Được của cha mẹ để lại.

2.

Có nghề nghiệp bảo đảm sự sống của mình.

3.

Học thức cao.

4.

Có bạn hiền.

5.

Được người vợ trinh lương.

6.

Được người con hiếu thảo.

7.

Tôi tớ được hòa thuận.

8.

Lìa xa việc ác.

 

TÁM CÁI THÍCH

 

1.

Cùng làm việc với người hiền.

2.

Được học với bậc thánh nhân.

3.

Tánh thể được nhân từ và ôn hòa.

4.

Sự nghiệp mỗi ngày mỗi hưng thạnh.

5.

Diệt được tánh giận dữ.

6.

Biết lo phòng ngừa tai nạn.

7.

Biết nương gần đạo pháp.

8.

Bạn bè không dối gạt nhau.

 

NĂM TÁNH TỐT ĐƯỢC NGƯỜI CUNG KÍNH

 

1.

Nhu hòa và nhẫn nhục.

2.

Cung kính và tín tâm.

3.

Mau mắn và ít nói.

4.

Lời nói đi đôi với việc làm.

5.

Đối với bạn càng lâu càng thêm thâm hậu.

 

TÁM ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC AN VUI

 

1.

Vâng thờ kính thuận các bậc sư trưởng.

2.

Đem sự hiếu thuận dạy cho nhân dân.

3.

Khiêm nhượng kẻ trên người dưới.

4.

Phải tập tánh nhơn đức ôn hòa.

5.

Đến cứu người trong cơn nguy cấp.

6.

Phải quên mình mà nghĩ đến người.

7.

Thâu thuế ăn lời nhẹ và biết tiết kiệm.

8.

Bỏ hận thù xưa.

 

MƯỜI HAI ĐIỀU KHÔNG LÃNG QUÊN CỦA TRÍ GIẢ

 

1.

Gà gáy sáng nghĩ xét tội lỗi, và tìm việc phước đức.

2.

Nhớ việc hầu hạ tôn thân.

3.

Gặp việc gì phải suy nghĩ dự bị trước.

4.

Phải lo nghĩ lánh xa sự nguy hại.

5.

Phải nghĩ trước mới nói sau, để khỏi lầm lạc.

6.

Phải nghĩ đến kẻ lầm lạc, mà khuyên dỗ dạy bảo.

7.

Phải nghĩ đến kẻ nghèo khổ, để thương xót cấp hộ.

8.

Phải lo làm việc bố thí, nếu mình có của.

9.

Phải nghĩ đến sự ăn uống cho có chừng độ.

10.

Phải nhớ sự công bình, khi chưa xử.

11.

Phải nhớ đến ân từ, ban bố cho dân gian.

12.

Phải thường nghĩ đến sự huấn luyện mình.

 

MƯỜI HẠNH TỐT CỦA BẬC ĐẠI HIỀN

 

1.

Học rộng hiểu nhiều.

2.

Không phạm giới luật trong kinh dạy.

3.

Kính thờ Tam Bảo.

4.

Thọ lãnh pháp lành không quên.

5.

Kiềm chế được tham, sân, si.

6.

Tu tập được pháp tứ đẳng tâm.

7.

Ưa làm việc ân đức.

8.

Không nhiễm hại chúng sanh.

9.

Hay hóa độ được người bất nghĩa.

10.

Không lẫn lộn việc thiện, việc ác.

 

BỐN MƯƠI LĂM VIỆC BIẾT ĐẠI KHÁI CỦA NGƯỜI TRÍ HUỆ

 

1.

Sửa sang nhà cửa.

2.

Gây một không khí hòa hợp trong gia đình.

3.

Giao thân với chín họ.

4.

Tin ở bạn bè.

5.

Theo học với bậc minh sư.

6.

Làm việc gì quyết cho thành tựu.

7.

Tài trí cao rộng.

8.

Mọi hành vi đều hướng về lành.

9.

Giàu sang thì lo làm việc ân đức.

10.

Tạo tác và sửa sang đều phải thận trọng.

11.

Có của phải mở mang sự nghiệp.

12.

Không giao của cải cho con cái nếu chúng nó còn nhỏ.

13.

Kết bạn với người hiền.

14.

Không quá tin với ai mới vừa quen biết.

15.

Tiền của ở chỗ huyện quan, phải đem về đừng để lâu.

16.

Mua bán đổi chác phải thiệt thà, không hề lường gạt.

17.

Dời ở nơi nào phải đến xem trước.

18.

Thấy đâu phải nên biết đó là giàu hay nghèo.

19.

Phải giao thiệp lân cận với người lành.

20.

Phải nương vào một thế lực.

21.

Đừng tranh hơn kém với kẻ cường bạo.

22.

Xưa giàu mà nay nghèo, thì có thể mong phục hưng gia nghiệp.

23.

Nếu bần khó thì đừng có cao vọng to tát.

24.

Có của quí không nên khoe với người.

25.

Việc bí mật đừng nói cho vợ nghe.

26.

Làm vua phải kính người hiền đức.

27.

Phải ăn ở có hậu với bậc trung tín.

28.

Nếu thanh liêm thì có thể dùng, hay đứng ra trị nước.

29.

Gặp việc phải lo lập công.

30.

Trong công cuộc giáo hóa, lấy hiếu thuận làm căn bản.

31.

Phép của ông thầy là hiếu thuận sự ôn hòa, như thế học trò đủ sự cung kính.

32.

Thầy có nhiều học trò, phải dạy chúng làm việc trung nghĩa.

33.

Làm thuốc phải có hiệu nghiệm, nghề còn vụng chớ đem ra thi thố.

34.

Đau ốm phải nghe lời thầy thuốc.

35.

Ăn uống phải giữ cho có độ lượng.

36.

Có của ngon vật lạ chia sẻ nhau đừng tiếc.

37.

Cho ai hoặc cho mượn, phải tự tay mình trao ra.

38.

Làm chứng cớ cho người chân chánh.

39.

Đừng vu oan cho kẻ không tội.

40.

Can gián sự oán hận, và làm cho thuận thảo hai người.

41.

Nhẫn nại và xa lánh việc ác.

42.

Đừng phân biệt giàu nghèo mà ở với người.

43.

Lấy sự thuận hòa làm quý.

44.

Theo đạo thì phải giữ giới.

45.

Lấy sự trong sạch làm quý hơn tất cả.

 

BỐN ĐIỀU TỰ HOẠI

 

1.

Cây nhiều hoa trái, thì nặng gãy cành.

2.

Rắn ngậm nọc độc, nọc trở lại hại nó.

3.

Làm tôi không hiền thì hại nước nhà.

4.

Người làm việc ác chết đọa địa ngục.

 

BỐN SỰ LẦM

 

1.

Sau khi người chết tâm hồn diệt mất luôn.

2.

Giàu nghèo vui khổ đều do trời định.

3.

Làm lành không được phước, làm ác không tai họa.

4.

Tự ỷ mình biết xem tinh tú địa lý, thiên văn.

 

BỐN ĐIỀU TỰ NGUY

 

1.

Gánh vác việc nhà người.

2.

Làm chứng việc nhà người.

3.

Làm mai mối vợ chồng người.

4.

Tin nghe lời tà siểm.

 

BỐN THỨ BẠN

 

1

Kết bạn như hoa.

2

Kết bạn như cân.

3

Kết bạn như núi.

4

Kết bạn như đất.

 

BỐN VIỆC KHÔNG NÊN TIN

 

1.

Bạn tà ngụy.

2.

Bề tôi siểm nịnh.

3.

Con bất hiếu.

4.

Vợ yêu nghiệt phá nhà.

 

TÁM VIỆC BIẾT LÀ KHÔNG ƯA NHAU

 

1.

Thấy nhau mặt đổi sắc.

2.

Lời nói không ôn hòa.

3.

Liếc ngó không thẳng thắn.

4.

Nói phải cho là quấy.

5.

Nghe người suy bại thì vui thích.

6.

Nghe người hưng thạnh thì không vui.

7.

Hủy bỏ chê bai việc tốt của người

8.

Tán thành việc ác của người.

 

MƯỜI TRƯỜNG HỢP KHÔNG THỂ KHUYÊN CAN

 

1.

Tham lam che mất lương trí.

2.

Tham đắm sắc dục.

3.

Trong cơn giận dữ.

4.

Kẻ ngang tàn bạo ngược.

5.

Kẻ nhút nhát.

6.

Kẻ khờ khạo lừ đừ.

7.

Kẻ kiêu ngạo buông lung.

8.

Người ưa tranh đấu.

9.

Người chấp tập tục si mê.

10.

Kẻ tiểu nhân.

 

MƯỜI TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN NÓI VỚI NGƯỜI

 

1.

Kẻ ngạo mạn.

2.

Kẻ ngu độn.

3.

Kẻ hay lo sợ.

4.

Kẻ ham vui chơi.

5.

Kẻ hay e lệ.

6.

Kẻ câm ngọng.

7.

Kẻ cừu hận.

8.

Kẻ đói lạnh.

9.

Kẻ mắc nhiều việc.

10

Người đang tham thiền tịnh lự.

 

MƯỜI TRIỆU CHỨNG VỀ ĐÀN BÀ NGUỴ ÁC

 

1.

Đầu tóc rối và bới nghiêng một bên.

2.

Mặt hay biến sắc và mồ hôi tự nhiên chảy.

3.

Lớn tiếng nói cười.

4.

Hay liếc ngó.

5.

Trang sức lộng lẫy.

6.

Hay nhìn trộm qua kẽ vách.

7.

Ngồi không yên.

8.

Hay dạo chơi trong xóm làng.

9.

Hay đi dạo chơi ngoài đồng vắng.

10.

Hay giao thiệp với hạng dâm nữ.

 

MƯỜI VIỆC KHÔNG NÊN THÂN CẬN VÀ TIN CẬY

 

1.

Vua tôi hậu đãi.

2.

Tình nhân của một người đàn bà mình quen.

3.

Kẻ ỷ sức mình.

4.

Kẻ ỷ giàu tiền của.

5.

Chổ nước chảy mạnh.

6.

Chổ nhà cũ tường xiêu.

7.

Hang rồng hang rắn.

8.

Chỗ quan quân tra xét.

9.

Chỗ của kẻ đã thù giận mình.

10.

Chỗ có trùng độc.

 

NĂM CÁI ĐÁNG GHÉT

 

1.

Ác khẩu hại người.

2.

Dèm pha siểm nịnh thúc giục tranh đấu.

3.

Rầy rà không hòa thuận.

4.

Ganh ghét và trù rủa.

5.

Nói hai lưỡi gạt người.

 

NĂM NGUYÊN DO BỊ NGƯỜI KHINH MẠN

 

1.

Kẻ râu dài mà ngã mạn.

2.

Quần aó dơ bẩn.

3.

Thiếu trí suy nghĩ.

4.

Dâm ô vô lễ.

5.

Chơi bời không tiết độ.

 

MƯỜI KẺ KHÔNG NÊN MỜI VỀ NHÀ

 

1.

Thầy ác.

2.

Bạn tà.

3.

Kẻ hay khinh bỉ bậc thánh hiền.

4.

Kẻ hay nói tráo trở.

5.

Kẻ dâm ô.

6.

Người thèm rượu.

7.

Kẻ có tánh xấu.

8.

Người không biết ân nghĩa.

9.

Đàn bà con gái mất nết.

10.

Kẻ tì thiếp ưa trang sức.

 

MƯỜI LĂM TỘI NẶNG CỦA KẺ TỘI ÁC

 

1.

Trộm cắp.

2.

Quen thói dâm ô.

3.

Dối trá.      

4.

Sát sanh.

5.

Nịnh hót.

6.

Chuốc ngót.

7.

Dèm pha.

8.

Khinh bậc thánh hiền.

9.

Tham sự ô trược.

10.

Buông lung.

11.

Ganh ghét kẻ hiền.

12.

Say sưa.

13.

Hủy báng đạo đức.

14.

Sát hại thánh hiền.

15.

Không kể tội lỗi.

 

MƯỜI CÁI ĐÁNG PHẢI HỔ THẸN

 

1.

Làm vua không hiểu chánh trị.

2.

Tôi thần mà vô lễ.

3.

Thọ ân không lo báo đáp.

4.

Có tội lỗi không chịu chừa bỏ.

5.

Một vợ hai chồng.

6.

Chưa cưới mà có thai.

7.

Học tập không thành.

8.

Có binh khí mà không thể chiến đấu.

9.

Kẻ bỏn sẻn thấy người bố thí.

10.

Tôi tớ mà chủ không sai khiến được.

 

MƯỜI HAI ĐIỀU KHÓ

 

1.

Làm việc với người ngu.

2.

Yếu đuối chống lại được với sức mạnh.

3.

Thù nhau mà ở chung một nhà.

4.

Học ít mà đứng ra nghị luận.

5.

Nghèo hèn mà trả được nợ.

6.

Ra trận không có tướng sĩ.

7.

Thờ vua trọn đời.

8.

Học đạo mà thiếu mất tín tâm.

9.

Làm ác mà muốn được quả báo đẹp.

10.

Sinh ra đời gặp Phật.

11.

Nghe được chánh pháp của Phật.

12.

Làm theo được pháp chánh mà thành tựu.

 

DANH NGÔN

 

1.- Sự độc ác do tâm sanh ra, và sẽ trở lại tự hại tâm, cũng như sắt sanh ra chất sét, chất sét sẽ trở lại tiêu hình sắt.

2.- Người ngu chuyên làm việc ác, tự rước lấy sự tai họa vào thân, đời nay vui lòng lung ý, đời sau mang tội rất nặng.

3.- Bạn tà hại người, tôi nịnh loạn trào, vợ yêu nghiệt phá nhà, và con bất hiếu hại cả cha mẹ.

4.- Lỡ đánh chết người, tội ấy còn có thể dung thứ, dùng tâm độc âm mưu để hại người, tâm niệm ấy không nên gần.

5.- Nói pháp cho người ngây nghe, cũng như nói với kẻ điếc, những ai khó hóa độ, thì không thể khuyên giảng.

6.- Làm được hãy nên nói, làm không được thì đừng nói suông, lời hư ngụy không thành tín, thì các bậc minh triết không thèm đoái đến.

7.- Đàn bà con gái thật khó tin, lời nói khôn khéo của họ rất dễ hại người. Vì thế bậc cao sĩ lánh xa không muốn thân cận.

8.- Những ai bảo uống rượu không say, những ai bảo đã say không loạn, và vua hậu đãi, đàn bà thương yêu, tất cả những cái ấy rất khó tin cậy.

9.- Làm cho kẻ khác mệt nhọc, và mình muốn mong sự hay ho về phần mình, thì chỉ rước họa vào thân, tự gây lấy oán thù, sâu nặng.

10.- Giữ và thâu nhiếp ý tưởng vào chổ chánh, cũng như ngựa theo dây cương, không kiêu, không mạn, thì bậc người và bậc trời đều cung kính.

11.- Lánh xa người ác, đừng làm bạn với kẻ dâm lung, chỉ nên tùng sự các bậc hiền giả mới mong thành người minh đức.

12.- Gian ngược tham lam, oán người lương thiện, làm việc bất chánh thì khi chết đọa vào địa ngục.

13.- Những ai biết hổ thẹn, đều là kẻ rất dễ dạy, rất dễ sách tấn, cũng như điều khiển ngựa hay.

14.- Được làm người là khó, gặp Phật ra đời là khó, đựơc nghe pháp của Phật là khó, vâng làm theo giáo pháp của Phật lại càng khó hơn.

15.- Bỏ dữ làm lành, tu tập đúng như pháp, đem lời trung chánh nghĩa hiệp có đạo.

16.- Khi tai nạn gấp rút mới biết được lòng bạn, có đánh nhau mới biết kẻ yếu, người mạnh, có nghị luận mới biết được người trí, lúc cơm thua gạo kém mới biết được người có lòng nhân.

17.- Sinh ra sẳn có của cha mẹ để lại, và gặp được bạn hiền rất thiết, các việc ác không phạm đến, và có phước thừa là rất thích.

18.- Có Phật ra đời rất thích, diễn giảng đạo pháp rất thích, chúng Tăng nhóm họp về hòa thuận rất thích, hòa thuận thì thường yên vui.

19.- Nếu biết thương lấy mình, thì phải dè dặt giữ mình, các bậc hiền sĩ có chí hướng cao thượng, sâu xa, học hiểu chính đáng, thì không bao giờ lầm lạc.

20.- Chuyên tu cội đức, nghĩ trước rồi làm sau, cứu giúp người trong cơn nguy cấp và bần khổ thì trọn đời được an vui.

21.- Gặp được bậc đại hiền rất khó, như ít có lắm vậy, các bậc ấy ở đâu, thì bà con quyến thuộc và người xung quanh đều được nhờ cậy.

22.- Làm việc gì phải lo dự bị trước, như vậy sự nghiệp sẽ mỗi ngày một lớn, không khi nào thất bại.

23.- Trong trần thế, chỉ có đạo Niết Bàn là quý cao hơn cả. Vì sao? Vì Niết Bàn là cảnh giới không có sự già nua, bịnh chết, không đói lạnh, không tai họa nước lửa..., không oan gia, không trộm cướp, không dục vọng ân ái, không lo buồn hoạn nạn, không tất cả những sự khổ sở đau đớn, cảnh ấy là diệt độ, diệt độ không phải là một sự chết, nhưng đấy là sự giải thoát tự tại thôi. Cảnh giới ấy hoàn toàn yên vui, một niềm vui thanh tịnh vô biên, có thể kiến lập cảnh ấy trên trần thế riêng cho mình, và cho chung tất cả muôn loài. Vậy nên người phải tự lo tu lấy, tự tỉnh lấy, người hãy tự thương lấy người.

 

III.-PHỤ THÊM:

MƯỜI BỐN PHÉP CỦA THIỆN TRÍ THỨC

 

1.

Lời nói ngay thật là lời nói không chết.

2.

Pháp ấy là pháp của bậc tiền hiền.

3.

Các bậc hiền triết là người hằng chú trọng lời ngay thật, cũng là lời giảng giải, cũng là pháp.

4.

Đức tin là gia tài cao thượng hơn hết trong thế gian của bậc hiền triết.

5.

Pháp ấy là người hành được chơn chánh, thì nó đem đến sự an vui.

6.

Lời ngay thật này đây, là hương vị ngon ngọt hơn các hương vị.

7.

Các bậc trí tuệ, đã nói về sanh mạng những người sống về trí tuệ, là sống cao thượng hơn hết.

8.

Khi người tin phước báo (để dùng làm lộ phí) sẽ đạt đến Niết Bàn, ấy là pháp của các bậc A-la-hán.

9.

Người mà không dễ duôi bỏn sẻn.

10.

Thường hay làm những việc nên làm.

11.

Là người năng gắng sức, thì hằng được của cải.

12.

Sự nghe lẽ phải, hằng được phát sanh trí huệ.

13.

Là người hằng được danh vọng vì lòng ngay thật.

14.

 Người bố thí hằng được duy trì tình bằng hữu.

 

BẢY PHÉP CẦN CỦA THIỆN TRÍ THỨC

 

1.

Biết rõ cái nhân thiện ác khổ vui.

2.

Biết rõ cái quả khổ vui thiện ác.

3.

Biết được địa vị mình để hành cho phù hạïp.

4.

Biết chuyên nghề lành nuôi sống, và có tiết độ ăn uống.

5.

Người có thứ tự, có thì giờ nhứt định.

6.

Người có trí huệ phương tiện lợi ích mỗi lúc.

7.

Người biết xem xét kẻ thiện mà gần và tránh xa kẻ ác.

 

NĂM ĐIỀU LỢI ÍCH CỦA NGHE PHÁP

 

1.

Được nghe thêm pháp lành hay quí.

2.

Làm cho hiểu rõ ràng những điều khó hiểu.

3.

Làm cho dứt hoài nghi.

4.

Dứt nghi ngờ thì đắc chánh tín Phật pháp.

5.

Kiến thức được nương chổ tốt lành tột phước.

 

BỐN ĐIỀU BẤT MÃN CỦA THIỆN TRÍ THỨC

 

1.

Người già cả yếu đuối.

2.

Người tật nguyền bịnh hoạn.

3.

Người thất vọng suy sụp.

4.

Người cô độc.

 

TÁM ĐIỀU SỞ CẦU CỦA THIỆN TRÍ THỨC

 

1.

Phải được làm người.

2.

Phải làm bậc nam nhân tròn đủ.

3.

Phải có duyên lành được A-la-hán.

4.

Phải gặp mặt đức Thế Tôn.

5.

Phải làm bậc xuất gia.

6.

Phải đắc pháp cao thượng nhứt là thiền định.

7.

Phải bố thí cao thượng nhứt là thí mạng.

8.

Phải nhứt tâm cầu nguyện thành bậc chánh giác.

 

BỐN PHÉP TU CỦA THIỆN TRÍ THỨC

 

1.

Phải có đại tinh tấn.

2.

Phải có đại trí huệ.

3.

Phải có đại nguyệân lực, ghi nhớ trong lòng không lầm lạc.

4.

Phải có lòng từ bi đến tất cả chúng sanh hữu duyên.

 

SÁU PHÉP QUYẾN LUYẾN CỦA THIỆN TRÍ THỨC

 

1.

Quyến luyến trong việc xuất gia.

2.

Quyến luyến trong sự dứt bỏ nơi hội họïp, để đi ở nơi vắng.

3.

Quyến luyến trong việc bố thí.

4.

Quyến luyến trong phép từ bi đối với chúng sanh.

5.

Quyến luyến trong việc làm lành và không dễ duôi.

6.

Quyến luyến trong sự giải thoát, không lòng ưa thích sự luân hồi.

 

NĂM ĐIỀU PHƯỚC LÀNH CỦA THIỆN TRÍ THỨC

 

1.

Sắc tốt.      

2.

Yên vui.

3.

Sức mạnh.

4.

Trí huệ ghi nhớ.

5.

Thánh quả.

 

BA MƯƠI TÁM ĐIỀU HẠNH PHÚC CỦA CƯ SĨ

 

1.

Tư cách không xu hướng theo kẻ dữ.

2.

Tư cách thân cận các bậc trí huệ.

3.

Tư cách cúng dường các bậc nên cúng dường.

4.

Tư cách ở trong nước nên ở.

5.

Tư cách của người đã làm được việc lành để dành khi trước.

6.

Nết hạnh giữ mình theo lẽ chánh.

7.

Nết hạnh người được nghe nhiều học rộng.

8.

Sự thông suốt phận sự của người tại gia và xuất gia.

9.

Điều học mà người đã thọ trì chín chắn.

10.

Lời mà người nói ra được ngay thật.

11.

Nết hạnh phụng sự mẹ.

12.

Nết hạnh phụng sự cha.

13.

Sự tiếp độ vợ con.

14.

Những nghề chẳng lẫn lộn nghiệp dữ.

15.

Nết hạnh bố thí.

16.

Nết hạnh ở theo Phật pháp.

17.

Sự tiếp độ quyến thuộc.

18.

Những nghề vô tội.

19.

Nết hạnh ghê sợ và tránh xa tội lỗi.

20.

Sự thu thúc để tránh khỏi sự uống rượu.

21.

Sự không dễ duôi Phật pháp.

22.

Sự tôn kính bậc nên tôn kính.

23.

Nết hạnh khiêm nhượng.

24.

Vui mừng đến của đã có.

25.

Nết hạnh biết đền ơn người.

26.

Nết hạnh tùy thời nghe pháp.

27.

Sự nhịn nhục.

28.

Nết hạnh người dễ dạy.

29.

Nết hạnh được thấy được gặp bực Sa-môn.

30.

Nết hạnh luận biện về Phật pháp.

31.

Sự cố gắng đoạn tuyệt điều ác.

32.

Nết hạnh hành theo pháp cao thượng.

33.

Nết hạnh thấy các pháp diệu đề.

34.

Nết hạnh làm cho thấy rõ Niết Bàn.

35.

Tâm không xao động về pháp thế gian.

36.

Không có sự uất ức.

37.

Dứt khỏi tình dục.

38.

Lòng hằng tự toại.

 

BÀI LIÊN QUAN

Chơn Lý 62 - Lễ giáo  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 10042 xem)

Chơn Lý 49 - Pháp Tạng  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 9647 xem)

Chơn Lý 13 - Y Bát Chơn Truyền  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 12051 xem)

Chơn Lý 32 - Đi Tu  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 10238 xem)

Chơn Lý 38 - Nguồn Đạo Lý  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 8770 xem)

Chơn Lý 37 - Trường Đạo Lý  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 8613 xem)

Chơn Lý 50 - Vô Lượng Cam Lộ  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 10951 xem)

Chơn Lý 52 - Đại Thái Thức  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 8271 xem)

Chơn Lý 53 - Địa Tạng  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 8971 xem)

Chơn Lý 54 - Pháp Hoa  ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 8366 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ