Trang chủ > Đức Tổ Sư > Chơn Lý
Lục Căn
Xem: 4434 . Đăng: 06/01/2022In ấn
Lục Căn
I. NGUYÊN NHÂN SANH KHỞI LỤC CĂN.
Lục căn là sáu căn thân,
Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý thân tên dùng
Địa cầu tứ đại hợp chung
Do nơi nóng lạnh hòa cùng với nhau.
Đất nước ấm sanh cỏ cây,
Hội đủ yếu tố trần nầy sanh căn.
Có căn rồi, căn sanh thân,
Căn sanh quả, quả sanh nhân trong trần.
Tiếp nối nhân quả căn thân,
Kết thành hột giống cây trần tạo nên.
Trần là chất sống làm nền,
Căn là hình thể thành nên bởi trần.
Sống, thức, biết giữa căn trần,
Thân sanh thức, thức sanh căn dung hòa.
Tứ đại vô minh sanh ra
Sự sống, thức biết kết hòa với nhau.
Thức biết sống của cỏ cây
Có tên thọ cảm lâu ngày biến sanh.
Thức biết sống của thú cầm,
Gọi tên tư tưởng, tượng nên hình hài.
Thọ tưởng đều nhờ duyên ngoài,
Sự tác động, sự đổi thay vô thường.
Thức biết sống mới tìm phương,
Dần dần tiến triển nhờ nương căn trần.
Trần tứ đại, nuôi căn thân,
Thân nuôi hạt giống, thức lần đổi thay.
Thức lớn mạnh theo hình hài,
Thức là chủ quyết định thay căn trần.
---o0o---
Tại sao mắt mũi lưỡi thân,
Gọi là căn rễ giống gần như cây ?
Bởi trần chất sống xưa nay,
Căn rễ là cửa hút rày nước phân.
Nuôi cây tượng trái lần lần,
Kết quả hột giống là phần rốt sau.
Nơi người sáu căn tiếp thâu,
Vạn vật các pháp để hầu nuôi tâm.
Rễ cây ví tựa căn thân
Trí hoa, tánh quả cây trần xum xuê.
Đạo là từ chỗ bến mê,
Phật người giác ngộ đi về tự nhiên.
II. GIỚI HẠN CỦA TRẦN THỨC CĂN
Cỏ cây người thú có thân,
Bởi thức xúc đối duyên trần đổi thay.
Có thân thể, có hình hài,
Do nơi tưởng thọ kết dài tượng thân.
Thọ cảm non nớt của trần,
Tư tưởng là thức có phần mạnh hơn.
Hành vi nương tưởng khéo khôn,
Cây thọ, thú tưởng, người khôn có hành.
Sự tấn hóa của chúng sanh,
Già biết hơn trẻ, chiều hơn sáng ngày.
Ngày mai sẽ hơn bữa nay,
Như từ trong tối ra ngoài sáng thanh.
Do ấm tứ đại cỏ sanh,
Cây do thọ cảm, nên thần gá nương.
Cây già tư tưởng mạnh hơn,
Biến sanh thú, thú lớn khôn thành người.
Người hành vi biết sống đời,
Trời thức, huệ sáng lần vơi não phiền.
Phật thức biết rõ các duyên,
Chơn trần chẳng động, như nhiên thường hằng.
Có thân sống ở trong trần,
Tìm đường tiến hóa phăng lần nẻo lên,
Càng khổ, càng cố đua chen,
Càng sanh sản, chế biến nên tượng hình.
Cõi trần tứ đại phù sinh,
Có căn là rễ, có mình là cây,
Tiến đến thú là quả nầy,
Người là hạt nhỏ chưa đầy thịt cơm,
Trời là hạt giống cứng hơn,
Phật là hạt chắc, gọi tên hạt già.
Sự sống chúng sanh phân ra,
Tám trần, căn, thức để mà biệt phân.
Sự sống của tất cả kêu là thức, có tám thức:
Nước có cái thức, kêu là thấy.
Đất có cái thức, kêu là nghe.
Cỏ có cái thức, kêu là hửi.
Cây có cái thức, kêu là nếm.
Thú có cái thức, kêu là rờ.
Người có cái thức, kêu là tưởng.
Trời có cái thức, kêu là hiểu.
Phật có cái thức, kêu là biết.
Tứ đại là trần, tất cả có sáu trần:
Nước có sắc trần, kêu là hình dạng.
Đất có thinh trần, kêu là tiếng tăm.
Cỏ có hương trần, kêu là mùi.
Cây có vị trần, kêu là vị.
Thú có xúc trần, kêu là sự đụng chạm.
Người có pháp trần, kêu là sự biến tác.
Riêng Trời và Phật không dùng trần tứ đại.
Trời có huệ trần, kêu là sự dứt bỏ phiền não.
Phật có chơn trần, kêu là như như chẳng động.
Trần sanh thức, thức sanh căn, tất cả có tám căn:
Nước có nhãn căn, kêu là con mắt.
Đất có nhĩ căn, kêu là lỗ tai.
Cỏ có tỷ căn, kêu là lỗ mũi.
Cây có thiệt căn, kêu là cái lưỡi.
Thú có thân căn, kêu là mình.
Người có ý căn, kêu là sự muốn.
Trời có trí căn, kêu là phân biệt.
Phật có tánh căn, kêu là tự nhiên.
Tám trần, tám thức, tám căn,
Cộng hai bốn giới chúng sanh tiến dần.
Ai cũng có căn, thức, trần,
Từ địa ngục, đến niết bàn an vui.
Tùy giới hạn của mọi loài,
Tự chiêu cảm lấy cuộc đời cá nhân
Trần sanh thức, thức sanh căn,
Căn sanh trần lại xoay vần mãi thôi.
Căn ví như nhà một ngôi,
Thức là chủ, của cải tôi là trần.
Người thanh hay trược là nhân,
Quả tạo cảnh trược cảnh thanh như người.
Từ thú sắp xuống chiêu vời,
Năm căn, trần, thức thuộc loài hữu vi.
Người trời Phật thuộc vô vi,
Ba căn, trần, thức thuộc về không không.
Từ thú xuống ác tương đồng,
Người, Trời, Phật chính thuộc dòng thiện nhân.
Người còn một chút duyên nhân,
Còn có thân sắc, ác nhân vẫn còn.
Đến trời tánh thiện cao hơn,
Vô tướng, vô tánh chánh nhơn trọn phần.
Một trần ngầm chứa bảy trần,
Một căn gồm chứa bảy phần căn duyên.
Một thức có chức năng riêng,
Ngầm chứa bảy thức, đủ tiền hậu phương.
Tám nấc thang, tám khoảng đường,
Đi lui, đi tới, tự đương sự hành.
Tám trần chia bốn đành rành,
Nước đất một loại có hành giống nhau.
Cỏ cây một loại khác đâu,
Thú người một loại cạn sâu tự mình,
Trời Phật tự tánh thuần lương.
Nước đất cây thú còn vương ác trần,
Người, Trời, Phật có thiện trần.
Cao thấp hai bậc thiện nhân, ác hành.
Người sau khi chết thọ sanh,
Nên gọi tứ đại sáu trần tính chung.
Trời còn lai đáo cõi trần,
Chỉ Phật là bậc cảnh tâm vững vàng.
Tiếng người do cách sống an,
Có lòng nhơn ái, không can tướng hình,
Xác thân thú giống như mình,
Quý chỗ căn tánh, có tình, có tâm.
Căn người, trời, Phật tánh không,
Trần người, trời, Phật huệ không có hình.
Thức người trời Phật tưởng linh,
Hiểu biết sáng suốt cảnh tình không không.
Tám căn chia bốn cũng đồng,
Trời Phật, người thú, tương đồng mỗi chi.
Cỏ cây, đất nước cũng thì,
Cùng giống, cùng loại, cùng chi trong trần.
Người trời Phật có thiện căn,
Nước đất cỏ thú có phần ác căn.
Người sau khi chết tái sanh,
Có thân tứ đại sáu căn tương đồng.
Địa cầu phân định ngoài trong,
Sáu căn, sáu thức, liên thông sáu trần,
Có mười tám giới đứng chung.
Hai căn, trần, thức sáu phần phía trên,
Phật trời thị hiện kết duyên,
Căn trần riêng cảnh, không phiền không ưu.
Làm gương hướng dẫn người tu,
Sống không ô nhiễm mặc dù có thân.
Chư Phật thánh, bậc thoát trần,
Có được chơn ngã, do cần chuyên tu.
Hai mươi bốn giới đặc thù,
Chính nhờ gồm đủ chơn như hiển bày.
Tự nhiên không có hình hài,
Không tự cao, không cảnh ngoài nhiểu nhương.
Chúng sanh mê chấp lầm đường,
Tam độc, bản ngã chấp nương theo trần.
Cho thức căn là chủ nhân
Nếu quán sát kỹ căn trần là không.
Pháp không bổn ngã cũng không,
Cây có nhánh trái, chủ ông là gì ?
Nhìn sâu, quán kỹ chi li,
Chủ còn không có, lấy gì gọi ta.
Sau rốt người giác ngộ ra,
Trái khô, hột cứng cái ta để đời.
Tất cả gom về hột thôi,
Ta chủ chắc thiệt, đây rồi chơn như.
Chúng sanh thì cũng giống như,
Trái non, hột lép, thúi hư không dùng.
III. THUẬN THEO CĂN LÀ TIẾN HÓA
Người với thú một loại chung,
Người ác chỉ một, hai phần thiện lương,
Thú thì chỉ một phần hiền,
Hai phần ác dữ tánh thiên bẩm rồi.
Người là nhơn đức vun bồi,
Nhơn từ, nhơn ái, nhân người thuần lương.
Người từ ái làm kỹ cương,
Người không sát hại tánh thường xưa nay.
Người xưa kêu sanh loại này,
Tiếng người thanh thiện, thảo ngay hiền hòa.
Người là tiếng tạm đặt ra,
Danh từ giả huyển người ta thường dùng.
Loài người có căn, thức, trần,
Có pháp, tưởng, ý thể hình đều không.
Người là hột giống chưa tròn,
Tham lam, thiếu thốn còn non chưa già.
Trời là người lớn có ta,
Phật bậc già lão tiến xa hơn trời.
Người là loại nhỏ nhít thôi,
Trên loài thú, dưới bậc trời, mực trung.
Lời nói người như thịt cơm,
Việc làm bao vỏ, tưởng như mộng ngòi.
Người lấy tham sân làm tôi,
Say sưa các pháp, cùng lời hơn thua,
Người mới tấn hóa còn ưa,
Học hành kiếm sống, chưa vừa lòng tham,
Tham ăn, tham ngủ, biếng làm,
Tham tìm sung sướng, không cam nhọc nhằn.
Người sợ khổ nên ý căn,
Như ngựa lôi, thức tìm đường nhập thai,
Chen chút trong chốn trần ai,
Sanh ra căn, thức khổ hoài tử sanh.
Hết vui đến khổ loanh quanh,
Càng say, càng đắm, càng sanh não phiền.
Ác hung, mê muội, ái triền,
Nào ai biết lẽ diệu huyền lý chơn.
Học hỏi cho rõ nguyên nhơn,
Đặng mà tránh ác, biết thương vạn loài.
Loài người trước kia là loài,
Ăn lá trái, sống thảo ngay hiền hòa.
Vì ham ngon vui dần dà,
Tập ăn huyết nhục, để mà dưỡng thân.
Người có trí biết chán trần,
Hoặc người sắp chết, biết lần tỉnh ra,
Mới biết ham vui mau già,
Ham sướng mau chết, thật là khổ thân.
Loài người chết ngộp trong trần,
Năm căn kho vựa, căn thân như nhà,
Sáu trần của cải của ta,
Tưởng thức là chủ cùng là gia nhân.
Sáu thức làm việc chẳng ngừng,
Gom trần chôn lấp tánh linh bao đời.
Loài thú chỉ khổ thân thôi,
Loài người khổ ý, thiệt thòi xiết chi,
Người lấy ý làm chủ thì,
Lục trần, căn, thức bao vây khổ nàn.
Như tội nhân giữa trần gian,
Lục căn sanh khởi, lục trần tập nên,
Lục thức tạo ý làm nền,
Để rồi nhốt phạt khổ vui hành hà.
Chúng sanh từ khổ sanh ra,
Cái vui lúc nhỏ chỉ là ảo thôi,
Lâu sau giác ngộ khổ đời,
Thức biết tìm cách chuyển dời khổ nhân,
Chúng sanh tiến lên dần dần,
Tới vui xuôi thuận, khổ thân nghịch đường.
Vậy nên:
Qua khỏi hai căn, hai trần, hai thức là cỏ.
Qua khỏi ba căn, ba trần, ba thức là cây.
Qua khỏi bốn căn, bốn trần, bốn thức là thú.
Qua khỏi năm căn, năm trần, năm thức là người.
Qua khỏi sáu căn, sáu trần, sáu thức là Trời.
Qua khỏi bảy căn, bảy trần, bảy thức là Phật.
LOẠI |
TRẦN |
THỨC |
CĂN |
Nước |
Sắc |
Thấy |
Nhãn |
Đất |
Thinh |
Nghe |
Nhĩ |
Cỏ |
Hương |
Hửi |
Tỷ |
Cây |
Vị |
Nếm |
Thiệt |
Thú |
Xúc |
Rờ |
Thân |
Người |
Pháp |
Tưởng |
Ý |
Trời |
Huệ |
Hiểu |
Trí |
Phật |
Chơn |
Biết |
Tánh |
Người hướng cảnh Phật vui thay,
Bằng lui sụt xuống như loài cỏ cây,
Không yên, khổ, trật, sái hoài,
Trẻ nhỏ giống người lớn, hay vô cùng,
Người già trở lại ác hung,
Làm sao chấp nhận, thang chung muôn người.
Thế mới biết thiện yên vui,
Lành là đi tới, sống đời thuần lương,
Chúng sanh tiến hóa sự thường,
Bắt đầu là trẻ con nương thai bào.
1. Từ có nước trước mới đến đất, cỏ, cây, thú, người, trời, Phật.
2. Từ có sắc trước mới đến thinh, hương, vị, xúc, pháp, huệ, chơn.
3. Từ có thấy trước mới đến nghe, hửi, nếm, rờ, tưởng, hiểu, biết.
4. Từ có mắt trước mới đến tai, mũi, lưỡi, thân, ý, trí, tánh.
Bất luận ở cảnh giới nào,
Có đủ quyến thuộc nương vào trần căn,
Nhà cửa của cải lăng xăng,
Như thân có đủ ba phần không sai,
Đầu, mình thân thể, chân tay,
Trần, căn, thức đủ nối dài kiếp sanh.
Đủ hai bốn giới đành rành,
Một giới gồm đủ 23 thành giới kia.
Thấp thì có giới hoặc chưa,
Cao hơn đủ giới đã, vừa đang sanh.
Cho nên Phật tức chúng sanh,
Chúng sanh tức Phật, tri hành sáng thông.
Danh khác nhau, thể tương đồng,
Sớm trể đôi bửa, do lòng tịnh chưa ?
Trình độ giác ngộ cao, vừa,
Biết mục đích, sớm thích ưa đạo mầu.
Kỉnh bậc tiền bối tiến mau,
Không ưa, vô đạo không sao thoát nàn.
IV. LỤC CĂN THANH TỊNH
Lục căn thanh tịnh vui an,
Bỏ đen ác, trắng thiện càng vui hơn.
Lục trần chất bụi dính chơn,
Nhiễm ô khó rửa, mê hồn ác hung,
Lục trần như nấm mả chung,
Chôn lấp căn thức vẩy vùng sao ra,
Căn trong trần như thây ma,
Thức như giòi tửa phá gia tan tành.
Loài thú thấp hèn tưởng rằng,
Loài người vui sướng, sắc, thanh, vị, mùi.
Trái lại.
Loài người quá khổ chán rồi,
Vì trần hai loại thú người in nhau.
Người ý thức muốn lên cao,
Là do kinh nghiệm, trước sau khổ nàn.
Nên muốn xa lánh trần gian,
Diệt căn, dứt thức, lục trần quét luôn.
Làm trời, Phật vui sướng hơn,
Lấy tinh thần thay vật chất, sạch trơn não phiền.
Sống đạo lý được vui yên,
Không không trong sạch, lụy phiền chẳng vương.
Như học trò giữ mực thường,
Mỗi năm mỗi lớp, con đường tiến thân.
Tham lam thái quá khổ thân,
Bất cập khổ hại chuyển vần không thôi.
Tiếng nói sát lục căn rồi,
Trảm trần, diệt thức là hồi biết tu,
Không phải giết bỏ cái ngu,
Mà biết chuyển hóa để tu tập dần.
Lấy trí tánh làm căn thân,
Huệ chơn chánh pháp làm trần hay ho.
Bỏ qua tham chấp không lo,
Cảnh giới người thú, không cho bận lòng.
Không tham, không tiếc thong dong,
Giác ngộ, giải thoát, thoát vòng tử sanh.
Nơi loài người có mười tám giới:
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý thiếu xấu là ác căn.
Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp nhiều tốt là ác trần.
Thấy, nghe, hửi, nếm, rờ, tưởng có có là ác thức.
Tức là mười tám cõi địa ngục.
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý lành tốt là thiện căn.
Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp ít xấu là thiện trần.
Thấy, nghe, hửi, nếm, rờ, tưởng không không là thiện thức.
Tức là mười tám cõi thiên đường.
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý vọng động là ma căn.
Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp cấu loạn là ma trần.
Thấy, nghe, hửi, nếm, rờ, tưởng mê nhiễm là ma thức.
Tức là mười tám cõi ma.
Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý chơn như là Phật căn.
Sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp tịnh định là Phật trần.
Thấy, nghe, hửi, nếm, rờ, tưởng không mê nhiễm là Phật thức.
Tức là mười tám cõi Phật.
V. LOÀI NGƯỜI QUÊN CĂN BỔN.
Có nên bênh loài người chăng?
Đáp: Không thể vì loài người quá tham.
Loài người và thú in nhau,
Khác nhau cách sống, ác cao hay hiền.
Thú thì một giết một con,
Không biết phá hoại môi trường chung quanh.
Loài người mê hoặc nhơn sanh,
Vi trùng thế giới, giòi tanh địa cầu,
Như cây võ trụ sanh sâu,
Chính sâu trở lại làm sầu chết cây,
Quá gian ác, nguy hại thay,
Một lần tàn hại, giết ngay muôn người,
Phá luôn thế giới Phật trời,
Người như thế khác chi đời ma vương,
Tự chiêu kỳ họa thế thường,
Dù thương không thể tìm đường cứu nguy.
Đem người với thú so bì,
Người ác hơn thú do vì tham gian.
Cũng có người biết tìm đàng,
Tấn hóa đạo đức, nhẹ nhàng vui yên,
Chọn cho mình nếp sống hiền,
Xem nhẹ cái chết, tùy duyên với đời.
Học trò lên lớp nghĩ ngơi,
Từ không biết, biết đến nơi hoàn toàn.
Đi trước đến trước vui yên
Người đi sau tiếp nối duyên bao người.
Thân người dầu có mất rồi,
Mặt đất hoang vắng không người tới lui.
Như trường học nghĩ hè thôi,
Lâu về sau cũng có người, học sinh,
Lớp sau tiếp tục hành trình,
Cũng học, rồi nghĩ, cũng sinh ra hoài.
Loài người có mặt ở đời,
Không phải lo đúc giống nòi người ta,
Lo ăn mặc ở rầy rà,
Đua tranh danh lợi cùng là tình yêu,
Cuống cuồng, quanh quẩn bao nhiêu,
Sanh ra rồi diệt, lắm điều thảm thương.
Kìa ai học giỏi thì yên,
Thi đậu vui vẻ chờ duyên tiến lần.
Trái lại địa ngục, lục trần,
Chôn lấp đè nặng, hành hình khổ nguy,
Lục thức đau khổ diệt đi,
Khó mà sống lại, điên thì diệt tiêu.
Càng hay giỏi càng thêm điều,
Nặng nề trói buộc như tù khổ đau.
Đã đành có trước có sau,
Có cao, có thấp chậm mau kiếp người,
Lên cao nhìn lại sợ rồi,
Kẻ thoát ra được, thương người còn vương,
Tham sân si khổ đoạn trường,
Không biết lối thoát thảm thương một đời.
VI. CĂN BẢN ĐẦU TIÊN
Địa cầu là bọt nước thôi,
Mặt nước phản chiếu thấy nơi sắc trần,
Cái thấy hình dạng sắc căn,
Sắc thức sự sống nước hằng lung linh.
Về sau khi có chúng sanh,
Cái thức xúc đối, sắc trần thọ sanh,
Tư tưởng tượng nhãn căn thành,
Cho thân huyển ngã, nước sanh đủ màu.
Đất cù lao nổi lên cao,
Đất là thể chất, đụng vào kêu khua,
Gọi thinh trần, tiếng nhỏ to,
Thinh căn nghe được tiếng do các loài,
Sự sống biết, thinh thức đời,
Về sau xúc đối, thinh trần thọ sanh,
Tư tưởng tượng nhĩ căn thành,
Cho thân huyển ngã, âm thanh dồi dào.
Cỏ do tứ đại chuyển giao,
Hương trần có mặt, biến sao lắm mùi,
Cỏ có lỗ hơi hít thâu,
Hương căn thành tựu, nối cầu thức sanh,
Hương thức xúc đối hương trần,
Biến sanh thọ cảm, tượng lần tỷ căn,
Cho xác thân sống trong trần,
Tiện lợi khỏi khổ, cỏ thân đủ mùi
Cây do thời tiết đổi thay,
Nên sanh lắm vị, chua cay cuộc đời,
Vị trần có mặt trên đời,
Cây có lỗ rút tượng thời vị căn.
Vị thức cái sống cây trần,
Thức xúc đối vị, thọ lần cảm duyên,
Tư tưởng tượng thiệt căn riêng,
Cho thân huyển ngã đủ duyên sống đời.
Cây có đủ vị cho đời,
Thọ già, cây nhập thai người sanh thân,
Người, thú, ma quỷ tùy trần,
Thọ cảm ưa chịu, thức dần biết khôn.
Thú do ấm tứ đại nên,
Sanh đủ cách, tác dụng tên xúc trần
Thân hình đầy đủ tay chân,
Nắm rờ đồ vật, xúc căn hình thành,
Xúc thức sự sống trưởng thành,
Xúc đối ngoại cảnh thọ dần tượng nên,
Tư tưởng tượng thân căn nền,
Cho thân huyển ngã bình yên giữa đời.
Thú có thân thể rong chơi,
Tưởng già, thú nhập thai người sanh thân,
Hoặc làm ma trong cõi trần,
Hoặc sanh thiên giới hưởng phần vui yên.
Tư tưởng tượng thức diệu huyền,
Gọi tên tưởng thức là duyên cuộc đời.
Từ loại thú tiến lên người,
Bởi do xúc chạm lâu ngày mở mang,
Khéo hay chế biến việc làm,
Vô thường tương đối, pháp trần hay ho.
Con người hay tưởng nhớ lo,
Pháp căn có mặt để cho cuộc đời,
Thêm phần vui vẻ xinh tươi,
Sự sống pháp thức, gọi mời các duyên,
Thức xúc đối trần hiện tiền,
Sanh ra cảm thọ tượng liền ý căn,
Tạo sự tiện lợi cho thân,
Người đủ phương pháp nên lần thọ sanh,
Nhập thai người thú hoặc thành,
Ma quái, hoặc chuyển kiếp sanh làm trời.
Người đủ duyên phước đức rồi,
Đi tắt, nhảy lớp đến nơi niết bàn.
Thức cử động, hành hàm tàng,
Kêu là hành thức, biết làm khéo hay.
Ý căn chịu tác động này,
Do thức điều khiển ý hay linh hồn.
Sau khi chết xác rã tan,
Vẫn còn bóng dạng thức thần phiêu lưu.
Nếu người tu tập định nhiều,
Ý thêm cứng vững biết siêu vượt đời.
Có thể biến hóa như trời,
Đến lui cảnh giới các nơi thanh nhàn.
Phật trời, ma quỷ, thánh phàm,
Khác nhau ở chỗ chánh tà, giả chân,
Thiện ác, có thể biệt phân,
Ác đen hư ảo, thiện phần trắng trong.
Bền dài bóng thức Phật thân,
Sắc vàng chói rực, kim thân đời đời.
Thân là ta[2], thật rạng ngời,
Thân giác, thân thức, sống đời bền lâu.
Thân giác ngộ có từ đâu?
Nơi ấm tứ đại kết mầu nhân duyên.
Đất đặc dưới, khoảng không trên,
Rể rút chất sống, nuôi trên lá cành,
Cây cỏ càng vượt lên nhanh,
Tùy kẹt đất đá định hình theo duyên.
Khoảng không nắng tuyết, mưa sương,
Bẩm thọ khí tánh theo đường tiến thân.
Hướng nào có nước, có phân,
Cỏ biết bò ngả kiếm trần uống ăn,
Người gọi nhánh lá là trên,
Côn trùng trong đất, xem trên rể tàng.
Cho đến căn nữ, căn nam,
Do duyên khởi từ cây lên đến người.
Các pháp tương đối nơi ngoài,
Thọ cảm tương đối khi vầy, khi kia.
Thọ cảm có hai phân chia,
Ghét thương, mừng giận, thích ưa, nhàm lìa.
Khi thì muốn, lúc lại chê,
Do nơi thọ thức, nắng mưa theo chiều.
Pháp tương đối cảm thọ theo,
Tình dục phát khởi cỏ theo duyên trần.
Âm dương tương đối có thân,
Thú có đực cái theo hình thức cây.
Loài người nam nữ theo đây,
Hành thức của thú kết rày duyên nhân.
Trời còn bóng thức loại nhân,
Tiên nam, tiên nữ định phần an yên.
Đến Phật cái sống tự nhiên,
Trọn lành, trọn sáng, không thiên, không dời.
Tương đối là pháp khổ đời,
Nếu còn phân biệt, chưa rời khổ đau.
Vậy thì
Cỏ có tình thọ sanh cây,
Cây có đực cái, vui vầy không dâm,
Thú tư tưởng mạnh khó dằn,
Giao dâm tạo giống sắc căn có rồi.
Người còn nhục dục theo đòi
Sinh ra nam nữ, theo loài súc sanh.
Trời biết quấy, bỏ đoạn đành,
Không còn khổ nạn, biến thành chư thiên.
Phật là giác chơn tự nhiên,
Có kinh nghiệm, đã vững yên tinh thần.
Học hiểu chán sợ tử sanh,
Mau lo tiến hóa, cảnh thanh đợi chờ.
Bỏ đi lớp nhỏ dại khờ,
An vui diệt khổ, đến bờ chơn như./.
[1] . Tất cả những đoạn chữ nghiêng là nguyên văn chơn lý của Đức Tổ Sư.
[2] Chơn ngã
Tác giả: Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang
NT. Tuyết Liên chuyển thơ
-----oo0oo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Trên mặt nước ( NT. Tuyết Liên (chuyển thơ) , 2724 xem)
Chơn Lý - Tổ sư Minh Đăng Quang (Sách PDF) ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 68296 xem)
Chơn Lý 51 - Quan Thế Âm ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 34387 xem)
Chơn Lý 1 Võ Trụ Quan ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 25214 xem)
Lời Giới Thiệu Chơn Lý ( Hòa thượng Pháp sư Giác Nhiên , 16787 xem)
Tinh hoa Chơn lý ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 14411 xem)
Chơn Lý 63 - Đạo Phật Khất sĩ ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 9166 xem)
Chơn Lý 64 - Khổ và vui ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 9170 xem)
Chơn Lý 61 - Hòa Bình ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 6242 xem)
Chơn Lý 66 - Pháp học Cư sĩ ( Tổ sư Minh Đăng Quang , 8623 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ