Trang chủ > Giáo Pháp KS > Các Bài Viết

Cảm niệm ân đức Hòa thượng Thích Giác Lượng

Tác giả: TK. Giác Hoàng.  
Xem: 6618 . Đăng: 13/12/2020In ấn

Cảm niệm ân đức Hòa thượng Thích Giác Lượng

Kính bạch chư Tôn đức,

Hôm nay, ngày 12/12/2020, trời Cali một màu tuyết trắng, nước Cờ Hoa mờ nhạt ánh trăng vàng, tại Tổ đình Nam Trung – Khánh Hòa – Việt Nam, hàng môn đồ tứ chúng đệ tử, ngậm ngùi tiễn biệt một bậc Tăng trưởng của Phật giáo Khất sĩ hải ngoại, bậc Ân sư của Giáo đoàn III, Nguyên Phó Tổng Thư ký Viện Hành đạo GHTGKSVN, Nguyên Trị sự trưởng Giáo đoàn III về cõi Phật.

Kính bạch quý Ngài,

Dẫu biết nhân gian là quán trọ, thời gian là thông điệp của vô thường, sanh tử đến đi đều là mộng, nhưng không làm sao tránh khỏi bùi ngùi, kính tiếc một bậc chân tu dấn thân phụng sự Phật pháp và Dân tộc đã xả bỏ huyễn thân, thâu thần thị tịch!

Trong giờ phút trầm mặc thiêng liêng này, dẫu có ngàn lời văn chương, thơ ca tán tụng công hạnh của Trưởng lão Hòa thượng cũng không thể diễn tả được trọn vẹn tấm lòng quý kính của chúng con đối với Ngài. Tuy nhiên, chúng con cũng xin mượn ngôn ngữ văn tự quy ước, pháp chế định của nhân gian giãi bày tâm can của chúng con. Kính mong Trưởng lão Hòa thượng thùy từ chứng giám!

Kính bạch Giác linh Trưởng lão,

Trong giờ phút này, cho phép chúng con được thưa với Ngài bằng danh từ “Sư Ông”, một danh từ rất thân thương khi chúng con cung kính gọi Ngài “Sư Ông Giác Lượng”, và Ngài cũng hoan hỷ tự xưng mình bằng danh từ “Sư Ông” khi dạy bảo, hỏi thăm chúng con!   

Kính bạch Giác linh Sư Ông Hòa thượng,

Cuộc đời của Ngài hy hiến cho Đạo pháp và yêu quê hương lớn lao quá. Chúng con hàng hậu bối chỉ được nghe các câu chuyện, những gương hạnh của Sư Ông do các bậc Tôn túc trong Giáo đoàn lưu truyền, trong các bức hình thân tình khi các bậc Tôn túc trong Giáo đoàn đi hành đạo tại Mỹ chia sẻ với chúng con. Điều may mắn đối với chúng con là có lần được cung đón Ngài qua đất Ấn thăm các di tích lịch sử một thời hưng thịnh ở Trung Ấn Độ năm 2005 và chuyến hóa đạo truyền Tam quy, Ngũ giới cho các Phật tử tại Ấn Độ năm 2006.

 

Chuyến đi với Ngài năm 2005 gồm có con, Ni trưởng Cảnh Liên, Ni sư Lãnh Liên, Ni sư Hiếu Liên, Sư cô Hòa Liên, Sư cô Tuyền Liên và Sư cô Đạo Hiếu. Trải bao năm tháng, hình ảnh của Ngài dung dị với chiếc y Khất sĩ bá nạp đặc trưng vẫn còn hiển hiện mãi trong tâm các con đã có duyên cận kề thị giả đồng hành. Ngài quan tâm lân mẫn và nêu cao chí khí của đấng trượng phu xuất trần, gieo vào tâm trí của những ai có duyên yết kiến. Thật là một duyên phước cho chúng con!

Chuyến hoằng pháp và truyền Tam quy Ngũ giới cho người dân nghèo khổ (dalit) quy y theo Phật giáo theo phong trào của tiến sĩ Ambedkar tại Nagpur vào năm 2006 là một nhân duyên lớn. Lúc bấy giờ, một số chúng con đã rời Ấn Độ, còn lại Thượng tọa Giác Phổ và một vài vị Tăng Ni khác đang học ở Ấn Độ đồng hành với Hòa thượng. Nhìn hình, chúng con thấy Ngài vẫn dung dị như thuở nào, có lẽ đây là chất liệu cố hữu của một vị Sư Khất sĩ Việt Nam, thật trân quý biết bao!

Theo lời Đại đức Giác Nhường kể lại, nhân chuyến hoằng pháp của Đại đức tại Hoa Kỳ, Đại đức Giác Nhường đến đảnh lễ Sư Ông, cũng là một kỷ niệm đẹp mà Đại đức Giác Nhường gởi đến cho con, xin được phép đươc trích lại nguyên văn:

Nhân chuyến thăm quý sư và thuyết giảng cho Phật tử tại Hoa Kỳ, chúng con đã đến đảnh lễ Trưởng lão Hoà thượng Giác Lượng - Sư Ông của chúng con, nhưng hôm đó, không phải là đến Pháp Duyên Tịnh xá mà là đến bệnh viện nơi Sư Ông đang dưỡng bệnh. Lúc con bước vào quỳ xuống đảnh lễ, Sư Ông cầm tay con và hỏi "Giác Nhường mới qua hả con?". Thật sự, chúng con rất kinh ngạc, một câu hỏi đã phá đi ranh giới của thời gian - dù từ ngày xuất gia đến thời điểm đó chúng con chưa một lần diện kiến Sư Ông, trước đó trong lòng con nghĩ, Sư Ông sẽ hỏi "Con pháp danh gì? Đệ tử ai? ..." nhưng khi nghe câu hỏi "Giác Nhường mới qua hả con?", chúng con cảm thấy hết sức ấm áp và thâm tình, như một đứa cháu mới đi công tác nơi xa về lại với Sư Ông vậy.

Sau đó, Sư Ông nói chuyện, dù không ở Việt Nam, nhưng quý sư làm đạo thế nào thì Sư Ông cũng biết rõ. Sư Ông tiếp tục câu chuyện, Sư Ông nói là cả đời hoằng pháp ở hải ngoại, nhưng chưa làm được việc gì để đền ơn Đức Thầy và Giáo đoàn, giờ tâm nguyện Sư Ông là xây dựng Tổ đình của Giáo đoàn III tại Hoa Kỳ, và xây dựng Tăng đoàn như buổi ban đầu của Đạo Phật Khất sĩ. Rồi Sư Ông… im lặng một lúc, Sư Ông nói tiếp: "nhưng chắc không kịp!"...

Thế rồi, hai năm sau cũng nhân chuyến đi thuyết giảng cho Phật tử tại Hoa Kỳ, chúng con đã đến Pháp Duyên Tịnh xá để đảnh lễ vấn an sức khỏe Sư Ông, và cũng được nghe lại tâm nguyện xây dựng Tổ đình Giáo đoàn III và Tăng đoàn Khất sĩ như xưa.

Lần đó cũng là lần cuối cùng con được gặp Sư Ông. Dù nhân duyên chỉ đôi lần được đảnh lễ Sư Ông và thời gian gần gũi không bao lâu, nhưng chúng con cảm nhận rất sâu sắc về tâm nguyện lớn lao mà những năm tháng cuối đời Sư Ông phát nguyện. Dù rằng tuổi cao, sức mòn, rất khó thực hiện, Sư Ông biết thừa, nhưng Sư Ông vẫn truyền trao tâm nguyện ấy cho thế hệ nối tiếp, thế hệ kế thừa. Và hôm nay, duyên trần đã mãn, Sư Ông đã về cảnh Phật, nhưng tâm nguyện ấy cũng đã được truyền trao lại cho thế hệ tiếp nối, tâm nguyện ấy sẽ tiếp tục được thực hiện!”

Kính bạch Sư Ông Hòa thượng,

Một trong những gương hạnh cao quý của Ngài mà chúng con mãi mãi khắc ghi và quý kính là sự hiếu kính tuyệt đối đối với Đức Thầy Giác An khi còn ở quê nhà mà chúng con được nghe kể lại. Từ ngày Ngài xuất gia, được duyên hầu cận Đức Thầy, Ngài tận tụy hết mực, không quản ngày đêm, không từ khó nhọc. Các Phật sự trọng đại của Đức Thầy luôn có bàn tay thị giả của Hòa thượng chung cùng. Ngài với Đức Thầy Giác An như bóng với hình, hỗ trợ mọi công tác điều hành trong giai đoạn hóa đạo ở miền Trung lắm gian nan, nhiều vất vả, nhưng cũng nhiều hỷ lạc. Thật là một tấm gương pháp tử hiếu đạo sắc son trọn vẹn với Đức Thầy mà chúng con được duyên nghe đến và truyền tụng!

Đến năm 1971, Đức Thầy viên tịch, tổ chức của Giáo đoàn III còn non trẻ, Ngài với chư Tôn đức trong Giáo đoàn chung lo hiếu sự suốt cả một tuần trọn vẹn trước sau. Lời thơ dạt dào tình cảm và quý kính của Sư Ông dành cho Đức Thầy còn ghi lại trong băng cassette phổ biến đến tận ngày nay. Khi qua hải ngoại, dù bận Phật sự là vậy, thế mà Ngài dành thời gian tu chỉnh và xuất bản cuốn LƯU KỶ, ghi lại sự kiện Đức Thầy Giác An không sót chi tiết nào, thể hiện hiếu tâm vô cùng son sắc đối với Đức Thầy. Gương hạnh ấy chúng con ngàn đời ghi tạc!


Kính bạch Giác linh Sư Ông Hòa thượng,

Khi chúng con bắt đầu đăng trình du học, các miền tịnh xá ở Việt Nam còn khó khăn nhiều, Sư Ông đã dành tịnh tài của Tịnh xá Pháp Duyên mà cho chúng con (Giác Hoàng, Liên Hiếu, Liên Hòa) trong buổi ban đầu và có lẽ cũng cho các vị khác trong Giáo đoàn III và các Giáo đoàn khác mà chúng con không được biết. Ngẫm lại, Sư Ông tuy sống ở hải ngoại nhưng có điều kiện gì lắm đâu, Tịnh xá Pháp Duyên thuộc thành phố San Jose, thuộc tiểu bang Califonia, là ngôi tịnh xá đầu tiên của Sư Ông dựng lập với biết bao kỷ niệm gắn bó suốt mấy mươi năm cuộc đời, Sư Ông còn không đủ điều kiện để duy trì nó, vậy mà Sư Ông vẫn giúp chỗ này vài trăm, cho chỗ kia đôi ngàn trong các Phật sự Lễ đặt đá, Lễ khánh thành, từ thiện, ấn tống kinh sách pháp bảo Chơn lý. Đặc biệt, Sư Ông còn dành dụm và kêu gọi Phật tử hỗ trợ trùng kiến Tịnh xá Ngọc Duyên, ngôi tịnh xá do Sư Ông dâng cúng đất và góp phần xây dựng thuở ban đầu. Ngẫm nghĩ lại, thương thật thương, kính thật kính, quý thật quý gương hạnh của Sư Ông!

Kính bạch Giác linh Sư Ông,

Đọc lại hành trạng của Ngài do chúng con sưu tầm, ghi lại được mà lòng cảm xúc dạt dào. Cả cuộc đời Sư Ông sống đúng nghĩa là “xả kỷ vị tha”, tận hiến cho Phật pháp và nhân sinh. Dẫu là xa quê hương, xa Tổ quốc mà lòng Sư Ông luôn hướng về quê hương, Tổ quốc, đồng bào, đến Tổ Thầy, con cháu. Việt Nam sử thi là trường ca tự hào về dân tộc, là giấc mơ của Sư Ông về một Việt Nam hùng cường hào khí mà Sư Ông đang sáng tác dang dở, là một bằng chứng hùng hồn nói lên tấm lòng yêu nước nồng nàn bất tận của Sư Ông.  

Hôm nay đây, tại Tổ đình Nam Trung (Tịnh xá Ngọc Tòng, TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), môn đồ pháp quyến và hiếu quyến của Sư Ông đều khấu đầu phủ phục trước Giác linh đài, bày tỏ hiếu tâm đến Sư Ông, cầu nguyện Giác linh Sư Ông thượng phẩm thượng sanh, hồi nhập Ta-bà, nối tiếp chí nguyện mà Sư Ông chưa hoàn thành viên mãn, dìu dắt và đồng hành với chúng con các Phật sự tại hải ngoại và quê nhà.

Cuộc đời của Ngài thật là:

MỘT TẤM GƯƠNG SÁNG NGỜI VỀ HIẾU ĐẠO

MỘT TẤM LÒNG VÌ ĐẠO QUÊN THÂN

MỘT TRÁI TIM NHIỆT HUYẾT KHẮP XA GẦN

MỘT LÝ TƯỞNG, MỘT NIỀM TIN PHẬT PHÁP.

Nam-mô Trưởng lão Hòa thượng Tôn sư thùy từ chứng giám.

TK. Giác Hoàng

----ooOoo----

Nguồn: daophatkhatsi

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ