Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư

TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ buổi pháp thứ 2 tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang

Tác giả: Ban TT - TT Hệ phái.  
Xem: 478 . Đăng: 29/06/2024In ấn

TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ buổi pháp thứ 2 tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang

 

Tiếp nối chủ đề “Hành trang của người Khất sĩ”, TT.Giác Nhường - Phó thư ký HPKS, Phó Thư ký kiêm Trưởng Ban Thông tin Truyền thông GĐ.III HPKS, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS PG tỉnh Đắk Nông, đã tiếp tục có những chia sẻ đến chư hành giả an cư tại trường hạ Pháp viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM), chiều 26/6/2024 (21/5/Giáp Thìn).

 

 

Nhấn mạnh phương châm của Tổ sư truyền dạy: “Nối truyền Thích Ca chánh pháp - Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam”, thông qua đó, Thượng tọa đã đề cập đến hai vấn đề chính trong “Hành trang của người Khất sĩ”, đó là: “Các pháp được trang bị cho người Khất sĩ và “Sự ứng dụng pháp truyền thống trong tu tập, phụng sự”.

Đối với “Các pháp được trang bị cho người Khất sĩ”, Thượng tọa trích từ bài kinh Makhàdeva thuộc kinh Trung bộ - Số 83, thuật lại lời của Đức Thế Tôn như sau: “Chính là Thánh đạo Tám ngành này, tức là Chánh tri kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh mạng, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định. Này Ananda, đây là truyền thống tốt đẹp được Ta thiết lập, và truyền thống ấy đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Này Ananda, về vấn đề này, Ta nói như sau: ‘Truyền thống tốt đẹp này do Ta thiết lập, hãy tiếp tục duy trì. Các Ông chớ có thành người tối hậu sau Ta’.”.

Qua đó, Thượng tọa chỉ rõ 2 ý nghĩa trong phương châm “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” của Tổ sư: 1. Chính là sự y cứ theo lời dạy của Đức Phật, nối truyền theo chánh pháp do chính Đức Phật thiết lập và được Ngài khẳng định. Đó không gì khác ngoài Bát chánh đạo, một truyền thống tốt đẹp đưa đến yểm ly, ly tham, đoạn diệt, tịch tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn; 2. Dẫu “Thích Ca chánh pháp” bao gồm nhiều giáo pháp do Đức Thế Tôn tuyên thuyết, song, con đường Bát chánh đạo được Ngài đặc biệt khẳng định do chính Ngài thiết lập và căn dặn các đệ tử và hàng hậu học tiếp tục duy trì, không để đứt đoạn. Tổ sư đã thực hiện việc nối truyền, tiếp nối ấy.  

Từ phương châm ấy, Tổ sư đã xác định phương hướng xây dựng Giáo hội Tăng già Khất sĩ theo con đường tu tập giới - định - tuệ và khẳng định đạo Phật chính là đạo Bát chánh. Điều này cũng được Tổ sư xác lập trong bài Chơn lý “Cư sĩ”: “Giáo hội Tăng già Khất sĩ tu giới - định - huệ. Người cư sĩ đi vào đời đầy gian nguy cần phải mang theo giới - định - huệ”; hay trong Chơn lý “Y bát chơn truyền”: “Người Khất sĩ có 3 pháp tu học vắn tắt là giới - định - huệ”.

 

 

Bên cạnh đó, trong Chơn lý “Đạo Phật Khất sĩ”, Tổ sư cũng đã nói về Giáo lý Khất sĩ như sau: “Một là dứt các điều ác, hai là làm các điều lành tùy theo nhơn duyên cảnh ngộ, không cố chấp, vì lẽ không có thì giờ dư dả, và cũng biết rằng: Các việc lành là để trau tâm, vì tâm mà làm sự phải, chớ không ngó xem nơi việc làm kết quả và ba là cốt yếu giữ lòng trong sạch”.

Giáo lý Khất sĩ cũng được Tổ sư dạy rõ trong Chơn lý “Pháp chánh giác”: “Pháp chánh giác có ra là do tứ diệu đế. Pháp là chánh giác, là pháp của trong tứ diệu đế, do tứ diệu đế sanh ra (…) Pháp Chánh Giác này là gồm cả 37 pháp chánh giác Bồ Đề: (4 xứ niệm, 4 dứt đoạn, 4 thần thông, 5 căn bổn, 5 sức lực, 7 ý giác, 8 chánh đạo; cộng là 37 pháp chánh giác). Cách tu thành đạo của Phật cùng chư Bồ-tát, tuy giải sơ lược nhưng quý báu vô cùng. Chính đó là phép tu thành đạo, đắc đủ lục thông, A-la-hán, vốn không sai chạy, chúng ta nên phải thường lặp đi lặp lại, mới nhận thấy rõ kết quả”.

Song, Thượng tọa lưu ý rằng, 37 pháp này không phải do Đức Phật thiết lập, mà là các pháp do Đức Phật tu tập chứng ngộ, như trong kinh Đại bát Niết-bàn thuộc kinh Trường bộ - Số 16, Đức Phật chỉ rõ về các pháp do Ngài tu tập chứng ngộ: “Này các Tỷ-kheo, thế nào là các pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy, các ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng, tu tập và truyền rộng để cho phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người? Chính là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Thần túc, Năm căn, Năm lực, Bảy Bồ-đề phần, Tám Thánh đạo phần”.

Hay trong bài Thanh tịnh thuộc kinh Trường bộ - Số 29, Đức Phật cũng dạy rõ: “(…) những pháp do Ta tự chứng tri và tuyên bố cho các Ngươi, tất cả các Ngươi hãy hội họp lại và tụng đọc lại, chớ có cãi lộn nhau, nhưng hãy so sánh các nghĩa với nhau, các câu với nhau để cho phạm hạnh này được tồn tại lâu dài, được an trú lâu dài, vì hạnh phúc cho muôn loài, vì an lạc cho muôn loài, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì an lạc cho chư Thiên và cho loài Người (…) Những pháp ấy là Bốn Niệm xứ, Bốn Chánh cần, Bốn Như ý túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Giác chi, Tám Thánh đạo”.

Ngoài những pháp thực hành trên, Tổ sư cũng thiết lập một pháp hành khác, đó là “sống chung tu học”. Thượng tọa nhận định: “Dựa trên ý pháp của Tổ sư có thể khẳng định, ‘sống chung tu học’ chính là pháp sống của người Khất sĩ, nhằm ôn lại những pháp tu truyền thống của Tăng đoàn thời Đức Phật, thể hiện mong muốn của Tổ sư trong việc nối truyền các truyền thống tốt đẹp mà Đức Phật đã thiết lập. Đây cũng là lý do vì sao các khóa tu truyền thống được hình thành, xoay quanh việc Tăng Ni Khất sĩ cùng tu tập, tái hiện lại hình ảnh Tăng đoàn thời Đức Phật qua các nghi thức thiền hành, thiền tọa, khất thực, cách đi-đứng-ngồi-nằm theo Luật nghi Khất sĩ v.v…”.

 

 

Qua sự xác lập của Tổ sư, Thượng tọa nhận định, việc thực hành tu tập giới - định - tuệ, cùng với việc tuân thủ các trình tự tu tập do Đức Phật chỉ dạy, chính là các pháp được trang bị cho người Khất sĩ trên con đường nối truyền Thích Ca chánh pháp - Bát chánh đạo. Bên cạnh đó, việc tu tập để đưa đến thành tựu, dẫu ở bất kỳ pháp thực hành nào, đều cần đảm bảo sự nhiệt tâm, không thụ động và tỉnh giác, chánh niệm. Đây cũng là những điều được Thượng tọa đặc biệt lưu ý thông qua các bản kinh do Đức Phật thuyết giảng, được Thượng tọa trích dẫn trong thời pháp thoại.

Nhắc đến khía cạnh “Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam” theo ý pháp của Tổ sư, Thượng tọa trích dẫn trong Chơn lý “Hòa bình”, ghi rõ: “Khất sĩ chúng tôi tập nối truyền chánh pháp của Thích Ca Mâu Ni, xuất hiện nơi xứ Việt Nam này, với mục đích là noi y gương Phật, thay Phật đền ơn và đáp nghĩa chúng sanh trong muôn một, đang thời nạn khổ”; hay trong Chơn lý “Đạo Phật Khất sĩ”, Tổ sư nói: “Đạo Phật không phải là học Phật, hay Phật pháp. Vì Phật pháp là giáo lý giác ngộ phương tiện tùy duyên của Phật, dạy cho mỗi chúng sanh khác nhau. Còn học Phật là kẻ đang học giáo lý của Phật, mà chưa thực hành. Trái lại, đạo Phật là sự thật hành để thành Phật, là sự tu giống y theo Phật! Con đường ấy là Khất sĩ, là Tăng, là đệ tử Phật sau này, là giới luật y bát chơn truyền vậy”.

Theo đó, Thượng tọa khẳng định: “Qua ý pháp của Tổ cho thấy lý do vì sao Tổ dùng đạo Phật Khất sĩ để nói về Tăng đoàn của mình chứ không dùng Phật giáo Khất sĩ, ý nói lên sự phổ rộng của đạo Phật với giáo lý vi diệu thâm sâu, chứ không chỉ gói gọn trong kẻ học giáo pháp ấy mà chưa thật hành trì. Trong nhiều bản Chơn lý, Tổ sư cũng đã khẳng định về ý nghĩa thậm sâu của đạo Phật đưa đến đạo Phật Khất sĩ, tức cái chung nhất, không có sự phân biệt tông phái. Về sau có sự thay đổi trong cách gọi đạo Phật Khất sĩ thành Phật giáo Khất sĩ hay Hệ phái Khất sĩ, xuất phát từ việc chúng ta trở thành một trong 9 thành viên sáng lập GHPGVN, từ đó trở thành một hệ phái của Phật giáo Việt Nam”.

Khép lại buổi giảng, Thượng tọa đã trích dẫn nhiều bài kinh, qua đó chỉ rõ tường tận cho chư hành giả về các phương pháp, cũng như lộ trình tu tập của một vị xuất sĩ để đạt đến con đường giải thoát, theo lời dạy của Đức Phật và Tổ Thầy. Từ dây, Thượng tọa sách tấn chư hành giả nên dành thời gian tìm hiểu, suy tư về kinh sách, Chơn lý của Tổ sư, Luật tạng… để mở rộng sự hiểu biết, bồi đắp trí tuệ đạo hạnh, làm hành trang vững vàng cho sứ mệnh của người Khất sĩ trên con đường tầm cầu giải thoát luân hồi.

 

Một số hình ảnh tại buổi giảng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban TT-TT Hệ phái

-----ooOoo-----

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ