Trang chủ > Văn Hoá > An Cư

Tìm về nẻo chánh

Tác giả: Tịnh Vân.  
Xem: 5937 . Đăng: 17/05/2014In ấn

Tìm về nẻo chánh

 

Tịnh Vân - TX Ngọc Truyền - Tây Ninh

 

Xuất thân trong một gia đình nghèo, cho nên ở độ tuổi ăn học con đã lo cơm, áo, gạo, tiền phụ cho cha mẹ. Kiến thức học không rộng, Phật Pháp cũng không thông, niềm mơ ước lớn nhất đời con là thoát khỏi cái nghèo hèn, đói khổ.

Suốt những năm tháng ở xứ người, con luôn nỗ lực cố gắng làm việc mong có thật nhiều tiền, ngày nào cũng gom góp, tiết kiệm dồn hết tâm tư vào mơ ước. Ngày lại qua ngày con luôn tiếp tục dấn thân vào đời, dập vùi với cuộc sống, xa hoa, nhộn nhịp, muôn màu muôn sắc ở nơi thành phố năng động. Lúc nào con cũng nhìn thấy sự thị phi lẫn lộn, bon chen giẫm đạp lên nhau để mà sống, người ta mãi chạy theo danh lợi. Ôi ! Người giàu sang, kẻ nghèo hèn cũng là con người nhưng sao họ sống thiếu tình người, cứ mải mê rượt đuổi theo tham vọng, để đồng hành với bao điều dối trá, vô số tội lỗi, càng nhìn càng thấy thật thảm thương và đáng sợ!

Con đã gắng hết sức thực hiện ước mơ, xây cho cha mẹ cái nhà khang trang và tìm công việc ổn định phù hợp sức khoẻ cho ba mẹ. Nhưng không hiểu sao khi đó, con lại không có cái niềm vui thật sự với những gì đang hiện hữu bên con, con luôn đặt ra trăm ngàn lý do, trăm ngàn câu hỏi? Cuộc đời này, cha mẹ, tài sản, danh lợi bên mình có thực sự là của mình vĩnh viễn không? Mọi thứ sao mờ ảo, vô thường vậy! Phải tìm đâu để được niềm an vui, hạnh phúc vĩnh viễn?... Khi màn đêm buông xuống, nhìn thành phố lên đèn, đông vui, mới lạ thu hút biết bao người, sao riêng con lại cảm thấy buồn bã chết lặng ở giữa nơi này... Không ngừng suy nghĩ mãi con quyết tìm về một nơi mà suốt thời gian làm ở xứ người con thường thăm viếng và nơi ấy có gì đó làm cho con suy tư, mỗi lần đến đó con thấy nhẹ nhàng, thoải mái, mọi nỗi ưu phiền đều tan biến và điều làm con ghi nhớ mãi là bức tranh có đề bốn câu thơ treo ở vách tường:

Trần thế âu là cảnh tạm nương,

Cũng như chiếc quán dựa bên đường.

Người đời là khách dừng chân tạm,

Rồi vội lui về nẻo viễn phương.

Nó luôn ẩn hiện trong đầu con, khiến con cảm thấy như đang chỉ hướng đi cho chính mình. Thật may mắn sao con được gặp Phật Pháp và con đã không bị sự cám dỗ của vật chất, không bị dục tình ô uế của thế gian làm cho vướng bận. Con quyết định xuống tóc xuất gia, vì con biết đây là con đường con phải đến và cũng chính là chốn dừng chân cứu cánh của đời con. Được sự ủng hộ của cha mẹ và lời dạy bảo của thầy về Phật Pháp, giúp con càng hân hoan, tôn kính Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hạnh phúc hơn nữa là con đã được về Tổ Đình ba tháng an cư. Ngày ngày con được nghe pháp, học kinh, được cùng đại chúng đi kinh hành, niệm Phật, công quả, quý nhất là những lời dạy sách tấn của quý Ni trưởng, Ni sư, Sư Cô giúp con ít nhiều hiểu về giáo lý của Phật là thế nào? Chân lý của Tổ Sư là gì? Hơn hết ở nơi này con đã tìm được cái hạnh phúc, niềm vui mà từ lâu con mong mỏi tìm kiếm. Con rất tự hào khi mình là con cháu Khất Sĩ, con luôn tôn thờ, tin tưởng Phật Pháp nhiệm mầu vi diệu, không sao có thể bày tỏ bằng lời. Vậy nên những điều mà con được học, được biết con sẽ cố gắng, hết sức cố gắng tinh tấn, tu tập học hỏi để đoạn lìa bớt phiền não, bước lên lối đi thanh cao, giải thoát.

Con rất mong tất cả ai đến với Đạo đều được tiêu tan mọi phiền não, thấy ấm áp hạnh phúc, được hưởng hương vị đậm đà của Đạo Pháp và từng lớp người đã ra đi cầu Đạo sẽ học tập, gặt hái thành tựu, dù như thế nào cũng không quên lý tưởng của chính mình, luôn luôn ghi nhớ lời Tổ dạy, Thầy dạy. Ai ai cũng đều tinh tấn, tu học, giữ giới, làm cho Phật Pháp phát triển rạng ngời, pháp môn mở rộng, để được xứng danh đạo Khất Sĩ Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp và cố giữ cho Phật Pháp được tồn tại mãi mãi.

 

BÀI LIÊN QUAN

An cư kiết hạ  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 6604 xem)

Đức Phật An cư Kiết hạ  (5575 xem)

Đức Phật với 45 năm mùa an cư kiết hạ.  ( Tỳ kheo Định Phúc , 6384 xem)

Ý Nghĩa An Cư Kiết Hạ  ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 5681 xem)

Ý nghĩa An cư kiết hạ  ( Đại đức Thích Kiến Nguyệt , 6256 xem)

Ba tháng an cư kiết hạ của người tu sĩ  (7156 xem)

Chí nguyện xuất gia  ( Tịnh Phước , 11225 xem)

Kỷ niệm mùa Hạ  ( Liên Minh , 5171 xem)

Ý nghĩa phát Bồ đề tâm  (11815 xem)

Lập Nguyện  ( Liên Hoà , 11225 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ