Trang chủ > Phật Học > Thiền
Thiền là gì?
Xem: 4766 . Đăng: 28/09/2014In ấn
Thiền là gì?
Như Tân
Việc tập thiền càng lúc càng trở nên một nhu cầu không thể thiếu của đông đảo con người, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Để đáp ứng phần nào nhu cầu trên, Ban Biên tập bắt đầu trang Thiền học với chuyên mục “Góc thiền tập” nhằm giới thiệu phương pháp tu thiền dành cho tất cả những ai có nguyện vọng bất luận là có theo tôn giáo hay không theo tôn giáo, thuộc sắc tộc này hay sắc tộc khác, thuộc nghề nghiệp này hay nghề nghiệp khác. Dù thuộc giới tính nào, tuổi tác hay địa vị nào, bạn hãy cùng bước những bước đầu tiên trên con đường thiền tập.
Vậy Thiền là gì? Muốn tu thiền cần những gì?
Con đường trước mặt chúng ta tuy xuất hiện từ thời xa xưa nhưng không phải là con đường nghiên cứu sách vở, sưu khảo chuyện quá khứ dù đó là thiền thoại hay ngữ lục mà là con đường khám phá nội tâm hiện tại. Con đường này có chức năng nới lỏng mối ràng buộc giữa chúng ta với những diễn biến bên ngoài và hướng sức tập trung của chúng ta vào bên trong tâm thức. Nhiều lắm những phương pháp khác nhau. Con số những phương pháp bằng con số những tín ngưỡng hay niềm tin khác nhau của con người. Nhưng, những thể nghiệm đạt được qua việc thực hành liên tục và nhất quán lại rất giống nhau bất kể tôn giáo hay sắc tộc, nghề nghiệp hay giới tính, tuổi tác hay địa vị khác nhau. Vì sao? Vì nội tâm con người có bản chất giống nhau.
Thiền sư và nhà khoa học đã liệt kê những lợi ích của việc tập thiền trong một danh sách dài đến bất ngờ. Tập thiền cải thiện nhiều phương diện, từ việc cải thiện sức khỏe thể chất đến việc cải thiện tính khí của cá nhân, từ việc cải thiện niềm vui sống của một người đến việc cải thiện mối quan hệ của người ấy đối với người thân chung quanh, cũng như những quan hệ xã hội. Thậm chí có trường hợp một người chưa từng bao giờ biết viết lách đã phát lộ ra khả năng cầm bút sáng tác của mình, người chưa từng biết vẽ phát lộ ra khả năng hội họa...
Muốn đi trên con đường nhiều lợi lạc và an vui này không cần phải có “căn tu”, không cần phải thông minh sắc sảo mà chỉ cần quyết tâm xây dựng đời sống tốt, một ít thời gian và một chút bản năng khám phá. Ba yếu tố trên kết hợp lại sẽ là chất xúc tác khơi nguồn cho dòng nhận thức trong sáng và rộng mở.
Bước đầu tập thiền không cần gì cả, chỉ cần phát khởi lòng ham muốn, ham muốn tăng cường ý thức về tự thân; tiếp xúc cuộc sống với tâm trạng hồn nhiên của đứa trẻ sơ sinh, tiếp xúc với một hình ảnh, một âm thanh đều cảm thấy mới mẻ, tinh khôi, lạ lẫm.
---oOo---
Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ
BÀI LIÊN QUAN
Vipassana & Kinh doanh ( D.B. Gupta - Mỹ Thanh dịch , 4636 xem)
Thiền Trúc Lâm Yên Tử - Dòng thiền Việt Nam ( Chánh Tấn Tuệ , 30002 xem)
Pháp hành Như Lai thanh tịnh thiền ( Hòa thượng Giác Ngộ , 23474 xem)
Con người và chức năng khám phá ( Thể Như , 5440 xem)
Chánh Định - viễn ly tham mọi lúc ( Thiền sư Ajahn Chah, Thường Huyễn dịch , 4902 xem)
Hiện tại niệm trú (Joseph Goldstein - Tín Liên dịch , 4517 xem)
Hồi quang phản chiếu & Phản quan tự kỷ ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 5937 xem)
Trí tuệ Bậc Giác ngộ ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 4490 xem)
Thiền Phật giáo trong thời kỳ hội nhập ( Sư cô Hằng Liên , 4670 xem)
Thiền hơi thở và con đường tâm linh (Larry Rosenberg - Giác Kiến dịch , 6409 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 36 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 36 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ