Trang chủ > Phật Học > Thiền
Những câu danh ngôn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Xem: 3922 . Đăng: 05/07/2020In ấn
Những câu danh ngôn của Thiền sư Thích Nhất Hạnh
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo, một nhà hoạt động vì hòa bình rất nổi tiếng trên thế giới, Thiền sư đã xuất bản hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 bài viết bằng tiếng Anh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại Thừa Thiên - Huế với tên khai sinh là Nguyễn Xuân Bảo. Thầy xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi tại chùa Từ Hiếu. Thiền sư tốt nghiệp viện Phật học Bảo Quốc, tu học thiền theo trường phái Đại thừa của Phật giáo và chính thức trở thành nhà sư vào năm 23 tuổi. Ông vừa là thiền sư vừa là giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một tu sĩ Phật giáo, một nhà hoạt động vì hòa bình rất nổi tiếng trên thế giới, Thiền sư đã xuất bản hơn 100 cuốn sách, trong đó hơn 40 bài viết bằng tiếng Anh.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã phối hợp kiến thức trên nhiều trường phái thiền khác nhau cùng với các phương pháp từ truyền thống Phật giáo Thượng tọa bộ, những nhận thức sâu sắc từ truyền thống Phật giáo Đại thừa, và một số phát kiến của ngành tâm lý học đương đại phương Tây để tạo thành cách tiếp cận mới đối với thiền.
Thiền sư đã dành cả cuộc đời mình gắn bó với Phật giáo và mong muốn phổ độ chúng sinh, đem lại hạnh phúc cho mọi người. Những câu nói, lời dạy của Thiền sư luôn chứa đầy sự yêu thương và triết lý sống sâu sắc:
1. “Nhờ có nụ cười của bạn mà cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn”.
2. “Khi ta trồng cây, mà cây không lớn tốt, ta không đổ lỗi cho cái cây, mà đi xem xét các lí do vì sao lại như vậy: thiếu nước, thiếu phân bón, hay thiếu ánh nắng mặt trời.
Vậy nhưng khi ta có vấn đề với bạn bè hay gia đình ta, ta lại đổ lỗi cho họ. Nếu ta biết cách quan tâm họ, họ cũng sẽ ‘lớn tốt’, như cây cối vậy. Đổ lỗi cho ai đó hoàn toàn là vô nghĩa, tranh cãi cũng vậy. Đó là kinh nghiệm của tôi.
Không đổ lỗi cho ai, không tranh cãi, chỉ đơn giản là hiểu. Nếu ta hiểu vấn đề, và thể hiện ra điều đó, ta sẽ luôn có thể yêu thương, và vấn đề đó sẽ được giải quyết”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh: Tu hành và dấn thân
3. “Chỉ biết đau khổ thôi thì không đủ. Cuộc sống đầy khổ đau nhưng cũng rất tuyệt vời. Làm thế nào có thể mỉm cười khi trong lòng đầy những buồn đau? Bạn hãy học cách mỉm cười với nỗi buồn của mình bởi vì bạn đâu phải chỉ là nỗi buồn ấy”.
Thiền sư đã dành cả cuộc đời mình gắn bó với Phật giáo và mong muốn phổ độ chúng sinh, đem lại hạnh phúc cho mọi người.
4. “Chạy trốn đau khổ để đi tìm hạnh phúc cũng giống như bạn đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn vậy.”
5. “Lắng nghe và hiểu được những đau khổ bên trong sẽ giải quyết hầu hết các vấn đề mà chúng ta gặp phải.”
6. “Phật giáo dạy chúng ta đừng cố gắng chạy trốn khỏi đau khổ mà phải đối mặt với nó. Bạn phải nhìn sâu vào bản chất của đau khổ để nhận ra nguyên nhân của nó, điều gì đã tạo ra những đau khổ đó.”
7. “Bởi vì nụ cười của bạn, bạn làm cho cuộc sống đẹp hơn.”
8. “Nếu bạn yêu một ai đó, món quà lớn nhất bạn có thể tặng cho họ là sự có mặt của bạn.”
9. “Bởi vì bạn đang sống, tất cả mọi thứ là có thể”.
10. “Giác ngộ luôn luôn hiện hữu. Sự giác ngộ nhỏ bé sẽ mang tới giác ngộ lớn lao. Nếu bạn hít thở và nhận ra rằng mình vẫn đang sống, đó là lúc bạn chạm tay vào điều kỳ diệu của việc được sống. Đó cũng là một loại giác ngộ”.
11. “Từ bi là một động từ”.
12. “Nếu ngày nay đã có một chiều hướng tâm linh trong đời sống cũng như công việc thì "ngày mai sẽ lo về việc ngày mai". Với sự nâng đỡ của đoàn thể tâm linh bạn sẽ thực hiện được ước mơ của mình”.
13. “Mỗi người trong chúng ta đều có một ý niệm về hạnh phúc và ý niệm đó có thể là trở ngại chính ngăn chúng ta tiếp xúc với hạnh phúc chân thực”.
14. “Giữ cho cơ thể khỏe mạnh là biểu hiện của lòng biết ơn đối với toàn thể vũ trụ – cây, mây và mọi thứ.”
15. “Khi chúng ta vội vã, chúng ta in lo lắng và buồn phiền trên trái đất. Chúng ta phải đi theo một cách mà chúng ta chỉ in hòa bình và thanh thản…Hãy nhận thức được sự tiếp xúc giữa đôi chân của bạn và trái đất. Đi bộ như thể bạn đang hôn trái đất bằng đôi chân của mình.”
16.“Uống trà từ từ và kính nể, như thể nó là trục mà trái đất xoay quanh – từ từ, đều đặn mà không cần vội về phía tương lai.”
17. “Buổi sáng thức dậy, tôi mỉm cười, 24 giờ mới hoàn toàn trước mắt tôi. Tôi nguyện sống một cách trọn vẹn trong từng khoảnh khắc và nhìn tất cả chúng sinh bằng đôi mắt từ bi.”
18. “Mỉm cười, hít thở và đi chậm.”
19. “Thỉnh thoảng, để nhắc nhở chúng ta hãy thư giãn và bình an, chúng ta có thể dành ra một khoảng thời gian cho một khóa tu, một ngày của chánh niệm, khi đó chúng ta có thể bước đi chậm rãi, mỉm cười, uống trà với một người bạn, tận hưởng nó như thể chúng ta là những người hạnh phúc nhất trên trái đất này.”
20. “Nhờ vô thường, mọi thứ đều có thể. Bởi vì bạn còn sống, mọi thứ đều có thể.”
Tuệ Lâm
-----ooOoo-----
Nguồn: https://phatgiao.org.vn
BÀI LIÊN QUAN
Cách tổ chức khóa thiền Vipassana ( Sư cô Hằng Liên , 2976 xem)
Những điều kỳ diệu của tu thiền ( Thích Đạt Ma Khế Định , 2376 xem)
Thiền luận ( Daisetz Teitaro Suzuki - Dịch: Trúc Thiên , 4832 xem)
Thiền Tông ( Hòa thượng Thích Thiện Hoa , 2528 xem)
Lợi ích của Thiền ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 3064 xem)
Tham Thiền yếu chỉ ( Hòa Thượng Hư Vân - Hòa Thượng Thích Thanh Từ dịch , 3037 xem)
Lịch Sử Thiền Tông Nhật Bản ( Nguyễn Nam Trân dịch , 3452 xem)
Uyển Lăng Truyền Tâm ( Thiền Sư Hoàng Bá , 2671 xem)
Thiền Tôn Vô Môn Quan ( Tỳ Kheo Thích Huệ Khai dịch , 3026 xem)
Tự nhiên như vậy ( Tuệ Liên và Hải Liên dịch , 2300 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL.2567 - DL.2023
Được sự cho phép của Giáo hội và Chính quyền các cấp, mỗi năm chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG TRỤ TRÌ vào đầu mùa An cư, nhằm hỗ trợ các vị trụ trì, các vị Tỳ-kheo thấm nhuần giáo pháp đức Thế Tôn, đường lối của Tổ sư Minh Đăng Quang, cách quản trị một ngôi Tam bảo, góp phần làm cho Phật pháp được quang huy, báo đền ân đức Tam bảo.
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ