Trang chủ > Văn Hoá > Sức Khoẻ
Chứng tê tay về đêm
Xem: 4866 . Đăng: 18/12/2021In ấn
Chứng tê tay về đêm
Ảnh minh họa
GN - Thức giấc ban đêm với cảm giác đau và tê tay là một triệu chứng phổ biến ở nhiều người. Triệu chứng này liên quan đến hội chứng chèn ép thần kinh ở chi trên.
Hội chứng ống cổ tay và hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay là hai nhóm bệnh lý thường gặp, trong đó tần suất thường gặp nhiều hơn cả là hội chứng ống cổ tay.
Người ta ghi nhận có khoảng 80% bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay có tình trạng thức giấc ban đêm do tê tay. Tê tay vào ban đêm là đặc điểm chính của hội chứng ống cổ tay, hội chứng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay. Làm sao cải thiện các triệu chứng ban đêm là một trong những kết quả điều trị mà hầu hết người bệnh mong đợi.
Mục đích của bài viết này là chúng tôi muốn cung cấp cho người bệnh các đặc điểm của rối loạn giấc ngủ liên quan đến hội chứng ống cổ tay. Những bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay cho biết họ gặp nhiều khó khăn hơn về giấc ngủ so với những người khác. Điểm đáng lưu ý là những vấn đề rối loạn giấc ngủ ở các bệnh nhân này không liên quan đến tuổi tác, nghĩa là các nhóm tuổi bị hội chứng ống cổ tay đều có thể gặp phải vấn đề ảnh hưởng giấc ngủ.
Vì sao tê tay gây mất ngủ?
Hàng năm, có khoảng 1 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ bị ảnh hưởng bởi hội chứng ống cổ tay, và ước tính khoảng 400.000 ca phẫu thuật được thực hiện mỗi năm. Bệnh nhân mắc hội chứng ống cổ tay có chất lượng cuộc sống kém hơn, chức năng thể chất kém hơn và bị đau nhiều hơn người bình thường.
Một số yếu tố nguy cơ có liên quan đến sự phát triển của hội chứng ống cổ tay bao gồm tuổi tác, chỉ số khối cơ thể (BMI), mang thai, hình thái học cổ tay, tiền sử chấn thương, đái tháo đường, viêm khớp dạng thấp, bệnh to đầu chi và suy giáp. Dị cảm về đêm là một đặc điểm lâm sàng của hội chứng ống cổ tay và là một phàn nàn thường xuyên của bệnh nhân.
Các triệu chứng chèn ép dây thần kinh vào ban đêm có liên quan đến tư thế ngủ. Cụ thể là trong hội chứng ống cổ tay, tư thế ngủ có liên hệ mật thiết với chứng tê tay về đêm. Nhận thức được điều này, chúng ta sẽ có những biện pháp can thiệp điều trị và phòng ngừa.
Dị cảm, tê tay về đêm là một triệu chứng phổ biến. Mang nẹp cổ tay ban đêm là phương pháp điều trị đầu tiên được khuyến cáo khi mắc hội chứng ống cổ tay. Tư thế ngủ nằm nghiêng khiến tăng tần suất tê tay ban đêm, chẳng hạn khi cổ tay bị tăng áp suất do kê tay dưới má, hay bị gập thì có thể làm triệu chứng nặng thêm. Tỷ lệ ngủ nằm nghiêng cũng tăng lên theo tuổi già, trong khi hội chứng ống cổ tay có tỷ lệ mắc cao nhất từ 50-54 tuổi và dễ tái phát ở độ tuổi 75-84.
Những người bị hội chứng ống cổ tay thường bị ngủ ít hơn 2,5 giờ mỗi đêm so với lượng khuyến nghị của Tổ chức Giấc ngủ Quốc tế. Chính tác động tiêu cực của hội chứng ống cổ tay đối với giấc ngủ sẽ làm giảm khả năng chịu đau, sự hồi phục của cơ thể. Thiếu ngủ làm suy giảm chức năng nhận thức, vận động, tâm trạng và bệnh lý. Đây cũng là cái vòng lẩn quẩn khiến triệu chứng theo đà trầm trọng hơn.
Cải thiện tư thế khi ngủ bằng giữ cho cổ tay trung tính có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng. Nẹp cổ tay ban đêm đáp ứng được yêu cầu này và giúp cải thiện triệu chứng cho người bệnh. Ngay cả những người bị dị cảm tay vào ban đêm mà không có bằng chứng chẩn đoán rõ ràng về hội chứng ống cổ tay thì vẫn có thể cải thiện triệu chứng nếu mang nẹp vào ban đêm và thay đổi tư thế ngủ. Đây là biện pháp can thiệp sớm giúp giảm các triệu chứng về đêm và ngăn chặn sự tiến triển của hội chứng ống cổ tay.
Các biện pháp giúp giảm tê tay về đêm
Để giúp cải thiện bớt triệu chứng tê tay về đêm do hội chứng ống cổ tay hay hiện tượng chèn ép thần kinh trụ ở khuỷu tay, bạn cần chú ý đến các vấn đề như sau:
1. Duy trì cột sống cổ thẳng trục cơ thể khi nằm ngủ. Chú ý chiều cao gối cho phù hợp để tránh cột sống cổ nghiêng về một bên quá mức khi nằm nghiêng.
2. Tránh nằm ngủ nghiêng về phía bị tê tay. Khi nằm ngửa, tránh gác tay lên trán.
3. Tránh nằm sấp khi ngủ.
4. Giữ vị trí cổ tay trung tính; nếu cần thiết, hãy sử dụng nẹp cổ tay. Tránh gập khuỷu tay > 30°. Cân nhắc việc nẹp khăn bông vùng khuỷu để hạn chế gập khuỷu quá mức nếu bạn không thể kiểm soát điều này khi ngủ.
5. Đặt cánh tay trên gối ở phía trước khi nằm nghiêng để giữ cẳng tay ở tư thế trung lập.
7. Tránh đặt tay dưới má hay dưới đầu. Tránh gối đầu lên cẳng tay hay bàn tay.
Khi đã thay đổi các điều trên, nhưng diễn tiến tê tay về đêm vẫn không giảm, bạn nên đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời. Việc trì hoãn điều trị có thể làm cho diễn tiến ngày càng trầm trọng hơn và kém hồi phục.
-----oo0oo-----
Nguồn: www.giacngo.vn
BÀI LIÊN QUAN
Ăn mặn hại xương ( BS. Võ Khắc Khôi Nguyên , 2268 xem)
Đối mặt với virus Corona bằng phương pháp chánh niệm ( Phổ Minh dịch/ Theo Lion’s Roar , 2436 xem)
Trưởng lão Hòa thượng Thích Trí Quảng nói về việc Tăng Ni điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 10 ( Hoàng Độ , 2216 xem)
7 điều cần làm trong mùa dịch Covid-19 đối với Tăng Ni ở các tự viện và Phật tử cư sĩ tại tư gia ( ThS.BSCK1. Võ Khắc Khôi Nguyên , 2564 xem)
Những điều cần biết khi tiêm vắc-xin Moderna ( Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân , 4064 xem)
Chế độ dinh dưỡng nào cho người ăn chay sau khi tiêm vắc-xin Covid-19? ( Giao Hảo , 3960 xem)
Cảnh giác với một số cách lạ dùng để trị Covid-19 ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 3652 xem)
Các phương cách để đối mặt với bệnh? ( Diệu Liên Lý Thu Linh dịch , 3692 xem)
Bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng thực phẩm ( Huệ Trần , 2876 xem)
Vì sao nên uống nước gừng, chanh, sả, mật ong? ( VNE , 3472 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ