Trang chủ > Văn Hoá > Sức Khoẻ
7 điều cần làm trong mùa dịch Covid-19 đối với Tăng Ni ở các tự viện và Phật tử cư sĩ tại tư gia
Xem: 1826 . Đăng: 29/07/2021In ấn
7 điều cần làm trong mùa dịch Covid-19 đối với Tăng Ni ở các tự viện và Phật tử cư sĩ tại tư gia
GNO - Để giúp chư Tăng Ni, Phật tử, bạn đọc có những thông tin căn bản về chăm sóc sức khỏe và y tế phổ thông phù hợp với môi trường tự viện, tư gia, đặc biệt với người có lối sống ăn chay thường ngày, Giác Ngộ Online đã mời Bác sĩ Phật tử Võ Khắc Khôi Nguyên (pháp danh Pháp Đức), Thạc sĩ, Bác sĩ Chuyên khoa 1, hiện đang công tác tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park cộng tác, có những chia sẻ trên mục Y học - Sức khỏe.
![]() |
Bác sĩ Phật tử Võ Khắc Khôi Nguyên |
Sau đây là những hướng dẫn của ThS.BSCK1 Võ Khắc Khôi Nguyên:
"Chúng ta đang trải qua đợt dịch bệnh phức tạp nhất từ trước đến nay. Dưới góc độ y tế, chúng tôi xin cung cấp những điều cần làm để chúng ta vượt qua đợt dịch này:
1. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng thuần chay vẫn nên được duy trì nếu quý vị là người trường chay. Người ăn chay cần ăn phong phú các loại rau củ quả và nên là đồ tươi sạch. Chính các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật sẽ cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, các chất chống oxy hoá giúp tăng cường hệ miễn dịch. Quý vị nên bổ sung thêm nước trái cây tươi, nhất là họ cam chanh vì chứa nhiều vitamin C tốt cho sức đề kháng của cơ thể.
2. Uống đủ nước
Nước là dung môi cần cho các hoạt động chuyển hoá trong cơ thể. Nếu thiếu nước, cơ thể có thể bị rối loạn nhiều hoạt động và gây sốt. Đảm bảo rằng mỗi ngày cơ thể được cung cấp từ 2,0-2,5 lít nước. Nếu quý vị bị đổ mồ hôi nhiều do thực hành các thời khóa tụng niệm vì đang trong mùa An cư kiết hạ và làm việc nặng nhọc thì nên bổ sung nhiều lượng nước nhiều hơn. Có thể bổ sung thay thế bằng nước dừa, dung dịch oresol để cung cấp thêm các chất điện giải.
3. Duy trì chế độ làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý
Chú ý ngủ đủ giấc tránh thức khuya. Giấc ngủ sẽ giúp hồi phục sức khoẻ và tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, rửa mũi với nước muối sinh lý, ngậm súc miệng với nước muối. Giữ ấm cho cơ thể.
4. Tránh căng thẳng, lo lắng, hoảng sợ trước những thông tin về dịch bệnh không chính thống
Chúng ta biết sợ để bảo vệ bản thân, cộng đồng Tăng đoàn nơi mình tu học hay gia đình đối với Phật tử tại gia, nhưng không hoảng sợ. Khoảng 80% trường hợp nhiễm Covid-19 là nhẹ và tự khỏi. Các trường hợp còn lại sẽ được sự hỗ trợ y tế cần thiết.
5. Chuẩn bị cho việc tiêm ngừa vắc-xin Covid-19
Đảm bảo sức khoẻ đầy đủ và sẵn sàng cho mũi tiêm theo sự hướng dẫn của ngành y tế. Cho đến hiện nay, các loại vắc-xin đưa vào sử dụng đều đã được thử nghiệm và phê duyệt về tính an toàn. Tránh tâm lý hoài nghi, phân vân lựa chọn loại vắc-xin. Vắc-xin vẫn là công cụ hữu hiệu làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm và mắc bệnh nặng.
6. Tuân thủ thông điệp 5K của Bộ Y tế
Mặc dù nhân loại đã có những tiến bộ rất lớn trong việc điều trị, tìm ra vắc-xin và kiểm soát dịch bệnh. Mặc dù một số quốc gia vẫn còn đắn đo về khẩu trang và giãn cách xã hội, nhưng tổ chức y tế thế giới khẳng định dù bạn đã tiêm vắc-xin đầy đủ thì khẩu trang, vệ sinh khử khuẩn, giữ khoảng cách an toàn, không tập trung đông người, khai báo y tế vẫn là những vấn đề căn bản để bảo vệ chúng ta khi đại dịch đang bùng phát trở lại.
7. Chuẩn bị những nhu yếu phẩm và cơ số thuốc đủ dùng trong tự viện, gia đình
Các thuốc thông thường như Paracetamol, Vitamin C, Oresol là những loại cơ bản có thể chuẩn bị tại nhà.
Lưu ý không nên dự trữ nhiều thuốc vì điều kiện bảo quản tại nhà không đảm bảo sẽ làm hỏng thuốc và tạo ra tình trạng khan hiếm thuốc cho điều trị.
Không nên dự trữ ôxy, máy trợ thở tại nhà vì nguy cơ cháy nổ.
Ôxy khi dùng không đúng cách có thể gây xơ phổi và ôxy không phải là cách duy nhất để giúp bạn khỏi bệnh.
Chúng ta cần hiểu rằng cho đến nay vẫn chưa có cách đặc trị cho bệnh nhân Covid-19. Điều này có nghĩa là có thể chỉ cần với những điều trị nâng đỡ và thông thường vẫn giúp người bệnh bình phục.
Các biện pháp dân gian được lan truyền là không chính thống, thiếu khoa học, chúng ta không nên tin và làm theo. Khi cần sự hỗ trợ về y tế, hãy liên lạc với đường dây nóng của ngành y tế trước khi tự ý đến bệnh viện".
ThS.BSCK1. Võ Khắc Khôi Nguyên
(Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park)
-----ooOoo-----
Nguồn: www.giacngo.vn
BÀI LIÊN QUAN
Những điều cần biết khi tiêm vắc-xin Moderna ( Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Luân , 2512 xem)
Chế độ dinh dưỡng nào cho người ăn chay sau khi tiêm vắc-xin Covid-19? ( Giao Hảo , 2244 xem)
Cảnh giác với một số cách lạ dùng để trị Covid-19 ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 2080 xem)
Các phương cách để đối mặt với bệnh? ( Diệu Liên Lý Thu Linh dịch , 2136 xem)
Bảo vệ sức khỏe răng miệng bằng thực phẩm ( Huệ Trần , 2096 xem)
Vì sao nên uống nước gừng, chanh, sả, mật ong? ( VNE , 2732 xem)
9 lợi ích tuyệt vời khi bạn chăm sóc vườn tược ( Huệ Trần , 2700 xem)
7 loại nước ép thơm ngon, tốt cho sức khỏe ( Trần Trọng Hiếu , 3776 xem)
8 giải pháp cải thiện hiệu quả chứng mất ngủ ( Trần Trọng Hiếu , 2480 xem)
Đừng để rơi vào cực đoan ( Diệu Nghiêm , 2616 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ