Trang chủ > PG Thế Giới > Sự kiện
Cấp học bổng cho học viên dịch thuật kinh điển Phật giáo
Xem: 5756 . Đăng: 07/03/2015In ấn
Quỹ từ thiện Khyentse:
Cấp học bổng cho học viên dịch thuật kinh điển Phật giáo
GN - Quỹ từ thiện Khyentse đã công bố việc cấp học bổng cho những học viên đang theo học chương trình nghiên cứu dịch thuật hoặc triết học Phật giáo, và những ai sắp trở thành dịch giả hoặc đang làm công việc dịch thuật kinh điển Phật giáo từ các cổ ngữ Ấn Độ và tiếng Tây Tạng sang các ngôn ngữ hiện đại.
Ứng viên của chương trình học bổng này phải là những người hiện đang học chương trình thạc sĩ, phó tiến sĩ hoặc tiến sĩ. Hồ sơ để xét duyệt cấp học bổng gồm thư giới thiệu, bản dịch mẫu, bản đề xuất ngân sách, và một bài luận dài khoảng 400 chữ trình bày rõ những lý do muốn nhận được học bổng. Hạn cuối cùng để nộp hồ sơ xin cấp học bổng là ngày 1-3-2015, mức học bổng tối đa là 5.000 đô-la Mỹ.
Yudro Nyingpo, một trong 108 vị dịch giả vĩ đại
đã tham gia chuyển dịch kinh điển Phật giáo từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng
Quỹ từ thiện Khyentse do ngài Dzongsar Khyentse Rinpoche thành lập vào năm 2001. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận, chủ yếu để hỗ trợ và thúc đẩy công tác nghiên cứu Phật học, cấp học bổng Phật học, và đẩy mạnh sự thực hành Phật pháp trên toàn thế giới. Quỹ từ thiện Khyentse quyết định triển khai chương trình học bổng này nhằm nuôi dưỡng một thế hệ các dịch giả mới để họ đảm nhiệm công việc dịch thuật những tác phẩm về Phật giáo Tây Tạng đã được chọn lọc. Ngài Dzongsar Khyentse Rinpoche phát biểu: “Một điều hiển nhiên rằng, sự sống còn của Phật pháp phụ thuộc vào việc chuyển dịch Phật pháp sang các ngôn ngữ khác”. Trở ngại lớn nhất hiện nay của vấn đề này là việc thiếu hụt những dịch giả có năng lực.
Với học bổng này, Quỹ từ thiện Khyentse đang hợp tác với một trong những dự án khác của ngài Dzongsar Khyentse Rinpoche, đó là dự án “84.000 - Chuyển dịch những lời dạy của Đức Phật” - một dự án phi lợi nhuận toàn cầu hướng đến mục đích chuyển dịch những lời Phật dạy sang các ngôn ngữ hiện đại, với mục tiêu ban đầu là tập trung chuyển dịch các văn bản trong bộ Kangyur và các văn bản liên quan đến bộ Tengyur sang tiếng Anh trong vòng 25 năm. Dự án 84.000 được ra đời từ “Hội thảo chuyển dịch những lời Phật dạy" đã tổ chức tại Viện Lộc Uyển ở Bir, Ấn Độ vào năm 2009, do Quỹ từ thiện Khyentse tài trợ. Hội thảo này đã quy tụ các dịch giả hàng đầu về Phật giáo Tây Tạng. Tại buổi hội thảo, họ đã thiết lập mục tiêu là chuyển dịch toàn bộ những lời dạy của Đức Phật sang các ngôn ngữ khác nhau.
Theo trang web của dự án 84.000, trong tất cả những kinh điển của Phật giáo và các sách luận giải về những kinh điển ấy, hiện chỉ có 5% đã được dịch sang ngôn ngữ hiện đại. Do sự suy giảm nhanh chóng về kiến thức đối với các ngôn ngữ cổ điển và suy giảm về số lượng các học giả có trình độ, cho nên chúng ta đang có nguy cơ mất đi kho tàng di sản văn hóa và tâm linh quý báu này.
Hiện nay có 173 dịch giả đang làm công tác phiên dịch bộ Kangyur và bộ Tengyur. Một khi các công trình dịch thuật được hoàn thiện, chúng sẽ được công bố trên trang web của dự án 84.000 và cung cấp miễn phí cho những ai quan tâm. Cho đến nay đã có 765 trang đã được công bố, và 20.000 trang đang được chuyển dịch.
Ngài Dzongsar Khyentse Rinpoche phát biểu: “Thông qua việc dịch thuật và công bố những kinh sách Phật giáo Tây Tạng đến mọi người, kho tàng đồ sộ của nền văn minh và văn hóa Phật giáo có thể thoát khỏi sự hủy diệt”.
Danh sách những ứng viên được xét cấp học bổng sẽ được thông báo chính thức vào ngày 1-7-2015.
Nguyên Quý
(theo Buddhistdoor International)
-----oo0oo-----
Nguồn: Báo Giác Ngộ
BÀI LIÊN QUAN
Phòng trà Phật giáo trong Phật Quang Sơn ( Văn Công Hưng , 5041 xem)
Quốc tế Phật Quang hội, Trung Hoa tổng hội long trọng tổ chức khai mạc Đại hội 2014 ( Thích Vân Phong , 4966 xem)
Nhật Bản: Lễ cầu nguyện quốc tế ( Hoàng Diệu , 5169 xem)
Lễ tụng Đại tạng kinh quốc tế lần thứ 10 tại Bồ Đề Đạo Tràng ( BD. Dipananda - Thường Huyễn chuyển ngữ , 4836 xem)
Vai trò của trường phái Sarvāstivāda ở Afghanistan ( Tỳ kheo Giác Hoàng , 4961 xem)
Hội nghị lần thứ 27 của Hội Ái hữu Phật tử Thế giới (4889 xem)
200 tu sĩ tuần hành bảo vệ Học viện Phật giáo ( Văn Công Hưng , 4736 xem)
Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình của Liên minh Tôn giáo Thế giới: Những điều đạt và chưa đạt ( Minh Chánh 2 , 4559 xem)
Học sinh ở Maharashtra thực tập Thiền ( B.D. Dipananda - Thường Huyễn chuyển ngữ , 5225 xem)
Ra mắt Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản ( Hữu Thắng , 4614 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng