Trang chủ > PG Thế Giới > Sự kiện
Hội nghị lần thứ 27 của Hội Ái hữu Phật tử Thế giới
Hội nghị lần thứ 27 của Hội Ái hữu Phật tử Thế giới
GN - Hội nghị lần thứ 27 của Hội Ái hữu Phật tử Thế giới sẽ được tổ chức tại thành phố Bảo Kê, phía Tây tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Hội nghị diễn ra từ ngày 16 đến 19-10.
Trung Quốc có hơn 300 triệu tín đồ Phật giáo, với hơn 20.000 ngôi chùa và khoảng 200.000 Tăng sĩ. Trung Quốc là quốc gia có số lượng Phật tử lớn nhất thế giới, nhưng lại có rất ít thông tin về việc tu học Phật pháp.
Hội nghị sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Môn, Thiểm Tây, Trung Quốc từ 16 tới 19-10
Có một sự thay đổi khi Trung Quốc nắm bắt cơ hội để cho thế giới biết về sự mạnh mẽ của mình trong nỗ lực thúc đẩy tự do tôn giáo khi tổ chức hội nghị Phật giáo lần này.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đăng cai tổ chức hội nghị của Hội Ái hữu Phật tử Thế giới. Lễ khai mạc và bế mạc của hội nghị sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Môn, Thiểm Tây. Chùa Pháp Môn là ngôi chùa có 1.800 năm tuổi, cách khoảng 90km về phía Tây của thành phố Bảo Kê.
Chùa Pháp Môn là một cột mốc đánh dấu sự truyền bá của Phật giáo từ Ấn Độ đến Trung Quốc hơn 1.800 năm trước đây.
Bảo Kê là một trong những nơi đầu tiên tiếp nhận Phật giáo khi Phật giáo được truyền bá vào Trung Quốc, trước khi được truyền rộng và trở nên hưng thịnh ở những khu vực khác của Trung Quốc và các nước láng giềng.
Ngôi chùa Pháp Môn đã phát triển mạnh, đặc biệt sau khi một cái tráp bằng vàng chứa xá-lợi xương ngón tay của Đức Phật được khai quật lên từ dưới lòng đất bên trong ngôi chùa.
Hội nghị của Hội Ái hữu Phật tử Thế giới lần này có chủ đề “Phật giáo: Lợi ích cộng đồng và từ thiện”. Thông qua chủ đề này, Hội Ái hữu Phật tử Thế giới hy vọng sẽ làm tăng thêm sự hấp dẫn của Phật giáo trên thế giới. Ông Zhan Lin, Phó Tổng Thư ký của Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc, cho biết: Chủ đề của hội nghị năm nay được đưa ra như thế để xác nhận rằng, Phật giáo là một tôn giáo của hòa bình và từ bi.
Những lời dạy của Đức Phật đều hướng đến việc chấm dứt những khổ đau của nhân loại, mang lại cho mọi người sự bình an nội tâm và soi sáng thế giới.
“Giáo lý đạo Phật cung cấp một phương thức để chấm dứt khổ đau trong chính chúng ta và dạy cho mọi người cách thể hiện lòng từ bi đối với người khác, giúp đỡ những người khốn khó, bất hạnh”, ông Lin nói.
Ông Lin còn cho biết, hội nghị lần này được sự hỗ trợ của chính quyền trung ương và địa phương cũng như nhân dân Trung Quốc và những đơn vị tư nhân.
Phát biểu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh vào ngày 30-7, ông Phallop Thaiarry, Tổng Thư ký Hội Ái hữu Phật tử Thế giới, đã bày tỏ lòng biết ơn đối với Chính phủ Trung Quốc và Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc trong những nỗ lực lớn để tổ chức hội nghị.
“Chủ đề của hội nghị lần này phù hợp với công tác truyền bá Phật giáo và tổ chức các hoạt động từ thiện, nhân đạo để giúp các đỡ nạn nhân thiên tai, không phân biệt chủng tộc và tôn giáo”, ông Phallop nói.
Ông Phallop tin rằng, hội nghị lần này sẽ thành công tốt đẹp, mặc dù đây là lần đầu tiên Trung Quốc đăng cai tổ chức. Ông hy vọng, hơn 600 đại biểu từ khắp nơi trên thế giới sẽ đến tham dự hội nghị.
Trung Quốc không còn xa lạ với Phật giáo quốc tế. Phật giáo Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng trong việc thành lập Hội Ái hữu Phật tử Thế giới vào năm 1950. Trụ sở chính của Hội Ái hữu Phật tử Thế giới là ở Bangkok.
Những người con Phật ở khắp nơi trên thế giới đang hy vọng sẽ rút ra nhiều bài học giá trị và có được nguồn cảm hứng từ hội nghị lần này, và họ cũng hy vọng sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ những quan điểm của Trung Quốc về tôn giáo cho sự tiến bộ của Phật giáo ở đất nước mình.
Minh Nguyên
---o0o---
Nguồn: Báo Giác Ngộ
BÀI LIÊN QUAN
200 tu sĩ tuần hành bảo vệ Học viện Phật giáo ( Văn Công Hưng , 4672 xem)
Hội nghị thượng đỉnh Hòa bình của Liên minh Tôn giáo Thế giới: Những điều đạt và chưa đạt ( Minh Chánh 2 , 4491 xem)
Học sinh ở Maharashtra thực tập Thiền ( B.D. Dipananda - Thường Huyễn chuyển ngữ , 5165 xem)
Ra mắt Hội Phật tử Việt Nam tại Nhật Bản ( Hữu Thắng , 4550 xem)
Cuộc chiến Trung-Nhật 1931-1945: Phật giáo mỗi bên đã làm gì? ( Nguyên Hiệp , 4183 xem)
Hội thảo về những văn bản ở hang động Phật giáo ( Hoàng Lam , 5516 xem)
Phục hồi 5.000 mét vuông tranh tường ở Mạc Cao ( Văn Công Hưng , 4406 xem)
Australia: Lần đầu tiên tổ chức lễ đặt bát cúng dường ( Nguyên Quý , 5779 xem)
Đài Loan : Pháp Sư Chứng Nghiêm nhận Giải thưởng quốc tế Quay of Honor ( Thích Vân Phong , 4699 xem)
Ông Heiner Bielefeldt báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tự do tôn giáo làm việc với GHPGVN ( Cẩm Vân , 4113 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng