Trang chủ > Phật Học > Phật Pháp

Những giáo lý căn bản của Hệ phái Khất sĩ

Tác giả: Thượng tọa Giác Nhân.  
Xem: 6949 . Đăng: 30/10/2014In ấn

Những giáo lý căn bản của Hệ phái Khất sĩ

TT. Giác Nhân

Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam do Đức Tôn Sư MINH ĐĂNG QUANG khai sáng và hoằng truyền vào khoảng năm 1947 đến nay đã phổ cập rộng rãi khắp hai miền Nam, Trung nước Việt. Định hướng lập đạo và hành đạo của Tôn Sư là: “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp - Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”. Phương diện tu tập căn cứ trên nền tảng Giới-Định-Tuệ, với chủ trương:

Nên tập sống chung tu học:
Cái Sống là phải sống chung.
Cái Biết là phải học chung.
Cái Linh là phải tu chung. 

 Theo quan điểm dung hòa Sống, Học, Tu này mà chẳng bao lâu hệ phái Khất Sĩ được phát triển một cách vững mạnh và tồn tại đến hôm nay. Để đánh dấu kỷ niệm 55 năm Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang vắng bóng, xin ôn lại vài nét căn bản về đường lối, tư tưởng của Tổ Sư.

Nên tập sống chung tu học
Xuất phát từ sự phân hóa tư tưởng giữa Nam truyền và Bắc truyền thời bấy giờ, tinh thần tu học của Tăng Ni không ổn định, do đó sự chia rẽ phát sinh rõ rệt, và bản chất của đạo Phật đã biến dạng rất nhiều. Tôn Sư lập giáo kêu gọi Tăng Ni nên đoàn kết trở lại để tu học và duy trì phát triển đạo Phật một cách đúng với chánh pháp qua châm ngôn “Nên tập sống chung tu học.” 

Thực hành trung đạo, Y Bát chơn truyền
Chư Phật ba đời đều là Khất Sĩ. Khất là xin, Sĩ là học; xin vật chất để nuôi thân, học giáo pháp để nuôi tâm. Pháp khất thực để diệt trừ bản ngã, và gián tiếp chỉ dạy cho người đời biết bố thí để tập bỏ keo lẫn, xan tham. Muốn như vậy không pháp môn nào hơn là thực hành Y-Bát. Trì bình khất thực, mỗi ngày ăn một bữa, không cất giữ vật chất, không ở một nơi cố định. Đường lối này gọi là Trung đạo giải thoát, tránh 2 cực đoan: lợi dưỡng sung sướng và ép xác khổ hạnh.
Tiếng Khất Sĩ nếu ai mà thấu đạt
Thì mới mong được giải thoát nhẹ nhàng,
Bát vai mang thân đắp y vàng,
Kết bạn với mấy ngàn cùng hồ hải…

Bát vai mang thân đắp y vàng,
Kết bạn với mấy ngàn cùng hồ hải…

 
Nền tảng tu tập Giới-Định-Tuệ
Chỉ đắp y mang bát trì bình khất thực cũng chưa đúng nghĩa chữ Khất Sĩ, nếu không tu tập Giới-Định-Tuệ. Trong Kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy: vị Tỳ-kheo nào giữ thân khẩu thanh tịnh, tâm an trú tam muội, xa lìa nơi dục lạc, ta gọi họ là người tịch tịnh… Do đó, Tôn Sư luôn luôn dạy hàng đệ tử phải khép mình trong khuôn khổ giới luật và tu tập thiền định để tiến đến quả vị giải thoát. 

Hình thức và hành trì của Đạo Phật Khất Sĩ
Sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng sự hành trì tu tập của 2 truyền thống lớn, đó là Phật giáo Nguyên Thủy và Phật giáo Đại Thừa phát triển, Đức Tôn Sư dung hòa hình thức mặc y, mang bát và thiền định của Nam truyền và ăn chay nhập thế độ sanh của Bắc truyền, kết hợp sáng lập Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam. Chư Tăng Ni Khất Sĩ phải mặc y mang bát, trì bình khất thực và phải ăn chay ngọ, lấy thiền định làm căn bản cho sự tu chứng. Sống cuộc đời phạm hạnh thanh cao. Không tự lấy để trừ tham, không tự làm để tránh ác. Với phương châm nêu trên, đạo Phật Khất Sĩ chẳng mấy chốc đã phổ cập rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Ngày nay đã sánh vai cùng hai truyền thống lớn tại Việt Nam.

Tùy duyên phát triển theo thời đại
Ngày nay trước thời đại đang phát triển vượt bực về mọi mặt, muốn đạo pháp được tồn tại thì phải cần hội nhập để tùy duyên giáo hóa cũng như tu tập, nhưng dầu sao đi nữa nét đẹp của người Khất Sĩ là nét đẹp giải thoát, không vì hoàn cảnh mà làm cho mai một, như cố TT. Giác Huệ đã bảo:
Dầu nước non thay đổi bóng trăng mờ,
Đời Khất Sĩ vẫn là đời giải thoát.
Theo quy luật Thành - Trụ - Hoại – Không, bất cứ một vật gì mang tính chất hữu vi đều không bền vững. Đức Tôn Sư dạy các pháp là để đi đến chơn như, phương tiện là để đi đến cứu cánh, chớ đừng lầm pháp chấp vào sự tướng của các pháp mà nhọc nhằn trên đường tu tập. Hợp ắt có tan. Sự ra đi của Tôn Sư cũng không ngoài quy luật đó. Điều cốt yếu là hàng đệ tử chúng ta ở lại phải tu học làm thế nào cho tốt để báo đáp ân sâu, thì dầu có cách xa ngàn vạn dặm vẫn xem như đang cận kề bên Đức Tôn Sư. Cố TT. Giác Huệ đã bảo:
Nếu Ngài sống ngày mai Ngài trở lại,
Tiếp con đường sứ mạng hiện dở dang
Bằng Ngài vong thì chín phẩm sen vàng
Sẽ ngự trị vì đã tròn bổn phận.
Ta tiếp tục con đường kia cho tận.
Khóc là hèn thối chí lại hèn hơn,
Thì mới mong đền trả được thâm ân,
Vì nay thở ngày mai đâu chắc thở…
Giữ đúng tinh thần “Hòa nhi bất đồng” chính là định hướng hành đạo của Tổ Sư vậy.
Hôm nay mình được vẻ vang.
Nhớ ơn Thầy Tổ gian nan buổi đầu. 

 

---oOo---

Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ

BÀI LIÊN QUAN

Tư tưởng hoa sen trong bộ Chơn Lý  ( Tỳ kheo Minh Lợi , 15080 xem)

Doanh nhân theo Phật giáo  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 9101 xem)

Bốn Chân Lý cao quý  ( Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển dịch , 4976 xem)

Tuyển tập các bài viết về Luân Hồi Nhân Quả  ( Nhiều tác giả , 8849 xem)

Phật pháp trong đời sống  ( Tâm Diệu , 4761 xem)

Tám ngọn gió đời  ( Quảng Tánh , 8138 xem)

Tinh thần giải thoát trong giáo lý Phật Đà  ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 6463 xem)

Ý nghĩa giác ngộ trong đạo Phật  ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 5297 xem)

Xuất gia như thế là đúng hay sai?  ( TỔ TƯ VẤN , 4908 xem)

Nương tựa Đức Phật Dược Sư  ( Lưu Đình Long , 6891 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ