Trang chủ > Phật Học > Phật Pháp
Nương tựa Đức Phật Dược Sư
Xem: 6893 . Đăng: 24/10/2014In ấn
Nương tựa Đức Phật Dược Sư
GNO - Hôm nay, ngày 30-9 âm lịch - ngày Vía Đức Phật Dược Sư. Là người con Phật, hẳn nhiên, ai cũng từng nghe đến hồng danh Đức Phật Dược Sư được xưng tụng là "Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật".
Trong kinh điển Phật giáo, Đức Phật có thuyết kinh Dược Sư, được Phật tử thường trì tụng, nhất là dịp tháng Giêng hàng năm với tâm nguyện hồi hướng phước lành đọc tụng kinh ấy để "tiêu tai diên thọ", tức để tai nạn tiêu trừ, phước thọ tăng trưởng.
Pháp hội Dược Sư trang nghiêm, thanh tịnh tại
chùa Huê Nghiêm (Q.2, TP.HCM) năm 2013 (Tết Quý Tỵ) - Ảnh: Bảo Toàn
Trong kinh Dược Sư, Đức Phật nói, khi còn hành đạo Bồ-tát, Phật Dược Sư đã phát ra 12 lời nguyện lớn để cứu độ chúng sinh. Đó là những lời nguyện cứu giúp chúng sinh thoát nạn, bớt đói khổ, cho đến chứng đặng đạo quả Vô thượng Bồ-đề. Đương nhiên, không phải chỉ có Đức Phật Dược Sư mới có đại nguyện rộng độ chúng sinh mà tất cả chư Phật, chư Bồ-tát... đều có đại nguyện cứu vớt muôn loài chúng sinh còn nổi chìm trong biển khổ.
Tất nhiên, trong đại nguyện ấy luôn có chữ "nếu" và yêu cầu phía sau chữ ấy là sự thực hành của chúng sinh thì mới có thể cảm ứng được với đại nguyện mà các Ngài đã phát ra trong hạnh nguyện độ sinh, cứu khổ muôn loài. Do vậy, đạo Phật có sự khác biệt hơn những tôn giáo khác chính là ở chỗ đề cao vai trò của người hành đạo, gọi là hành giả. Vai trò ấy chính là "tự độ", nghĩa là phải có ý chí từ bên trong của hành giả chứ không phải trao "quyền sinh sát" nơi Phật, Bồ-tát...
Theo đó, việc nhờ vào tha lực đứng vị trí phía sau và tự lực mới là yếu tố đầu tiên quyết định, bởi mọi thứ đều là quá trình chuyển vận nhân-duyên-quả chứ không phải là sự chen ngang của một lực lượng siêu hình hoặc năng lực thần linh, siêu nhiên nào cả.
Khi hành giả/ chúng sinh có một sự thực tập thông qua những phương tiện mà Phật dạy thì từ đó chế tác được nguồn năng lượng định-tuệ và dễ dàng cảm ứng cũng như được sự gia hộ từ thần lực của chư Phật, Bồ-tát. Đó cũng là quá trình của nhân (biết, tin, hiểu lời Phật) - duyên (sự tinh tấn hành trì đúng pháp) - quả (sự thay đổi ý-ngữ-thân, thanh tịnh, tiếp xúc được thế giới chư Phật, Bồ-tát, Thánh Hiền...).
Hiểu như thế thì khi đọc tôn kinh Dược Sư chúng ta sẽ không bị chấp chặt vào chuyện lập đàn và hết bệnh đơn thuần hay trì chú Dược Sư với chỉ duy nhất mục đích là chữa bệnh nơi thân. Quan trọng hơn, khi đó tâm bệnh, tức là sự chi phối của hoàn cảnh, của nhân-quả quá khứ, ước vọng tương lai không còn tác động tới hành giả. Điều đó có nghĩa là việc hành trì của chúng ta sẽ thực sự đi-vào-bên-trong, chứ không chỉ còn lẩn quẩn ở hình tướng bên ngoài cùng sự quan sát những mầu nhiệm cụ thể từ hình tướng, thay đổi hoàn cảnh.
Nghĩa là, lúc đó, việc trị bệnh nhờ nương vào Đức Phật Dược Sư chính là trị bệnh trong tâm, do cấu nhiễm ba món độc (tham-sân-si) mà thành. Hành giả đọc tụng - nương tựa Phật Dược Sư sẽ thấy "tướng từ tâm sinh", tức thấy mọi nỗi khổ đau hay thân bệnh, nghèo khó... là bởi nhân-duyên tác tạo đời này, kiếp khác. Từ đó bắt đầu thực tập đổi thay ba nghiệp (ý-ngữ-thân) ngay, liền và thường xuyên, về cả hai mặt: 1 - chấp nhận hiện tại đang là; 2 - bắt đầu bằng những điều tốt đẹp ngay hôm nay cũng như nguyện sẽ duy trì ba nghiệp ấy cho mai sau, đến vô thỉ kiếp nữa, cho tới khi "qua bờ bên kia" (chứng Phật thừa).
Với cái thấy tương tức hay biện chứng như vậy thì hành giả quay về nương tựa Phật Dược Sư sẽ thấy trước mắt mình... bến giác không xa. Bệnh đau nơi thân có thể còn đó, cái chết có thể chốc lát nữa sẽ tới với mình, hay mai này mình sẽ xa ai đó... nhưng sự tác động của những sự thật ấy không còn làm người ấy khổ đau nữa, tức thọ cảm về sanh, tử hay bệnh, già... trở nên nhẹ nhàng, như không.
BÀI LIÊN QUAN
Lời Phật Dạy Tu Trong Mọi Hoàn Cảnh ( Thích Đạt Ma Phổ Giác , 5723 xem)
Mối quan hệ tình bạn theo tinh thần kinh Hiền Nhân ( Thích Thiện Bảo , 8891 xem)
Biết Túc Mạng ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 7478 xem)
Ðức Phật Là Bậc Thầy Các Nhà Khoa Học ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 5262 xem)
Tìm lại chính mình ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 5745 xem)
Dị Bộ Tông Luân Luận - Một luận thư không thể thiếu trong nghiên cứu Phật học ( Tỳ kheo Giác Hoàng , 10670 xem)
Ai dẫn ta đi lang thang ( Thích Đạt Ma Phổ Giác , 6246 xem)
Dòng đời xuôi ngược biển ái vô cùng ( Thích Đạt Ma Phổ Giác , 6441 xem)
Hung Thần phiền não ( Thích Đạt Ma Phổ Giác , 5964 xem)
Phật pháp cứu đời tôi ( Thích Chân Tính , 4613 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ