Trang chủ > Phật Học > Phật Pháp

Tư tưởng hoa sen trong bộ Chơn Lý

Tác giả: Tỳ kheo Minh Lợi.  
Xem: 15082 . Đăng: 30/10/2014In ấn

Tư tưởng hoa sen trong bộ Chơn Lý

TK. Minh Lợi

Nói đến hoa thì có muôn ngàn thứ hoa, mỗi thứ hoa lại có nhiều loại khác nữa. Mỗi loài hoa có một màu sắc, hình dáng, mùi hương và ý nghĩa khác nhau. Nói đến loài hoa có sắc, người ta nghĩ đến hoa hồng, hoa cúc, hoa mai, hoa lan... Nói về loài hoa có hương, người ta có thể kể đến hoa nhài, hoa sói, hoa quỳnh... Thế nhưng, khi nói đến loài hoa vừa có sắc, có hương và có ý nghĩa đặc biệt nhất, chắc không ai không nghĩ đến hoa sen.

Hoa Sen cũng không thua gì mai cúc về sắc, hay cũng có thể sánh với các loài nhài, sói về hương. Ngoài ra, sen còn được biết đến như là loài hoa có bản chất cao quý của lòng độ lượng, từ bi bác ái. Tuy nó mọc trong bùn, nhưng nó vẫn giữ được sắc đẹp mùi thơm và thường được tôn vinh làm loại hoa để cúng Phật. Phẩm chất đặc biệt và cao quý của hoa sen được mô tả qua câu ca dao quen thuộc:

“Trong đầm gì đẹp bằng Sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng
Nhụy vàng, bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

Trong nhiều bài kinh, Đức Phật sử dụng hình ảnh hoa sen để chỉ cho sự giác ngộ. Ngài thường dùng hình ảnh hồ sen gồm các loại sen xanh, sen hồng, sen trắng để chỉ sự đa dạng về căn tánh chủng nghiệp và mức độ hiển thị giác ngộ khác nhau trong quá trình đạt giác ngộ giải thoát của chúng sanh. Tổ Sư Minh Đăng Quang cũng dùng hình tượng hồ sen để nói lên sự có mặt của chúng ta trên cuộc đời, đồng thời để diễn tả tiến trình giải thoát của kiếp nhân sinh.

“Những quả sen, những hoa sen, những lá sen, đều là ở trên mặt nước, tuy chân gốc đều ở trong bùn nước, mà đều cất vượt lên cao, và lá hoa quả chẳng dính nước bùn”(1).

Chúng ta và Đức Phật đều có mặt trong cõi ta-bà cho là đầy uế trược, khổ đau. Thế nhưng, mỗi chúng ta đều có đầy đủ hạt giống giác ngộ, ví như quả sen, hoa sen, lá sen có nguồn gốc xuất phát từ bùn lầy. Chính trong bùn lầy ấy, với sự nỗ lực vươn lên khỏi bùn lầy nhơ nhớp, một ngày nào đó, sen trổ hoa xinh đẹp và tỏa hương thơm ngào ngạt. Sự phấn đấu của con người trong cõi trần cũng như thế. Tất Đạt Đa đã thành tựu được quả Vô Thượng Bồ Đề và đã làm lợi ích cho vô lượng chúng sanh bằng con đường nỗ lực vươn lên khỏi bùn nhơ cuộc đời. Còn chúng ta cho cuộc đời là khổ đau, không tìm mọi cách tu hành thoát ra khỏi. Phải chăng đây có phải cách nhìn cuộc đời này quá bi quan yếm thế, một cách nhìn quá lệch lạc. Qua đó chúng ta thấy hạnh phúc hay khổ đau từ nơi tâm mỗi chúng ta chứ không phải hoàn toàn từ nơi hoàn cảnh trong cuộc đời này đưa đến.

Nói đúng hơn là chúng ta khổ không phải vì cuộc đời mà vì không biết chăm sóc, phòng hộ, kiểm soát nơi thân, nơi khẩu, nơi ý của chúng ta. Trong khi đó Đức Phật đã quán chiếu được tâm ý của Ngài trong từng sát na, nên Ngài thành tựu đạo quả giác ngộ. Đức Tổ Sư Minh Đăng Quang cũng có kinh nghiệm tu tập này, Ngài dạy:

“Giữ thân trong sạch hạnh phúc biết bao,
Giữ miệng trong sạch hạnh phúc biết bao,
Giữ ý trong sạch hạnh phúc biết bao,
Thân cùng khẩu, ý trọn lành,
Xa lìa tội lỗi, gần cành hoa sen.(2)”

Đời sống của hoa sen, lá sen, quả sen thật là từ bi và trí huệ; sống trong khoảng không trung bao quát mà không thiếu phần ích lợi cho cả chúng sanh phía dưới, thế sao chúng ta lại chẳng noi gương theo, tuy cái sống không mùi vị, mà lại được lắm thanh cao, ý nghĩa quí báu(3). Còn lời nói của người tu, ví như hoa sen, việc làm của người tu ví như lá sen, ý niệm của người tu ví như gương sen, cả thảy các pháp đều ở trên cao không trung, và không còn phải ô nhiễm nước bùn theo thế sự(4).

“Miệng ta là cánh hoa sen,
Một khi hé nở, một phen thơm lừng!
Tiếng ta là gió mùa xuân,
Một cơn thổi nhẹ, muôn dân mát lòng”(5)

Điểm khác biệt giữa Đức Phật và chúng ta là Đức Phật biết điều chỉnh, hướng dẫn, điều phục nơi thân, khẩu và ý của Ngài. Do đó, Ngài làm lợi ích chẳng những cho bản thân mà còn cho tha nhân, còn chúng ta thì chưa. Vậy thì thân, khẩu và ý của chúng ta, nó là con dao hai lưỡi, tùy nơi sử dụng nó mà chúng ta làm nên chuyện tốt hay xấu. Tam nghiệp có thể đưa ta tiến hóa lên những cảnh giới cao hơn mà nó cũng đưa ta đọa lạc vào những cảnh giới tối tăm. Minh chứng qua cuộc đời Đức Phật, Ngài lợi dụng tam nghiệp làm nên nhiều điều lợi ích cho bản thân và tha nhân, còn chúng ta thì sao? Đây là điều mỗi người học Phật cần suy ngẫm.

Trong suốt 45 năm thuyết pháp, Đức Phật đã tùy căn cơ trình độ của mỗi chúng sanh mà chỉ dạy ra tám mươi bốn ngàn pháp môn. Nếu nói đến giáo lý căn bản của đạo Phật thì không ra khỏi Tam Vô Lậu Học, Bát Thánh Đạo, Tứ Diệu Đế,… Nhưng những giáo lý ấy cũng chỉ dạy tu Tam Nghiệp.

Tóm lại, qua hình ảnh Sen xuất thân từ bùn lầy hôi thối, nhưng nó lại cho cuộc đời này những màu sắc tươi đẹp, hương vị thanh tao. Cũng vậy, Đức Phật và chúng ta đều xuất hiện trong cuộc đời này đầy uế trược, nhưng Đức Phật đem lại cho cuộc đời này nhiều điều hạnh phúc, an lạc như hoa sen, lá sen, nhị sen khi thoát khỏi bùn hôi. Sự thành tựu của Đức Phật, cùng với sự liên tưởng đến các đặc tính của hoa sen, cho chúng ta niềm tin để phấn đấu vươn lên trong cõi đời còn nhiều đau khổ này.

Qua đó cho ta thấy Đức Phật và chúng ta đều phải ăn, mặc, ngủ, nghỉ, đi, đứng, nằm, ngồi, … như nhau. Nhưng Đức Phật thì có an lạc, Niết-bàn ngay cuộc đời này, còn chúng ta thì đau khổ. Điểm khác nhau là Đức Phật biết điều tiết, ngăn ngừa, quản lý được thân, khẩu và ý trên con đường thiện lành.

Đức Phật và chúng sanh đều có Phật tánh như nhau. Nhưng Đức Phật đã làm cho Phật tánh của Ngài hiển lộ như bông sen, lá sen, nhị sen đã vượt ra lên khỏi mặt nước, còn chúng ta là những lá sen, búp sen, gương sen chưa thoát khỏi mặt nước, nên đức Phật đã dạy:
“Như Lai là Phật đã thành,
Chúng sanh là Phật sẽ thành”

Không những Đức Phật nhắc nhở như vậy mà Đức Tổ Sư cũng khuyến tấn “Trời Phật mà không thối chí, ngã lòng, chán nản, trong công cuộc giáo hóa, là cũng bởi đã biết rõ tâm lý của cuộc đời, nhờ biết vậy mà các Ngài bền công gắng chí, mới thành được Phật thương xót cứu độ đời, mà lại không nhiễm đời, nên mới đáng cho người kính tôn là Phật. Vậy chúng ta nên phải làm Phật, nên phải tìm đường giải thoát, vượt ra khỏi thiện ác, nước bùn, hãy là bậc Khất sĩ, siêu nhân, cũng như lá, bông, hoa, trái của sen. Sen mọc trên mặt đầm của nước đất, vì đời là một cái hồ đất nước để trồng sen! Ai ai rồi cũng là sen hết.”(6)

Chú thích:
(1) Chơn Lý, Tập I, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2009, tr. 471.
(2) Kinh Tam Bảo (nghi thức tụng niệm) của Hệ Phái Khất Sĩ, NXB. Tôn Giáo, 2003, tr.15-16.
(3) Chơn Lý, Tập I, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2009, tr.491.
(4) Chơn Lý, Tập I, NXB.Tôn Giáo, Hà Nội, 2009, tr.472.
(5) Luật Nghi Khất Sĩ, bài Khẩu, NXB. TP. HCM, 1998, tr.21.
(6) Chơn Lý, Tập I, NXB. Tôn Giáo, Hà Nội, 2009, tr. 494.

---oOo---

Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ

BÀI LIÊN QUAN

Doanh nhân theo Phật giáo  ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 9101 xem)

Bốn Chân Lý cao quý  ( Đức Đạt Lai Lạt Ma - Tuệ Uyển dịch , 4976 xem)

Tuyển tập các bài viết về Luân Hồi Nhân Quả  ( Nhiều tác giả , 8849 xem)

Phật pháp trong đời sống  ( Tâm Diệu , 4761 xem)

Tám ngọn gió đời  ( Quảng Tánh , 8138 xem)

Tinh thần giải thoát trong giáo lý Phật Đà  ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 6467 xem)

Ý nghĩa giác ngộ trong đạo Phật  ( Hòa thượng Thích Thanh Từ , 5297 xem)

Xuất gia như thế là đúng hay sai?  ( TỔ TƯ VẤN , 4908 xem)

Nương tựa Đức Phật Dược Sư  ( Lưu Đình Long , 6891 xem)

Lời Phật Dạy Tu Trong Mọi Hoàn Cảnh  ( Thích Đạt Ma Phổ Giác , 5723 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam

Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ