Trang chủ > Đức Phật > Phật Đản
Phật đản đã về đã đến
Xem: 5078 . Đăng: 19/05/2022In ấn
Phật đản đã về đã đến
Mỗi năm đến ngày Phật đản, niềm hạnh phúc trong con hân hoan, lâng lâng khó tả, chân rảo bước đến Tịnh xá để được dịp ngắm nhìn những bức tượng mô tả lại hình ảnh Đức Phật Đản sanh tại vườn Lâm-Tỳ-Ni, được trang hoàng với đủ màu sắc, gắn kết với nhiều lồng đèn, tràng hoa thơm đẹp đầy sắc màu lung linh tỏa sáng huyền diệu làm sao!
Ngày 15-4 lại trở về với chúng con (PL.2566 – DL.2022), đã trở thành lịch sử vô cùng trọng đại của Phật giáo nói chung và Phật tử nói riêng. Ánh sáng tháng tư với dòng thời gian tỏa sáng, Ngài thị hiện nơi thế gian, đại diện cho ánh sáng trí tuệ và lòng từ bi đem niềm hạnh phúc an lạc đến cho nhân loại trong thế giới này, thật diễm phúc và may mắn thay cho người con Phật được thấy và nghe Phật pháp nhiệm màu mà Ngài thọ ký.
Ngày 15-4, đối với mọi chúng sanh trong thế gian như là một dấu hiệu của sự chuyển dịch, như Ngài Ashita đã nói trong bộ phim “Buddha”:
“Ngài đã đến, con người sẽ biến đổi cả thế giới này, sắp đản sanh rồi. Ngài tuyên bố sẽ đến và cuối cùng Ngài đã đến. Này hỡi Mẹ của đất trời, chúc mừng người, một vĩ nhân cao quý đã đản sanh rồi, cung thành Kapilavatthu, vườn Lâm-Tỳ-Ni, đúng là tuyệt đẹp, một bậc Thánh cao sẽ ngự trong mỗi chúng sanh.”
Ngày 15-4, ngày mà chúng con đều an lạc và vui sướng, khơi nguồn cho chúng con được tri ân, ghi nhớ công đức cao sâu của Đức Phật Chánh đẳng Chánh giác, với sự thực chứng trải nghiệm tu tập của mình, trải qua 49 ngày đêm ngồi dưới cội Bồ đề, đã thành tựu được nhất thiết trí, bỏ hết gánh nặng của thế gian, chứng minh tam độc Tham-Sân-Si, dục Ái, Tứ khổ là nguyên nhân dẫn chúng sanh đi trong luân hồi sanh tử, và đưa ra con đường Bát Chánh Đạo, một con đường duy nhất, độc nhất và không có con đường nào khác giúp chúng sanh vượt thoát khổ đau đi đến hạnh phúc trường tồn và mãi mãi.
Thật vậy, với con Phật tử phương xa thật hạnh phúc vô cùng, khi được hạnh duyên nhiều đời nhiều kiếp gặp được Phật pháp, được các bậc Tôn trưởng dẫn dắt tiến đi, hướng vào từng trang sách, câu kinh, lời kệ, thấm nhuần giáo lý, tư tưởng của Đức Phật, đối với con đó là một ân huệ sâu dày không phải ai cũng thấu hiểu.
Ánh sáng trí tuệ tỏa chiếu của Ngài như vầng nhật nguyệt, chan hòa, ban rải khắp muôn nơi, như nguồn suối mát, như hoa sen thơm ngát, tĩnh lặng, thanh thoát, dịu dàng, đã giúp cho chúng con soi chiếu quán sát lại thân tâm, đánh đuổi sự si mê, sự tham muốn của những dục vọng mưu cầu, bị lôi kéo, bị dẫn dắt bởi cái tôi, cái của tôi nguyên nhân làm chúng sanh phiền não. Ánh sáng trí tuệ ấy làm bóng tối tiêu tan, khơi nguồn tuệ giác trong mỗi chúng con “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”.
Chúng con, như những hạt ngọc lâu ngày bị giấu trong chéo áo, do vì nghiệp lực dẫn dắt mà lăn trôi trong sanh tử. Ví như, trong Kinh Pháp Hoa, phẩm Tám “Ngũ bá đệ tử thọ ký” nhắc đến câu chuyện anh chàng say rượu đến ngủ nhờ nhà người bạn, người này có việc phải đi, liền đem châu báu cột trong áo gã say rồi lên đường. Tỉnh dậy, gã không hề hay biết, lê thân đi khắp nơi kiếm ăn, kiếm mặc hết sức khổ cực.
Cũng vậy, gã say ấy được ví như chúng con, mãi mê tham đắm trong tài, sắc, danh, thực, thùy, cứ mơ màng cho rằng cuộc sống nhân gian là hạnh phúc, là niềm vui bất tận, luôn hiện hữu trong cuộc đời, mà đâu biết rằng chính cái sự vô thường thoáng chốc không hẹn cùng người; sự sợ hãi của sanh, già, bệnh, chết; là nguyên nhân làm chúng con đau khổ.
Hạt ngọc trong chéo áo được ví như trí tuệ, là chơn như mà trong Chơn Lý số 55 của Tổ sư Minh Đăng Quang đã dạy:
“Như thế thì Phật là tâm chơn. Đạo Phật là tâm đàng đi đến tâm chơn. Phật độ chúng sanh là chỉ tâm chơn cho mọi người, dìu dắt tâm người đến chơn như, khuyên mọi người lấy chơn như làm tâm, và chơn như mới thật là tâm của tất cả chúng ta y như một, có một. Chính nó sẽ là hột giống vĩnh viễn trường tồn của sống, biết, linh đó.”
Trí tuệ chơn như ngọn đuốc Chơn lý, có khả năng giải thoát khổ đau mà lâu nay chúng con không hề hay biết cứ mãi buông lơi sống trong kiếp sống tha phương cầu thực, lúc nào cũng cam phận, chấp chặt trong cuộc sống hiện tại.
Như vậy, nhờ ánh sáng trí tuệ và lòng từ bi của Ngài thị hiện trong thế gian này, đem đến và soi sáng giúp chúng con khai mở để biết đến sự nhàm chán, biết tự phòng hộ các căn, biết tránh né, buông tất cả để được an lạc, ánh sáng trí tuệ soi đến đâu thì bóng tối si mê tan tới đó, với năng lực công phu tu tập, không giải đãi, lười nhác, mà cố gắng vượt ra ngoài mọi sự cấu nhiễm vấy bẩn của ngũ dục và tà kiến của thế gian.
Ngày 15-4, (PL.2566-DL.2022) đã về đã đến, chúng con xin nguyện nương theo ánh sáng trí tuệ và học theo lòng từ bi bác ái của Ngài, nỗ lực học pháp, hiểu pháp và hành pháp, để cho các thiện pháp chưa sanh được sanh khởi, các bất thiện pháp đã sanh được đoạn tận; phát huy năng lực trí tuệ và sức mạnh tình thương cho chính mình và cho chúng sanh, nhằm dâng lên cúng dường Đức Phật nhân ngày Phật đản sanh.
Đó chính là cái ân báo đáp của chúng con đến Đức Phật đã thị hiện trong thế gian này luôn được trường tồn và vĩnh cửu.
Cần Thơ, ngày 15 tháng 5 năm 2022
Ngọc Phụng
-----oo0oo-----
BÀI LIÊN QUAN
TP.HCM: Hàng ngàn Tăng Ni, Phật tử trang nghiêm kính mừng Phật Đản PL.2566 ( Đăng Huy , 5456 xem)
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm Đức Quyền Pháp chủ, Hòa thượng Chủ tịch GHPGVN ( Nguyễn Cường - Bảo Toàn , 2492 xem)
Tịnh xá Trung Tâm trang nghiêm tổ chức Đại Lễ Phật đản Phật lịch 2566 ( Trung Tâm , 2908 xem)
TP.HCM: Tổ đình Ngọc Phương đón tiếp Lãnh đạo Chính quyền các cấp thăm và chúc mừng Đại lễ Phật Đản PL.2566 ( Ban Truyền thông NGKS , 6260 xem)
Trang nghiêm Lễ Tắm Phật tại Pháp Viện Minh Đăng Quang ( Minh Sơn , 3776 xem)
Tăng Ni sinh viên Học viện Phật giáo VN tại TP.HCM trang nghiêm tổ chức lễ Lễ Tắm Phật ( PV - Ảnh: Học viện PGVN tại TP.HCM , 1560 xem)
Diễn văn Phật đản Phật lịch 2566 của Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN ( Báo Giác Ngộ , 7232 xem)
Thông điệp Đại lễ Phật đản Phật lịch 2566 của Đức Quyền Pháp chủ GHPGVN ( Báo Giác Ngộ , 5372 xem)
Mừng Khánh Đản ( NT. Xuân Liên , 5444 xem)
Phật Đản mùa Covid tại Chùa Thuận Phước ( Ban Truyền thông NGKS , 7577 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng