Trang chủ > PG Thế Giới
Nhà sưu tập sẵn sàng trả lại bức tượng cổ
Xem: 7218 . Đăng: 01/04/2015In ấn
Nhà sưu tập sẵn sàng trả lại bức tượng cổ
GNO - Nhà sưu tập tư nhân có tượng "Phật xác ướp" cho biết ông sẵn sàng trả bức tượng lại cho một ngôi làng ở Trung Quốc nếu có thể chứng minh là nó đã bị đánh cắp từ đó.
Báo hàng ngày Hà Lan NRC dẫn lời nhà sưu tập, một kiến trúc sư tại Amsterdam muốn giấu tên, nói rằng nếu chứng minh được bức tượng thuộc về "chẳng hạn như một cộng đồng Phật giáo vẫn còn tồn tại", ông sẵn sàng trả lại, miễn là bức tượng không đi vào một bảo tàng nhà nước.
Ông nói với NRC rằng một số hình ảnh được công bố trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc nhìn tương tự như bức tượng mà ông đang sở hữu nhưng nhiều khía cạnh là "không đúng".
"Người ta nói rằng bức tượng đã bị đánh cắp vào năm 1995, nhưng nó đã ở Hà Lan vào thời điểm đó. Có những hình ảnh làm bằng chứng cho sự tồn tại đó", ông nói.
"Ngoài ra, nghiên cứu gần đây cho thấy xác ướp thuộc về một ngôi chùa lớn hơn và quan trọng hơn rất nhiều so với ngôi chùa địa phương ở Dương Xuân".
Bức tượng cổ đang có nhiều tranh luận xuất xứ
Bức tượng Phật 1.000 năm tuổi, trong đó có xác ướp của một nhà sư, là một phần của cuộc triển lãm từ tháng 1 đến tháng 8 năm ngoái tại Bảo tàng Drents của Hà Lan trước khi được gửi đến Budapest cho một cuộc triển lãm tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hungary.
Dân làng ở Dương Xuân, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, nhìn thấy các báo cáo về triển lãm Hungary trên truyền hình và cho biết đó là bức tượng đã bị đánh cắp khỏi ngôi chùa của họ.
Hôm thứ Ba tuần rồi, một quan chức Cục Quản lý Di sản Văn hóa Nhà nước Trung Quốc cho biết dựa trên các bức ảnh, tài liệu lưu trữ tại địa phương và phát biểu của nhân chứng, có thể xác nhận bức tượng đã bị đánh cắp khỏi Dương Xuân vào năm 1995.
Vincent van Vilsteren, người phụ trách Bảo tàng Drents, cho biết họ đã mượn bức tượng cho đến thứ Sáu tuần trước. Chủ sở hữu đã đưa tượng trở lại Amsterdam.
Nhà sưu tập đã lấy lại bức tượng khỏi cuộc triển lãm "vì sợ nó sẽ bị tịch thu", tờ báo cho biết.
Tờ báo cho biết chủ sở hữu đã đầu tư rất nhiều vào nghiên cứu bức tượng và cần nhiều tiền hơn để tìm ra nơi xuất xứ thực sự của bức tượng. Các kết quả xét nghiệm DNA, nên sớm được thực hiện, có thể giúp cho điều đó.
Nhà sưu tập cho biết ông đã chi 19.746 USD để có được bức tượng. Ông cũng cho biết ông đã từ chối lời đề nghị 10 triệu euro (10,9 triệu USD) mua lại bức tượng.
Vilsteren cho biết cả viện bảo tàng và nhà sưu tập đều nhận thức được rằng dân làng Trung Quốc và chính quyền Trung Quốc đã và đang tìm cách đưa bức tượng trở về.
Ông sẽ chuyển thông điệp từ phía Trung Quốc cho chủ sở hữu.
Ông cho biết bức tượng đã ở trong tình trạng hoàn hảo và không cần phải lo lắng về bất kỳ tác hại nào sẽ đến bức tượng. "Chúng tôi đã chăm sóc bức tượng rất tốt. Bức tượng đã được sửa chữa các vết nứt nhỏ và phục chế các chỗ mẻ bị mất", Vilsteren nói. "Thành thật mà nói, tôi nghĩ rằng bức tượng hiện đang trong tình trạng tốt hơn so với thời điểm cách đây 20 năm".
Văn Công Hưng (Theo china.org.cn)
------oo0oo------
Nguồn: Báo Giác Ngộ
BÀI LIÊN QUAN
Đại học Arizona triển khai ngành Phật học ( Gia Trúc , 7428 xem)
Sẽ đưa nhục thân của nhà sư Mông Cổ về chỗ cũ ( Văn Công Hưng , 7432 xem)
Thăm Học viện Phật giáo Larung Gar ở Tây Tạng ( Trí Thức Trẻ , 7856 xem)
Nhà sử học người Anh tình cờ phát hiện bức tranh Phật giáo lâu đời nhất trên thế giới ở Ajanta ( Thường Huyễn , 8040 xem)
GHPGVN dự Đại hội Liên hữu Phật giáo thế giới lần thứ 27 ( NHÓM PV GIÁC NGỘ , 7138 xem)
Hội nghị về hòa bình của Liên minh Tôn giáo Thế giới ( Ngộ Dũng , 7838 xem)
ASI lên kế hoạch khai quật di tích Phật giáo khu vực Lauriya Areraj ( Thường Huyễn , 7559 xem)
Dấu tích tu viện Phật giáo Jaulian ở Pakistan ( V.C.Hưng , 7689 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ