Trang chủ > PG Thế Giới
ASI lên kế hoạch khai quật di tích Phật giáo khu vực Lauriya Areraj
Xem: 6861 . Đăng: 24/07/2014In ấn
ASI lên kế hoạch khai quật di tích Phật giáo khu vực Lauriya Areraj
Thường Huyễn chuyển ngữ
PATNA: Sự kiện mới từ khám phá di tích Đản sinh của Đức Phật tại vườn Lâm-tỳ-ni (Lumbini), thuộc miền nam Nepal, gần biên giới Ấn Độ và Nepal tạo tiền đề cho các nhà Nghiên cứu Khảo cổ Ấn Độ (ASI) lên kế hoạch quyết định khai quật khảo sát các di tích Phật giáo nổi tiếng trong khu vực Lauriya Areraj, thuộc quận Champaran trong mùa đông năm nay.
Đây là lần đầu tiên ASI khai quật khu di tích này để xác minh rõ tiến trình phát triển nền văn minh văn hóa dân tộc ,đồng thời lần theo dấu chân của Đức Phật trong thời gian Ngài hoằng hóa trên vùng đất Bihar. Nhiều bằng chứng cho thấy rằng, Đức Phật đã từng du hóa ở Rampurva Lauriya Nandagarh thuộc phía Tây Champaran, Lauriya Areraj và Kesariya ở Đông Champaran và Vaishali trong chuyến du hành hướng về Bồ Đề Đạo Tràng (Bodhgaya).
Ngoài ra, ông BR Mani - Tổng giám đốc, ASI, New Delhi cho biết, một số địa điểm khảo cổ trong khu vực biên giới là những di tích Phật giáo rất quan trọng. Tổng giám đốc Mani trình bày với phóng viên của TOI: “Chúng tôi đã giải phóng mặt bằng để Viện Khảo cổ - Chi nhánh Patna thực hiện công việc khai quật tại Lauriya Areraj”. KC Srivastava - nhà khảo cổ, Đại diện Viện Nghiên cứu Khảo cổ - Chi nhánh Patna, kiêm Quản lý điều hành công việc khai quật cho biết thêm rằng các di tích được đề xuất khai quật cách Motihari, trụ sở huyện Đông Champaran 28 km.
“Chúng tôi dự định bắt đầu công việc khai quật ngay tại ụ đất gần trụ đá Ashoka, Lauriya Areraj giữa tháng mười hai, với mục đích chính là để xác định rõ tiến trình phát triển của nền văn minh văn hóa dân tộc, đồng thời nhân dịp này còn làm sáng tỏ thêm về hành trình du hóa của Đức Phật,” Srivastava nói.
Hơn phân nửa di tích Phật giáo đánh dấu nơi Đức Thế Tôn đi qua đều lưu lại trên bốn quận của bang Bihar. Phần lớn các di tích này đều được ASI quan tâm bảo tồn. Năm 2011, một đoàn chuyên gia đã đến thăm các di tích Phật giáo ở Đông và Tây Champaran, Muzaffarpur và Vaishali để nghiên cứu lộ trình hành đạo của Đức Phật năm xưa. Đoàn đã đệ trình một báo cáo chi tiết lên Viện ASI để chuẩn bị cho những công việc cần thiết thực hiện sau này. Một trong các chuyên gia của đoàn là Ajit K. Prasad - Cựu Phó Giám đốc Viện Khảo cổ học Chính phủ của bang Bihar cho biết, sau đó Viện ASI đã hứa khả đảm bảo với ông việc bảo tồn và phát triển tất cả các di tích Phật giáo này.
Các chuyên gia cũng đề cập đến một số di tích Phật giáo ít được biết đến và không được quan tâm bảo vệ. Một số di tích như Bhikhana Thori, Hetukunwar, Mahayogini, Shahodra, Baudh Barva, Chanmari, Jagdishpur, Chankigarh (tất cả thuộc phía Tây Champaran), và Sagardih và Nawniardhi (Đông Champaran) cần được bảo vệ ngay.
Theo các chuyên gia, Rampurva là di tích Phật giáo quan trọng đứng sau các di tích trong danh sách di sản văn hóa thế giới Unesco: Lâm-tỳ-ni, Bồ Đề Đạo Tràng, vườn Lộc Uyển và Kushinagar. Di tích này phải được xếp trong các di tích Phật giáo quan trọng vì chúng có tiềm năng phát triển là di sản thế giới trong tương lai.
Đường đi Laurya Areraj. Từ trước công nguyên, con đường này còn được gọi là “Con đường hoàng gia” (Royal road), trục giao thông chính giữa các nước vùng Đông Bắc Ấn.
Trụ đá tại Rampuva, vua Asoka cho dựng lên để đánh dấu hai sự kiện lịch sử Phật giáo - nơi thái tử Tất-đạt-đa cắt tóc và nơi thái tử đổi cẩm bào.
Hai trụ đá tại Rampuva.
Trụ đá sư tử tại Laurya.
Tượng sư tử trên đỉnh trụ đá tại Laurya.
Dòng sông A-nô-ma năm xưa, nay người dân gọi tên sông là Hadboda.
Dòng A-nô-ma ngày nay.
Tháp Keseriya được kiến tạo để tôn trí bình bát của Đức Phật tặng cho dân chúng Licchavi.
Tháp Keseriya ngày nay.
Posted on December 15, 2013 by buddhistartnews
Pranava K.Chaudhary, Times of India
Thường Huyễn cung cấp hình ảnh
---o0o---
Nguồn: Đạo Phật Khất Sĩ
BÀI LIÊN QUAN
Dấu tích tu viện Phật giáo Jaulian ở Pakistan ( V.C.Hưng , 6741 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo ôn thi vào Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM khóa XVII
THÔNG BÁO V/v tổ chức ôn thi vào Học viện Khóa XVII
Thư mời viết bài hội thảo “NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN: Những đóng góp cho Đạo Pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa”
Thư mời viết bài hội thảo “NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN: Những đóng góp cho Đạo Pháp - Dân tộc và các giá trị kế thừa”
Thông báo Khóa tu Truyền thống trực tuyến Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Tân Sửu 2021
Do tình hình dịch bệnh Covid - 19 đang diễn ra phức tạp trên cả nước nên Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2021 sẽ tổ chức trực tuyến. Ban tổ chức kính thông báo đến Chư Tôn đức và quý Phật tử thời khóa tu học như sau.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
Thông báo lớp giáo lý trực tuyến Chùa Thuận Phước
Do tình hình dịch bệnh hiện nay nên không thể tập trung đông người, vì muốn chia sẻ Phật pháp đến quý Phật tử gần xa, nên Ni sư Tuệ Liên - Giảng sư Ni giới Hệ phái Khất sĩ, Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Cố vấn Trụ trì chùa Thuận Phước (Long An) và Sư cô Nghiêm Liên - Giảng viên Học viện Phật giáo Việt Nam, Trụ trì Chùa Thuận Phước đã tổ chức tụng kinh, thuyết giảng Phật pháp trực tuyến.
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ