Trang chủ > PG Thế Giới > Nhân vật
Thiền sư Pomnyun: Đối mặt với thách thức giãn cách trong đại dịch
Xem: 3769 . Đăng: 07/12/2021In ấn
Thiền sư Pomnyun: Đối mặt với thách thức giãn cách trong đại dịch
![]() |
Thiền sư Pomnyun |
Với tinh thần phụng sự không mệt mỏi, thầy đã thành lập nhiều tổ chức, sáng kiến và dự án hoạt động trên toàn thế giới.
Trong số đó, “Jungdo Society” đặc biệt là một tổ chức tình nguyện, được sáng lập dựa trên cơ sở giáo lý Phật giáo, hướng đến sự bình đẳng, lối sống giản đơn và chú trọng việc giải quyết các vấn đề của xã hội đương đại như sự xuống cấp của môi trường, nạn đói kém và các mâu thuẫn phát sinh trong cộng đồng.
Với phong cách giảng dạy Phật pháp độc đáo, thâm thúy và dễ tiếp cận, thầy Pomnyun nhận được sự hoan nghênh của quần chúng tại Hàn Quốc và thế giới. Trong các buổi pháp thoại, theo hình thức hỏi - đáp gần gũi, những người tham gia được mời để nêu lên bất kỳ vấn đề nào mà họ quan tâm hay vướng mắc.
Phần hỏi - đáp dưới đây được trích trong nội dung của một buổi thuyết giảng trực tuyến. Trong đó, thầy giải đáp về phương thức để vượt qua trở ngại giãn cách trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang ngày càng trở nên nghiêm trọng.
![]() |
Thiết kế: Phòng Mỹ thuật BGN/Tống Viết Diễn |
Tôi sống ở Sydney, Úc. Đã 10 - 12 tuần trôi qua nhưng chúng tôi vẫn còn phải thực hiện giãn cách xã hội vì Covid-19 và đôi lúc điều đó quả là khó khăn. Tôi bị căng thẳng đầu óc, nhạy cảm hơn với sự lộn xộn và tiếng ồn; nói chung là tôi cảm thấy lo lắng và bất an hơn. Thỉnh thoảng, tôi cũng ra ngoài để chạy bộ và tập thể dục, nhưng không mấy khả quan. Tôi sống với người bạn đời của mình trong một không gian nhỏ. Mặc dù không có bất kỳ nghi ngờ gì đối với tình cảm của chúng tôi, nhưng đôi lúc tôi vẫn cảm thấy hơi căng thẳng và không biết giải quyết chuyện này như thế nào. Vì vậy, câu hỏi của tôi là làm thế nào để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thời gian giãn cách?
Chúng ta cảm thấy không thoải mái hay khó chịu cũng là chuyện bình thường, vì môi trường sống của chúng ta đã bị thay đổi kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát. Cảm giác khó chịu đó dần dần sẽ trở thành sự căng thẳng. Nếu chúng ta trở lại cuộc sống giống như trước khi đại dịch xảy ra thì hầu hết những căng thẳng đó sẽ được giải quyết. Nhưng vấn đề đặt ra là: điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta không thể trở lại cuộc sống bình thường giống như trước khi đại dịch bùng phát? Chúng ta sẽ phải sống với căng thẳng? Chúng ta có thể nào không bị căng thẳng mặc dù sống trong môi trường đã bị thay đổi hay không? Sống như thế nào tùy thuộc vào lựa chọn của chính bạn.
Ví dụ, giả sử thức ăn hàng ngày của bạn là bánh mì. Nhưng bạn vừa mới chuyển đến Hàn Quốc, và bánh mì ở đây thì chẳng dễ gì mua được. Thay vào đó, bạn phải ăn cơm, nhưng bạn không thích cơm; bạn cảm thấy áp lực về thức ăn. Nếu như thế thì bạn phải làm thế nào? Bạn sẽ trở về nhà? Nhưng bạn đang ở trong hoàn cảnh bắt buộc phải sống ở Hàn Quốc. Vấn đề được đặt ra là liệu bạn có thể sống như vậy mà không bị căng thẳng và áp lực hay không?
Tại sao chúng ta lại căng thẳng trong những tình huống như vậy? Hầu hết chúng ta nghĩ rằng nguyên nhân nằm ở thức ăn, nhưng thật sự không phải như thế. Cảm giác áp lực và căng thẳng đó bắt nguồn từ chính thói quen hàng ngày của chúng ta.
Nếu thức ăn khiến người ta cảm thấy áp lực thì những người Hàn Quốc ăn cơm hàng ngày cũng sẽ cảm thấy căng thẳng. Nhưng thực ra, thói quen ăn bánh mì mỗi ngày đã chống lại tình huống buộc bạn phải ăn cơm, sự phản kháng này khiến bạn rơi vào căng thẳng. Trong những hoàn cảnh như vậy, có hai cách để lựa chọn: thứ nhất, bạn có thể tiếp tục thói quen của mình và mua bánh mì để ăn hàng ngày. Thứ hai, bạn có thể điều chỉnh khẩu vị của mình để quen dần với việc ăn cơm.
Thay đổi nghiệp của một người là việc không dễ dàng gì. Tuy nhiên, những phương pháp tu tập và rèn luyện tâm thức sẽ giúp chúng ta chuyển hóa nghiệp lực và đạt đến tự tại, giải thoát.
Đối với việc đeo khẩu trang cũng như thế. Nếu ai đó được đeo khẩu trang từ khi còn bé thì họ sẽ cảm thấy đó là một phần không thể thiếu của trang phục hàng ngày của họ. Ngược lại, vì không quen với việc đeo khẩu trang nên khi đeo, chúng ta bị ngột ngạt và khó chịu. Như vậy, chúng ta thấy rằng cảm giác khó chịu không phải do khẩu trang mà tại vì thói quen của chính chúng ta.
Khi cảm thấy khó chịu, thay vì đổ lỗi cho môi trường và hoàn cảnh, bạn hãy nhận diện những gì khởi lên trong tâm và tự nhắc nhở mình rằng: “sự khó chịu này bắt nguồn từ thói quen của tôi.” Nhờ đó, bạn sẽ không còn bị căng thẳng, mặc dù những cảm giác khó chịu vẫn còn.
Một người thực hành Pháp sẽ nhận ra rằng những cảm giác khó chịu đến từ việc phản kháng và chống lại nghiệp lực, chứ không phải do đại dịch. Vì vậy, đừng quá căng thẳng khi không thể đi ra ngoài. Trước đại dịch, chúng ta đã từng tham dự các khóa thiền tập tại các trung tâm thiền nhỏ hẹp trong vòng một tuần lễ đúng không? Vậy thì hiện tại, bạn hãy cố gắng thay đổi nhận thức của mình và nghĩ rằng “Mình đang ở trong một trung tâm thiền”. Thực ra, khi bạn cảm thấy căng thẳng và áp lực thì bạn đã thua cuộc trước con vi-rút này rồi. Hãy làm những việc có thể trong hoàn cảnh cho phép, chẳng hạn như: dọn dẹp nhà cửa, thực tập thiền và tìm kiếm bất cứ phương pháp nào có thể khiến bạn sống một cách tự tại trong mọi hoàn cảnh.
Khi bạn rơi vào căng thẳng thì đó là thất bại của bạn. Chẳng ai khiến bạn căng thẳng cả. Chính phủ hạn chế việc di chuyển của người dân để giảm thiểu sự lây lan của dịch bệnh. Vì vậy, mọi người phải chấp nhận những hạn chế này nhằm ngăn chặn những tổn thất to lớn hơn trong tương lai.
-----oo0oo-----
Nguồn: www.giacngo.vn
BÀI LIÊN QUAN
17 lời đáng suy gẫm của Hòa thượng Thích Chơn Thiện ( Thích Pháp Hỷ (sưu tập) , 4588 xem)
Ngài Narada Maha Thera là Nhị tổ Thiền Nhân điện? ( Tổ Tư vấn Báo Giác Ngộ , 3848 xem)
Về những đóng góp của Pháp sư Huyền Trang cho mảng A tỳ đàm của Luận tạng ( Đào Nguyên , 8375 xem)
Những hình ảnh về Quốc vương Bhutan đức hạnh tỏa chiếu ( Vân Tuyền , 11228 xem)
Trưởng lão HT.Chủ tịch Liên minh Phật giáo Lào viên tịch ( Diệu Nghiêm , 41136 xem)
Đức Dalai Lama lần đầu tiên nói chuyện tại Glastonbury ( Văn Công Hưng , 23068 xem)
Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ nhận “Huy chương Tự do của Trung tâm Hiến pháp Hoa Kỳ” ( Thích Vân Phong , 4964 xem)
Khánh tuế lần thứ 80 của Đức Dalai Lama ( Văn Công Hưng , 5316 xem)
Thủ tướng Ấn Độ – Narendra Modi phát biểu: “Thế kỷ 21 sẽ không bao giờ là thế kỷ của châu Á nếu thiếu vắng Phật giáo” ( B.D. Dipananda, Thường Huyễn chuyển ngữ , 32 xem)
Ngài Karmapa tuyên bố phục hồi giới pháp Tỳ-kheo-ni ( Thường Huyễn , 6138 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ