Trang chủ > PG và Nữ Giới > Nhân vật
Ni sư Chiếu Huệ (Đài Loan) được tặng Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38
Xem: 4877 . Đăng: 24/03/2021In ấn
Ni sư Chiếu Huệ (Đài Loan) được tặng Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38
|
Ni sư Chiếu Huệ, một gương mặt Ni giới với nhiều cống hiến cho xã hội |
Giải thưởng Hòa bình Niwano lần thứ 38 sẽ được trao cho Ni sư Chiếu Huệ nhằm ghi nhận những đóng góp của Ni sư trong việc xây dựng hòa bình. Ni sư đã hành động để góp phần bảo vệ sự sống, giáo dục đạo đức, bình đẳng giới và đặc biệt, tiếp cận với các nhà lãnh đạo của các tôn giáo, tổ chức xã hội khác nhau thông qua những cuộc đối thoại cởi mở. Trên nền tảng tín tâm đối với Phật giáo, Ni sư đã luôn lãnh đạo với tinh thần vô úy, hướng đến việc phát triển một nền hòa bình khả thi và vững chắc. Chính vì vậy, chúng tôi đánh giá rất cao công lao của Ni sư Chiếu Huệ”, đại diện quỹ Niwano cho biết.
Giải thưởng sẽ được trao tại một buổi lễ chính thức vào ngày 2-6 tại Tokyo, Nhật Bản. Giải thưởng Hòa bình Niwano gồm giấy chứng nhận, huy chương và phần thưởng tiền mặt trị giá 20 triệu yên (188.000 USD).
Ni sư Chiếu Huệ là một học giả nổi tiếng, tác giả của hơn 20 cuốn sách và hơn 70 bài nghiên cứu. Là người sáng lập Hiệp hội Bảo tồn Sự sống (The Life Conservationist Association), Ni sư đã thẳng thắn ủng hộ luật bảo vệ quyền động vật, với nhiều bài báo về bảo tồn thiên nhiên và động vật hoang dã. Ni sư cũng là người lên tiếng ủng hộ hôn nhân đồng giới và là nhân vật quan trọng trong phong trào ủng hộ việc xuất gia của phụ nữ trong tất cả các truyền thống Phật giáo.
Ni sư Chiếu Huệ sinh năm 1965 tại thành phố Rangoon, Miến Điện (nay là Yangon, Myanmar) trong một gia đình người Hoa. Năm 8 tuổi, Ni sư cùng gia đình chuyển đến Đài Loan. Tại đây, Ni sư đã có những thành tựu đáng kể, thành tích xuất sắc khi còn là sinh viên. Sau khi theo học Đại học Sư phạm Quốc tế Đài Loan, Ni sư Chiếu Huệ đã xuất gia theo đạo Phật.
Năm 1994, Ni sư bắt đầu giảng dạy tại Đại học Công giáo Phụ Nhân; đến năm 1997, bắt đầu giảng dạy môn Nghiên cứu Tôn giáo học tại Đại học Tư thục Đài Loan. Ni sư cũng đã thành lập Trung tâm Nghiên cứu Đạo đức Ứng dụng vào năm 2004, và giữ vai trò giám đốc.
Ni sư Chiếu Huệ cũng là trưởng khoa nghiên cứu sau đại học tại Trường Cao đẳng và tu viện Phật giáo Hồng Thi, đồng thời là chủ nhiệm khoa Tôn giáo học tại Đại học Tư thục Đài Loan. Tại đây, Ni sư giảng dạy môn Triết học và Đạo đức học Phật giáo. Năm 2007, Ni sư Thích Chiếu Huệ được trao tặng Huân chương Văn học và Nghệ thuật Trung Quốc lần thứ 48 vì những đóng góp xuất sắc trong việc đối thoại giữa các nền văn hóa. Năm 2009, Ni sư nhận Giải thưởng Phụ nữ xuất sắc trong Phật giáo. Ni sư Chiếu Huệ cũng là cố vấn tinh thần cho Mạng lưới gắn kết Phật tử toàn cầu (INEB).
TS.Ranjana Mukhopadhyaya, thành viên của Ủy ban Giải thưởng Hòa bình Niwano cho biết: “Ni sư Chiếu Huệ là một tu sĩ nhập thế nổi tiếng thế giới. Ni sư tham gia vào phương diện học thuật và đã thành lập các cơ sở giáo dục. Ni sư còn là một nhà hoạt động vì quyền bình đẳng giới và bảo vệ quyền động vật. Được soi sáng bởi các giáo lý Phật giáo về việc cứu độ tất cả chúng sinh, các hoạt động của Ni sư tập trung vào việc bảo vệ sự sống dưới mọi hình thức. Tôi nghĩ đây là một nhân vật thích hợp cho Giải thưởng Hòa bình Niwano”.
Tổ chức Hòa bình Niwano được thành lập bởi Nikkyo Niwano (1906-1999), đồng sáng lập viên và là chủ tịch đầu tiên của tổ chức Phật giáo Rissho Kosei Kai, Nhật Bản. Tổ chức này được thành lập từ năm 1978 với nguyện vọng hướng tới việc thiết lập hòa bình thế giới, thúc đẩy nghiên cứu và các hoạt động trong các lĩnh vực như giáo dục, khoa học, văn hóa và triết học. Tổ chức này đã thành lập Giải thưởng Hòa bình Niwano, được trao hàng năm kể từ năm 1983, dành tôn vinh và khuyến khích những người đang cống hiến hết mình cho sự hợp tác giữa các tôn giáo nhằm thúc đẩy hòa bình.
Mỗi năm, Tổ chức Hòa bình Niwano đề nghị các học giả, các nhà lãnh đạo tôn giáo và các tổ chức đại diện cho 125 quốc gia cùng các tôn giáo khác nhau trên thế giới đề cử các ứng cử viên phù hợp. Các đề cử này được sàng lọc nghiêm ngặt bởi Ủy ban Giải thưởng Hòa bình Niwano, bao gồm bảy nhà lãnh đạo tôn giáo đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Thiện Quang (lược dịch từ Buddhistdoor/Báo Giác Ngộ)
-----ooOoo-----
Nguồn: www.giacngo.vn
BÀI LIÊN QUAN
Đồng Nai: Lễ nhập kim quan Ni trưởng Thích Nữ Huệ Giác – Tông trưởng Liên Tông Tịnh độ Non Bồng ( Ban Tổ Chức , 5236 xem)
Ban Trị sự tỉnh Đồng Nai cáo phó Ni trưởng Thích nữ Huệ Giác viên tịch (4648 xem)
Lễ nhập kim quan NT.Thích nữ Như Ngọc ( Quảng Hậu , 2344 xem)
Hà Nội: Lễ nhập kim quan Ni trưởng Thích Đàm Nhâm ( Khải Sang - Thành Luân - Huỳnh Được , 2300 xem)
Hà Nội: Lễ nhập kim quan Cố Ni trưởng Thích Đàm Nhâm ( Khải Sang - Thành Luân - Huỳnh Được , 5280 xem)
Dấu Chân Son ( HT. Giác Toàn , 3496 xem)
Đại sư Tỳ-ni-đa-lưu-chi và Ni sư Diệu Nhân ( HT. Giác Toàn , 5880 xem)
Bác sĩ, Ni sư Liên Thanh nhập thế cứu người ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 7840 xem)
Người mẫu trở thành Sư cô ( Tâm Minh Ngô Tằng Giao , 6268 xem)
2 vị Ni Tây Tạng đầu tiên được mời giảng dạy Phật pháp ( Trần Trọng Hiếu , 6976 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng