Trang chủ > Kinh Điển > Kinh
Kinh Hoa Nghiêm - Việt dịch: Thiện Trí
Xem: 27453 . Đăng: 14/12/2014In ấn
Kinh Hoa Nghiêm
Hán dịch: THẬT XOA NAN ĐÀ
Việt dịch: THIỆN TRÍ – Hiệu đính: TUỆ LIÊN
Lời Nói Đầu Của dịch giả
Kinh Hoa Nghiêm là bộ kinh Đại thừa bao hàm giáo lý cao nhất của Đức Phật. Ấy là pháp môn nhứt thừa viên đốn gồm thâu vô lượng pháp môn, có vô lượng nghĩa. Hoa Nghiêm là kho tàng quý giá gồm cả thảy châu báu, là kho chứa tất cả cái gì bí mật, là kho triết lý tột cùng trong vũ trụ thuyết minh thật tướng của vạn pháp, là vua của các kinh, là đường lối cuối cùng để đạt được nhứt thiết trí để thành Phật. Ấy là nhập đạo chớ không còn luận đạo nữa; là hành, chứng, không phải tín giải nữa, cho nên kinh Hoa Nghiêm là con đường rốt ráo của hàng Đại Bồ tát.
Vì bổn nguyện muốn cống hiến kinh này cho đời cho nên tôi phải dịch ra quốc văn và chú giải. Tôi rất e ngại những sự sai lầm trong bản dịch của tôi cho nên để bản Hán Âm đối chiếu một bên, cầu mong quý vị cao minh sửa chữa cho, để tôi được học thêm, thì tôi biết ơn vô tận.
Việc dịch rất khó khăn, vì nó đòi hỏi những điều mà tôi rất thiếu sót: Ấy là phải thâm Nho học và phải nhập diệu kinh tạng. Tôi chỉ đem tín tâm đặc biệt để hiểu Hoa Nghiêm, cho nên có nhiều khi tôi thấy rất lạ lùng. Tôi như quên hẳn thân hiện tại và tự thấy nhập một với Ngài Thật-xoa-nan-đà, Đại sư đời Đường, đã phiên dịch bộ Hoa Nghiêm từ bổn tiếng Phạn ra Hán văn. Và vì vậy, quý độc giả sẽ thấy trong toàn bổn dịch của tôi đi rất sát với lối hành văn phóng khoáng rất phổ thông, rất bình dân, rất dễ dãi của Thật-xoa-nan-đà, tránh hết sức các danh từ văn chương tối nghĩa quá hàm súc cổ tích, thậm chí các bài kệ thất ngôn hay ngũ ngôn, tôi cũng dịch ra đúng thất ngôn hay ngũ ngôn và các câu thơ không niêm luật suốt trong bộ kinh, tôi cũng không thể nào gieo vần khép luật được. Tôi chỉ cố tôn trọng âm thanh của các bài kệ, phần nhiều là những Âm trắc thần bí mà tôi cảm thấy có sức rung động mạnh vô biên…
Vả chăng, bộ Hoa Nghiêm bằng Hán văn này là một áng văn tuyệt tác thượng cổ của Trung Quốc, đã được quý vị Tổ sư khảo sát lại cẩn thận rồi, nay dịch lại áng văn này, không phải là việc dễ.
Lại nữa, đứng trong lãnh vực lời nói, so sánh, nghĩa là cái giả mà muốn diễn tả thật tướng của vạn vật, tức là cái chơn, thì thật là khó khăn vô cùng, nếu không muốn nói rằng không thể được! Dùng lời nói của con người bé nhỏ như hột bụi tí này để diễn tả những cảnh vật trong vô lượng cõi lớn bằng vô lượng lần, trong vô lượng thời khác nhau thì thật là khó, vì chúng ta thiếu tất cả danh từ để chỉ những cái mà cõi người không có. Vậy nên, tôi cầu ở quý độc giả hãy dùng tâm mà đọc Hoa Nghiêm chớ dùng mắt, vì mắt chỉ quanh quẩn trong tam giới, không đến được cõi Bồ đề được. Trong lúc chưa chứng đắc chơn lý thì chỉ có tâm thành tín mới hoà đồng với Bồ đề được.
Vấn đề siêu hình phải được nhập trước hết. Muốn thấy cái thật, phải lìa ngã kiến, phải nhập vào Tam muội vô lượng nghĩa, tức là phải đứng trong cái một căn bản để nhìn cái vô lượng hình sắc của mỗi pháp. Ấy nghĩa là đứng trong căn bản đại ngã làm đơn vị, thân mình tràn ngập cả vũ trụ vô biên mà nhìn các cõi nhiều và nhỏ như những hột bụi tột nhỏ, chớ không chấp trong vòng tương đối nào cả, không lấy tiểu ngã tức là thân ta làm đơn vị, giải các pháp bằng phép so sánh. Ấy là thấy tánh, bỏ tướng, nhập vào thật tướng của vạn pháp, cho nên rất khó cho kẻ sơ cơ. Hãy căn cứ trên ý chánh của Kinh, chớ căn cứ trên lời trên chữ. Hãy đọc Kinh ngoài văn tự vậy.
Trước khi vào phần chánh văn của kinh, tôi xin viết lời chỉ dẫn sau đây, rút trong tài liệu các bản giải thích của các Tổ sư xưa để quý vị độc giả dễ nhập vào cái thấy của Hoa Nghiêm. Tôi lại lập các bảng tổng yếu để giúp quý độc giả nhận định tổng quát cho dễ nhớ. Các hình vẽ, tôi trích y các hình xưa, không thêm không bớt, vì đó là những hình thể tượng trưng để hoạ lại các cõi thôi, không phải thật, cho nên cần trí tưởng tượng nhiều lắm mới nhập cái thấy của Hoa Nghiêm.
Tôi trịnh trọng dâng bộ Hoa Nghiêm lên đất Việt với tất cả lòng thành hộ pháp, mong góp chút phần xây nền móng Phật giáo Việt Nam, và kính cẩn chờ đợi quý Đại Đức cao minh thấy sâu hiểu rộng sẽ vui lòng sửa chữa những chỗ nào mà quý Ngài nhận thấy là sai sót để dạy cho tôi thêm và để góp phần xây dựng nhà Như Lai, tôi sẽ đội ơn vô cùng.
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
PL. 2507 - TL. 1963
Ngày 15.06.1963 - 24.04 Quý Mẹo
Thiện Trí
-----ooOoo-----
Hạ tải trọn bộ Kinh Hoa Nghiêm (file PDF)
BÀI LIÊN QUAN
Kinh Pháp cú ( Ni trưởng Huỳnh Liên , 27193 xem)
Kinh Tăng Nhất A Hàm (10286 xem)
Kinh Bát Đại Nhân Giác (10748 xem)
Kinh Di Giáo (13579 xem)
Kinh Đại Bảo Tích (10568 xem)
Kinh Tiểu Bộ (9991 xem)
Kinh Tứ Thập Nhị Chương (9579 xem)
Kinh Báo Hiếu ( Ni trưởng Huỳnh Liên , 10958 xem)
Hồng Danh Bửu Sám ( Ni trưởng Huỳnh Liên , 31184 xem)
Kinh A Di Đà ( Ni trưởng Huỳnh Liên , 19999 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng