Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu

Quảng Nam: Vài ý pháp trong Chơn lý - Thập nhị nhân duyên qua lời giảng của HT. Giác Đăng

Tác giả: Ban TTTT Giáo đoàn V.  
Xem: 1514 . Đăng: 16/04/2024In ấn

Quảng Nam: Vài ý pháp trong Chơn lý - Thập nhị nhân duyên qua lời giảng của HT. Giác Đăng

 

Tại ngày thứ 6 của Khóa tu truyền thống Giới - Định - Tuệ lần thứ 34, sáng 16/4/2024 (nhằm ngày 08/3/Giáp Thìn), HT. Giác Đăng - GPHP, Trụ trì Tịnh xá Vạn Đức (Tiểu bang California, Hoa Kỳ), đã có thời pháp đàm đến hành giả tham dự khóa tu. Qua đó, Hòa thượng nêu lên vài ý pháp trong “Chơn lý  - Thập nhị nhân duyên”.

 

 

Thập nhị nhân duyên, hay 12 nhân duyên là giáo pháp quan trọng, là cách trình bày đặc biệt của giáo lý “duyên khởi” (Paticcasamuppada). Giáo lý này do chính Bồ-tát Tất Ðạt Ða (Siddhartha) thể chứng dưới cội bồ đề sau 49 ngày tư duy thiền định, từ đó Ngài trở thành một bậc Giác ngộ hoàn toàn. Xuyên suốt thời gian này, Đức Phật đặc biệt xoay quanh việc liên hệ tới hai vấn đề: nhân duyên và nhân quả.

Ngang qua Chơn lý  - Thập nhị nhân duyên, HT. Giác Đăng cho biết, trong 12 nhân duyên, vô minh hành thuộc quá khứ, sanh tử thuộc tương lai, hiện tại chúng ta từ hành tới hữu. Trong đó, Hòa thượng đặc biệt nhấn mạnh về vô minh: “Tuy có nhiều định nghĩa nhưng cần hiểu rằng, vô minh tức là không như thật biết, dẫn đến sự hiện hữu của hai quy luật: vô thường và nhân quả. Vô thường là luôn thay đổi, cũng như thế gian này luôn biến động, nếu quán sát được như vậy, người tu tập sẽ không bị rơi vào chấp ngã”.

 

 

Diễn giải cho ý pháp này, Hòa thượng nói: “Hãy thử nghĩa xem, chúng ta có quyền điều khiển, quyết định bất cứ điều gì với thân xác này không? Ví như ‘Tôi không muốn già đi’ được không? Hay ‘Già thì được nhưng không bị bệnh đau gì’ được không? Hoặc ‘dẫu bệnh thì cũng không chết đi’ được không? Câu trả lời tất nhiên là không. Rõ ràng đối với ngũ uẩn này, chúng ta không có quyền quyết định theo cái tôi, của tôi, như ý mình được. Như vậy, làm sao ta gọi ngũ uẩn này là của ta. Ngay ta còn không có, lấy chi những cái của ta”.

Hòa thượng nhận định, vô minh có tính chất nặng hơn chấp ngã. Hòa thượng dẫn chứng: “Khi chúng ta có hành động của 3 nghiệp sẽ tạo nên vòng tròn nghiệp mới. Khi nó giáp mối, hiện báo, tức khi vòng tròn dang dở, mang qua đời sau, kết quả có được là sanh báo. Khi nó không giáo mối đời này, đời sau, đến nhiều đời tiếp nữa, đó là hậu báo. Chung cuộc, những vòng tròn này đều là chấp ngã, từ đó dẫn đến những vòng tròn tạo nghiệp”.

 

 

Giải thích rõ điểu này, Hòa thượng cho biết: “Chúng sanh bởi từ kiếp trước vô minh, hành ác, gây nhân nên mới phải nhập thai sanh thức, danh sắc, lục nhập là kết quả hiện tại mới có thân hình. Bởi có thân hình mới có xúc, thọ, ái, thủ, hữu, là nhân được gây tạo ở hiện tại, để chịu sanh tử đời sau là quả vị lai khổ não. Đã là nhơn quá khứ qua rồi thì đâu có trừ dứt gì được, âu là chúng ta hôm nay, muốn sau này không còn khổ của sanh tử thì phải ráng mở mang trí huệ để trừ vô minh. Tập hành thiện để dứt bỏ hành ác thì vòng luân hồi mới được sáng trưng, ngừng nghỉ là Niết-bàn và không còn tám vạn khổ mà hưởng được tám vạn đạo yên vui, giác ngộ chơn như không còn sanh tử tức là Phật”.

Hòa thượng khẳng định, trong mười hai nhân duyên, thì nguyên nhân căn bản của luân hồi, tức là vô minh và nguyên nhân của tất cả sự chuyển biến trong luân hồi, tức là hành. Chỉ khi nào diệt trừ được vô minh, thì mới giác ngộ, chỉ khi nào diệt trừ được hành, thì mới hết sinh diệt. Qua đó, Hòa thượng chỉ rõ vòng tròn của 12 nhân duyên:

 

 

Vô minh duyên hành: các căn + tiếp xúc trần => thức => mạt na => tàng thức a-lạy-da. Tập hợp những dấu vết những vòng tròn giáp mối còn dang dở, rồi được lưu chuyển từ đời này qua đời khác.

Hành duyên thức: Với những vòng tròn còn dang dở, trong nhân duyên đầy đủ sanh ra đời sau, kiết sanh thức. Hoàn toàn luôn thay đổi.

Thức duyên cho danh sắc: Tùy theo tỷ lệ đen trắng của thức nghiệp đó, chúng sanh sẽ chọn sanh thú thùy tỷ lệ phần trăm tương ưng, khi hội đủ tinh cha huyết mẹ và kiết sanh thức. Sau đó nó sẽ phát triển thêm

Danh sắc duyên lục nhập: Khi được tiếp xúc với ngoại cảnh bên ngoài tương ưng của nó (xúc = căn trần thức)

Lục nhập duyên xúc

Xúc duyên thọ (3 cảm thọ )

Thọ duyên ái: Là sự ưa thích, không ưa thích, dẫn đến sự bám víu.

Ái duyên thủ

Thủ duyên hữu

Hữu là khuynh hướng của thức: dục hữu sắc hữu và vô sắc hữu

Hữu duyên sanh

Sanh duyên tử

 

 

Kết luận, Hòa thượng khẳng định: “Như vậy, chúng ta muốn hóa giải, không gì khác ngoài đoạn tận ái. Sự tu tập nằm ở chỗ này. Chính vì ái đưa đến câu hữu, tái sanh chỗ này chỗ kia: dục ái, hữu ái và phi hữu ái. Đây là những vấn đề khó thấy, tịch tịnh siêu lý luận, người bình thường khó có thể chấp nhận, khó hiểu khiến chúng sanh khổ đau luân hồi”.

 

Một số hình ảnh tại ngày tu thứ 6:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban TT-TT Giáo đoàn V

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ