Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Quảng Nam: HT. Giác Toàn chia sẻ pháp thoại về tinh thần “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” của Tổ sư Minh Đăng Quang
Xem: 1726 . Đăng: 12/04/2024In ấn
Quảng Nam: HT. Giác Toàn chia sẻ pháp thoại về tinh thần “Nối truyền Thích Ca chánh pháp” của Tổ sư Minh Đăng Quang
Chiều 11/04/2024 (nhằm ngày 03/03 Giáp Thìn), nhân ngày đầu tiên của khóa tu truyền thống Giới - Định - Tuệ lần thứ 34, tại Tịnh Xá Ngọc Cẩm (TP.Hội An, tỉnh Quảng Nam), HT. Giác Toàn - Phó Chủ tịch HĐTS, Viện trưởng VNCPHVN, Trưởng ban Thường trực GPHP, Trưởng ban Tổ chức khoá tu, đã có buổi pháp thoại với đề tài “Hạt giống tâm bồ đề”.
Mở đầu thời pháp, Hòa thượng đã nhắc lại hành trạng của Tổ sư Minh Đăng Quang trong những buổi đầu lập đạo. Hòa thượng khẳng định, chỉ trong vài năm ngắn ngủi tầm đạo, xiển đạo, Tổ sư đã dành trọn sự quyết tâm theo con đường Phật Thích Ca Mâu Ni, dù bước đầu không ít chông gai và nhiều hiện tướng Ngài phải trải qua.
Với tâm nguyện lớn lao vượt lẽ thường tình, dù không Thầy chỉ dạy, song Tổ sư đã đem hết lòng thành kính, đối trước Tam bảo, làm lễ trước Đức Thế Tôn, dâng nguyện vọng và ý chí mạnh mẽ tự tầm đạo, xác chứng thanh tịnh, thọ giới xuất gia… Hòa thượng khẳng định, chính tinh thần ấy của Đức Tổ sư là minh chứng rõ ràng nhất cho sự tự giác ngộ cao thượng nơi mỗi người, là bài học xác thực nhất để mỗi người tự quay về nơi chính mình.
Quay về dòng lịch sử, HT. Giác Toàn nêu rõ: “Giữa thế kỷ 20, Phật giáo đã hiện diện nơi đất Việt, song Tổ sư vẫn tự mình tầm cầu đạo pháp, đi đến tự phát nguyện và lập phương châm ‘Nối truyền Thích Ca chánh pháp’, rồi lui về với đời sống ẩn dật. Lâu sau, Ngài mới cất bước hoằng đạo đến các vùng như Phú Mỹ, Long An… mang hình ảnh người du Tăng Khất sĩ đến gần với người dân bấy giờ. Về sau này, hình ảnh nối tiếp rõ nét nhất từ Đức Tổ sư, đó là gương hạnh của Đức Nhị Tổ Giác Chánh. Chân dung hạnh tu Khất sĩ thanh bần, giản đơn, hành hạnh độc giác, dẫn đoàn du Tăng du phương khắp xứ. Có thể thấy, tất cả các Ngài đều luôn nỗ lực trau dồi hạt giống tâm bồ đề nơi chính mình, để ngưỡng nguyện một đời sống an vui trường tồn. Như vậy, chỉ những ai chịu quay về với chính mình, đó mới là sự đắc đạo, mới an trụ trong chánh pháp được dài lâu và là nơi nương tựa vững chắc, an ổn cho bá tánh”.
Trích ý kinh trong Chơn lý - Lục căn, Hòa thượng khẳng định, chính ba nghiệp thân - khẩu - ý là động cơ dẫn dắt chúng sanh luân hồi trong nhiều đời, nhiều kiếp. Muốn thoát ly sanh tử luân hồi, con người phải biết dừng nghiệp và chuyển nghiệp. Nghĩa là phải dừng tất cả các nghiệp ác, nghiệp bất thiện từ thân - khẩu - ý của mình, chuyển ba nghiệp thân - khẩu - ý bất thiện thành ba nghiệp thiện lành. Chúng sanh vì tà kiến làm các ác hạnh về thân - khẩu - ý, phỉ báng các bậc Thánh, để rồi sau khi thân hoại mạng chung, phải sanh vào các ác thú đọa xứ. Mặt khác, do dừng lại các ác hạnh, theo chánh kiến mà sanh vào các thiên thú thiện giới.
Trích đoạn ngắn trong Kinh Tăng chi về ba pháp thanh tịnh, Hòa thượng nhấn mạnh: “Mỗi người cần giữ thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ý thanh tịnh. Thuở chưa tu học, chúng ta thường mông lung trước những nguyên cớ quấy nhiễu tâm mình. Nay đã bước vào đường đạo, tức được tu tập trong giáo pháp Như Lai, mỗi người cần thường xuyên tự quán xét chính mình đặng làm cho ba nghiệp ấy được thanh tịnh. Cần biết rằng, không dễ để giữ cho ba nghiệp thanh tịnh, dẫu trải qua nhiều chục năm tu tập cũng chưa quyết liệt thăng phục được nó, huống là để nó buông lung”.
Dịp này, Hòa thượng cũng dẫn chứng nhiều phương pháp để thực tập gìn giữ ba nghiệp thanh tịnh thông qua lời dạy của Đức Phật trong kinh Tăng chi, đồng thời nhắ nhở chư hành giả: “Sau khi tham dự các khóa tu khi về, mỗi người phải thường tự kiểm soát chính mình mới có thể thuần hóa ba nghiệp thanh tịnh được. Phải luôn làm cho đời sống của mình ở hiện tại khác với đời sống trong nhiều đời nhiều kiếp trước, tức phải thay đổi những tập nghiệp của mình hiện có ở đời này. Dù cho gặp những chướng duyên thế nào cũng phải vượt qua để thắng phục nó”.
Hòa thượng minh chứng thông qua kinh Pháp Cú - 362, phẩm Tỳ-kheo: “Người chế ngự tay chân / chế ngự lời và đầu / vui thích nội thiền định / độc thân biết vừa đủ / thật xứng gọi Tỷ-kheo”.
Thông qua lời dạy của Đức Tổ sư, Hòa thượng cũng chỉ ra phương pháp tu tịnh hóa tam nghiệp (tu tâm). Tức là thân tâm giải thoát được mọi sự ràng buộc, tay chân không còn hành động bất thiện. Đồng thời, Hòa thượng nêu gương Đức Nhị Tổ về việc tâm Ngài có định, dẫn đến Ngài ít nói mà đời sống luôn thoát hiện vẻ thanh cao, có ý nghĩa. Do đó, khi ba nghiệp thanh tịnh, thì hạt giống tâm bồ đề ắt được thành tựu trong đời sống người tu hành.
Hòa thượng trích dẫn trong Chơn lý - Tu và Nghiệp: “Luyện tâm mình trưởng thành như hạt già, tròn trịa cứng chắc, là thiện lành. Chớ không phải non nớt thiếu thốn, tham lam dục vọng nhỏ hẹp”. Như vậy, trong tiến trình đó, hành giả tu tập sẽ tích lũy tâm bồ đề cho đến khi nó già chín, hột giống hội đủ cả thân - khẩu - ý, thiếu một cũng không được.
Hòa thượng nêu lên quan điểm của Tổ sư: “Hột giống thân - khẩu - ý trong quá trình tiến hóa: buổi đầu nó là ác tiến đến lòng nhơn, rồi sống với cái thiện, sau rốt là cái chơn vắng lặng. Tức là từ phàm phu hướng đến quả vị giác chơn. Hằng ngày, nếu chúng ta thường kiểm soát ý tưởng của mình sẽ dần có hạt giống thiện. Muốn tiến hóa thì con người phải làm cho ba nghiệp được già dặn, tiến hóa (hột giống già dặn) tức là phải tu, thực hành một tâm, một pháp cho thuần thục, cho được kết quả chơn như trọn sáng, yên vui tốt đẹp. Cho nên người tu là người chữa, rèn, trau ba nghiệp thân - khẩu - ý tốt. Muốn như vậy, người xuất gia phải nghiêm trì giới luật. Giới luật khất sĩ là pháp nuôi tâm, trau tâm cho tất cả chúng sanh”.
Như lời Tổ sư dạy, Hòa thượng khẳng định: “Phải phá bỏ hột giống xấu, bỏ đi những cây trái xấu hư, thì mới để dành hột giống tốt được. Người tu hành luôn thu thúc giới bổn, trau giồi các giới hạnh oai nghi đi đứng nằm ngồi, các căn được phòng hộ, như các lớp lan can báu làm chỗ nền tảng cho người xuất gia, thiết lập nên cõi tịnh độ trong sạch thân - khẩu - ý làm cho Giáo hội Tăng già như cõi Tây phương tịnh độ.
Khép lại buổi thuyết giảng, HT. Giác Toàn một lần nữa nhấn mạnh: “Chính 7 lớp lan can, 7 lớp lưới báu, 7 hàng cây bồ đề bảo bọc chung quanh, làm cho thân - khẩu - ý từ đó mà tròn đầy chơn tâm no đủ. Luật tạng chính là chốn nuôi tâm, làm thanh tịnh trong sạch yên vui hơn hết”.
Ban TT-TT Giáo đoàn V
-----ooOoo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Quảng Nam: Giáo đoàn V Khai mạc Khóa tu truyền thống Giới - Định - Tuệ lần thứ 34 ( Ban TTTT Giáo đoàn V , 1680 xem)
TP.HCM: Khóa tu Bát Quan Trai tại Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 3228 xem)
Thanh Hóa: Kết thúc Khóa tu Bồi dưỡng đạo hạnh Giáo đoàn III - lần thứ 23 ( Tịnh xá Linh Sơn , 1464 xem)
Khánh Hòa: Khóa tu Bát Quan trai tại Tịnh xá Ngọc Sơn ( Ban Truyền thông NGKS , 2888 xem)
Đồng Nai: Tịnh xá Ngọc Uyển tổ chức một ngày tu tập cho Phật tử ( Ban Truyền thông NGKS , 3120 xem)
Khóa tu Bát Quan trai tại Chùa Thuận Phước (Cần Đước, Long An), Đạo tràng Ngọc Hưng (Vĩnh Hưng, Long An) và Tịnh xá Ngọc Hương (Sa Đéc, Đồng Tháp) ( Ban Truyền thông NGKS , 2192 xem)
Báo cáo Khóa tu Sống chung tu học - lần thứ 27 của chư Ni phân đoàn 2, GĐ IV ( Ban Thư ký khóa tu , 2012 xem)
Lễ Tưởng niệm Trưởng lão Giác Phúc trong khóa tu Bồi dưỡng Đạo hạnh lần thứ 23 ( Tịnh xá Linh Sơn , 1724 xem)
Thanh Hóa: Khoá tu Bồi dưỡng đạo hạnh Giáo đoàn III - lần thứ 23 ( Tịnh xá Linh Sơn , 1092 xem)
Khánh Hòa: Khóa tu Bát Quan Trai tại Tịnh xá Ngọc Sơn (Nha Trang) ( Ban Truyền thông NGKS , 2468 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng