Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu

Pháp học và pháp hành - Bài giảng khóa Sống chung tu học lần thứ 13

Tác giả: NT. Hiệp Liên.  
Xem: 2086 . Đăng: 14/10/2021In ấn

 

Pháp học và pháp hành - Bài giảng khóa Sống chung tu học lần thứ 13

 

NT. Hiệp Liên

 

(Ni trưởng Hiệp Liên - Trưởng ban Quản sự Ni giới Giáo đoàn III, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Trung, Tx. An Khê, Gia Lai)

 

Kính thưa chư huynh đệ thân mến!

Ngày xưa, đức Phật Thích-ca, từ khi đi xuất gia 19 tuổi đến 30 tuổi, thời gian đó tu học rồi thành đạo và từ thành đạo, giáo hóa chúng sanh đến 80 tuổi nhập Niết-bàn.

Vậy giờ chúng ta thì sao? Đi xuất gia, có đem hết tinh thần tâm trí lo tu học, để đem cái tu cái học đó mà giáo hóa chúng sanh không?

Đức Phật dạy: “Tu sĩ mà không chứng được quả Nhập lưu thì chưa phải là tu sĩ.”

Thưa chư huynh đệ! Mặc dầu ta chưa có hay không có cái bằng Cử nhân, Tiến sĩ mà ta hành đạo đem lại lợi ích cho mọi người, cho Giáo hội, cho Giáo đoàn, cho chúng sanh, đạt được quả Nhập lưu thì cũng được gọi là tu sĩ vừa học vừa hành.

Nhập lưu là bắt đầu nhập vào dòng Thánh, đây là Thánh vị đầu tiên, sau khi đệ tử Phật phá được 3 kiết sử: Thân kiến, Giới cấm thủ và Nghi. Một vị chứng quả Tu-đà-hoàn có thể có trình độ thiền ở giai đoạn đầu của Chánh niệm.

Còn những vị học xong Cử nhân, Tiến sĩ, đem kiến thức học xong được đó đem về góp phần lo cho Giáo đoàn, lo cho Giáo hội, lo cho trú xứ, lo cho huynh đệ thì quá tốt, đó là tấm gương sáng cho hàng hậu học noi theo. Cũng có phần tử huynh đệ đi học có bằng Tiến sĩ, Cử nhân nhưng chúng ta học mà không hành, không làm lợi ích cho Giáo đoàn, cho Giáo hội, cho đến chỗ trú xứ cũng không được sự lợi ích, mà có lúc còn làm cho xáo trộn trong chúng đến tín đồ Phật tử nữa.

Như vậy, sự học đó không có lợi ích mà chỉ là cái túi đựng sách. Tổ Thầy chúng ta thường nói: “Tu mà không học là tu mù, còn học mà không tu như cái túi đựng sách, không ích lợi gì hết.”

Trong Chơn lý, số 42, “Học để tu”, Tổ sư dạy: “Hành đạo là đắc đạo, chứ học đạo chưa có đắc đạo đâu, học để cho biết đặng tu hành, chớ đâu phải học là để học, học mãi cho điên cho chán, cho chết, cho hết thì giờ, rồi tự vẫn.”

Ở đây, huynh đệ chúng ta cũng có thể đọc thêm quyển “Quẳng gánh lo âu” của Nguyễn Hiến Lê.

Và trong bài học Chơn lý, số 19, Tổ sư dạy: “Chơn lý như mặt trời, pháp lý như đèn sao, thế sự như hang tối.”

Vậy nên cái học của chúng ta là học chơn lý, thấu chơn lý mới gọi là thật học. Kinh Pháp Hoa, phẩm Thọ học vô học nhơn ký, phẩm thứ 9, đức Thế Tôn dạy cho 8000 (tám nghìn) Bồ-tát mới phát tâm rằng: “Ta và ông A-nan ở chỗ đức Phật Không Vương đồng Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. A-nan thường ưa học rộng, còn ta thường siêng năng tinh tấn, cho nên nay ta đã thành Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác mà A-nan vẫn còn hộ trì pháp của ta.

 

 

Vậy mục tiêu của người xuất gia tu học đó là hoàn thiện đời sống Phạm hạnh, đoạn trừ mọi lậu hoặc, để thành tựu lý tưởng giải thoát khổ đau, nhưng để đạt được điều ấy thì người xuất gia cần phải biết rõ lộ trình dẫn đến Niết-bàn, con đường đó chính là pháp hành và chính là lộ trình duy nhất để đạt được mục đích tối hậu của việc phát tâm xuất gia. Bởi không biết rõ được phương pháp thực hành để đoạn trừ lậu hoặc pháp hành thì làm sao chúng ta có thể hành trì để vượt qua được những não phiền, những lậu hoặc để thể nhập đời sống an lạc của bậc Vô sanh.

Chẳng hạn như muốn đoạn trừ lậu hoặc, chúng ta phải biết cái gì được gọi là phiền não, cái gì cần phải đoạn trừ, cái gì cần phát huy và làm cho tăng trưởng đạo tâm. Hay nói một cách ngắn gọn là cái gì nên làm cái gì không nên làm.

Chính vì vậy, xưa đức Phật khẳng định với Ngài A-nan một cách dứt khoát trong Kinh Tăng chi: “Này A-nan, thân làm ác, miệng nói ác, ý nghĩ ác, là điều không nên làm. Nếu làm những điều không nên làm ấy, thời có những điều nguy hại như sau: Tự mình chê trách mình, sau khi được biết kẻ trí chê trách, tiếng ác đồn xa, bị mê ám khi mạng chung, bị sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Như lời dạy trong phẩm Sa-môn, chương 3 pháp: “Thọ trì tăng thượng Giới học, thọ trì tăng thượng Định học, thọ trì tăng thượng Tuệ học”. Đây là ba hạnh Sa-môn cần phải làm của hàng Sa-môn, không thực hành được như thế cũng giống như con lừa đi theo đàn bò và nghĩ rằng mình cũng là bò.

Chúng ta phải biết rõ cái gì nên làm, cái gì không nên làm, ấy là pháp học.

Vậy cho nên đối với một người xuất gia phải hoàn thiện cả hai: Pháp học và pháp hành. Điều này đã được Tổ Quy Sơn sách tấn: “Phù xuất gia giả, phát túc siêu phương, tâm hình dị tục, thiệu long Thánh chủng, chấn nhiếp ma quân, dụng báo tứ ân, bạt tế tam hữu, nhược bất như thử, lạm xí Tăng luân, ngôn hạnh hoang sơ, hư triêm tín thí.” Nghĩa là: Phàm người xuất gia là cất bước đến phương trời cao rộng, tâm hình khác tục, nối thạnh dòng Thánh, hàng phục quân ma, nhằm đền đáp bốn ân và cứu giúp ba cõi. Nếu chẳng như thế, xen lẫn trong chúng Tăng, ngôn hạnh hoang sơ, luống hao của tín thí.

Tổ Quy Sơn đã sách tấn rất rõ ràng rằng hàng phục quân ma là muốn nói đến pháp hành để đoạn trừ lậu hoặc và vượt qua tứ ma, nhằm nối thạnh dòng Thánh của đức Thế Tôn ở nhân gian.

Còn đền đáp bốn ân và cứu giúp ba cõi lại chính là dùng pháp học để giáo hóa và giúp cho chúng sanh vượt khỏi sanh tử khổ đau. Trong Chơn lý “Khất sĩ”, Tổ nói rất nặng: “Tham, sân, si mà không diệt trừ thì có khác chi với con trẻ nhỏ nhít, hẹp hòi, có khác chi với cỏ cây, thú vật. Vì thế, người xuất gia Khất sĩ cần phải học để mà biết đường hành trì, để vượt qua những độc tố tham, sân, si, để giúp cho mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý được trọn lành trong sạch. Chính vì lẽ đó mà người trụ trì hay người xuất gia luôn cần phải tự lo trau dồi pháp học và thực nghiệm giáo pháp để làm mô phạm cho người, chứ không phải vị trụ trì có trăm công ngàn việc Phật sự đa đoan mà lơ là việc tự hoàn thiện đời sống Phạm hạnh của mình và chỉ biết rõ giá trị của pháp học và pháp hành. Như thế mới có thể làm tròn sứ mạng của vị trụ trì, của người con Phật, là “Tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”, mới xứng đáng là sứ giả Như Lai, là Chúng Trung Tôn của đức Phật, là con gái ngoan của đức Phật, là Tăng bảo thường trú trong ngôi Tam bảo, vị trụ trì còn phải đào tạo và giáo dưỡng THẾ HỆ KẾ THỪA.

Thưa chư huynh đệ! Bên cạnh việc tự hoàn thiện về pháp học và pháp hành của bản thân thì người xuất gia chúng ta cần phải xác định và nhận lãnh trách nhiệm đào tạo thế hệ kế thừa, bởi đây là nhiệm vụ trọng yếu và cũng là sứ mệnh thiêng liêng của người xuất gia đệ tử Phật phải làm trên con đường “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự” và là chính con đường giáo dưỡng.

Người xuất gia này mới có thể giúp cho chánh pháp được lưu hành trong nhân gian, mới mong thực hiện được tâm nguyện làm cho chánh pháp Như Lai được trường tồn. Nếu không đào tạo được những người kế thừa thì dòng truyền chánh pháp sẽ bị đứt đoạn, Tăng bảo sẽ bị suy vi và đưa đến hình ảnh sứ giả Như Lai bị ẩn khuất trong màn đêm u mịch, đen tối, cũng như đem lại sự bất hạnh và đau khổ cho nhiều người như lời đức Như Lai đã từng chỉ dạy trong phẩm Thăng bằng, thuộc Kinh Tăng chi bộ: “Khi nào những người trộm cướp cường mạnh. Này các Tỷ-kheo, trong khi vua chúa yếu đuối, khi ấy thật không an toàn cho những người ra đi làm các công việc ở bên ngoài. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi các ác Tỳ-kheo cường mạnh, rộng khi ấy, các thuần tịnh Tỳ-kheo yếu đuối giữ trạng thái im lặng, hoặc ẩn mình giữa chúng Tỳ-kheo hoặc đi đến các quốc độ biên địa và như vậy là bất hạnh cho đa số, là không an lạc cho đa số, là không lợi ích cho đa số, là bất hạnh đau khổ cho chư thiên và loài người.”

Hình ảnh ác Tỳ-kheo cường mạnh ấy chính là hậu quả của việc nền giáo dưỡng lỏng bỏ và không có sự quan tâm chỉ dạy truyền trao pháp học cùng pháp hành đến người đệ tử và cũng nói lên việc vị thầy hay vị trụ trì thiếu trách nhiệm đối với chúng đệ tử. Và khi thế hệ kế thừa được đào tạo ra mà không có pháp học, pháp hành như thế, làm sao những vị Tỳ-kheo này có thể trưởng thành trong giáo pháp có thể làm tròn sứ mạng thiêng liêng của người con Phật. Chính điều đó đã làm hại đến tự thân của vị Tỳ-kheo và xa hơn là làm cho dòng truyền thừa chánh pháp bị đứt đoạn và suy vong.

Bởi người xuất gia chính là phần tử của Tăng bảo là vị sứ giả đem ngọn đèn pháp học và pháp hành của Như Lai đến với cõi đời để giáo hóa và soi rọi cho nhân sanh bước ra khỏi bóng tối vô minh, nhưng vì thiếu pháp học và pháp hành nên những vị này đã sử dụng ngọn đuốc tà kiến soi chiếu thì không lâm nguy sao được? Có khác chi người mù hướng đường và dẫn dắt mọi người đi theo, hậu quả ấy chính do người Thầy, người trụ trì không chú trọng đến việc giáo dưỡng truyền trao pháp học, pháp hành đến người đệ tử.

Vì thế, đức Tổ sư mới dạy trong Chơn lý “Đạo Phật” rằng: “Bỏ đói chơn tâm, không cho ăn bằng chơn như, nhập định thì làm sao nuôi nó sống dài lớn đặng.”

Bởi thế, việc thiết lập đạo tràng tu học cho chư Ni, Phật tử cũng là một điều thiết yếu đối với người trụ trì còn phải lập những đạo tràng lưu động để cho mọi người đều có cơ duyên tiếp nhận giáo pháp. Đạo tràng di động ở đây được Tổ sư Minh Đăng Quang dạy trong bài Chơn lý “Khất Sĩ”, số 11:

“Khất sĩ cảm hóa kẻ ác, dạy dỗ người thiện để dấu hoa sen không ô nhiễm vào nơi trí óc, tâm người. Vạch hàng chữ đạo nơi cửa ngõ đường đi, khoe sự tốt đẹp của giới hạnh, nhắc nhở sự uyên úy đến cho người.”

Nghĩa là bản thân của vị trụ trì cùng các vị Tỳ-kheo Khất sĩ đều là những đạo tràng lưu động trong cuộc sống thường nhật. Đạo tràng lưu động ấy được biểu hiện qua những phương tiện hành đạo giáo hóa. Vị trụ trì hướng dẫn Ni chúng đi khất thực hóa duyên, trai tăng, tụng kinh, tọa thiền, thiền hành, tất cả đều làm cho bá tánh gần xa thấy được giá trị cao đẹp của đời sống thánh thiện thuần tịnh của người xuất gia cũng như để lưu lại dấu ấn hoa sẽ tinh khiết không ô nhiễm trong tâm thức của mọi người.

Ngày 29/8 tháng thiếu tụng Giới bổn nên từ giảng sư cho đến các đạo tràng đều vào trễ, Thượng tọa Giác Hoàng nhân đó giảng về sự quan trọng của ngày tụng giới. Ngày xưa thời đức Phật, Ngài dạy vị nào vắng mặt phải gởi dục (xin phép), có vị quá tôn trọng giới luật nên nhờ người khiêng lên nằm nghe đọc Luật, mặc dù vị ấy đang bệnh. Còn ngày nay không lên tụng giới, lý do: đau đầu, đau bụng, chóng mặt, mà đau đầu, đau bụng, chóng mặt ai khám được, chỉ tự vị ấy biết.

Đây cũng là cách khắc họa chữ đạo nơi cửa ngõ đường đi mọi người soi chiếu phản tỉnh và cũng là cách đem pháp hành để giáo hóa nhân sinh qua con đường thân giáo, có niềm tin nơi Tăng bảo, nơi giáo pháp Phật-đà và còn giúp người cảm mến người tu, họ sẽ về chùa, về tịnh xá, quý kính Tam bảo và nương tựa tu học. Đây chính là sứ mạng thiêng liêng của trụ trì nói riêng và những vị Tỳ-kheo Khất sĩ nói chung.

 

 

Chư huynh đệ thân mến! Điều này nữa, cũng rất quan trọng, đó là việc giáo dục dạy dỗ đệ tử, là bậc Thầy có liên quan mật thiết đối với sự thịnh suy của Phật pháp. Trong kinh đức Thế Tôn đã từng răn nhắc: “Nuôi đệ tử mà không biết dạy dỗ để đệ tử làm tổn thương đến đạo pháp thì tội lỗi còn nặng hơn một người đồ tể sát sinh. Vì người đồ tể gây nghiệp ác chỉ làm hại đến bản thân mình, còn một người xuất gia mà làm trái giáo pháp, sẽ khiến cho chánh pháp vì thế mà sớm bị diệt vong.”

Vì vậy con trò rất mong quý vị trụ trì, nhất là các vị tân trụ trì nên chú ý đến điều này.

Có điều này con trò lặp đi lặp lại nhiều lần trong những khóa tu sống chung, là trụ trì, chúng ta phải làm sao cho người vào tu cảm mến. “Họ chưa đến ở thì muốn đến ở và ở rồi thì không muốn đi, nếu lỡ đi họ muốn trở về ở với mình,” đó là danh ngôn mà chúng ta phải thuộc và ghi nhớ.

Tóm lại, chư huynh đệ thương mến! Trách nhiệm “Trụ pháp vương gia, trì Như Lai tạng. Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sanh” của vị trụ trì rất quan trọng, có liên quan đến sự thịnh suy, cho nên quý vị trụ trì cần phải trang nghiêm tự thân trong việc tu học Giới, Định, Tuệ, khéo léo áp dụng tinh thần từ bi trí tuệ, vô ngã vị tha trong việc thâu nhận và giáo hóa đệ tử xuất gia.

Huynh đệ trụ trì nên cố gắng sắp xếp thời gian đi tham dự khóa trao đổi kinh nghiệm trụ trì một tuần trong mỗi mùa An cư kiết hạ, để nắm bắt được đường lối tu học hành đạo dưới sự hướng dẫn của chư Tôn đức lãnh đạo Hệ phái và chư huynh đệ chúng ta phải sắp xếp công việc ở Bổn tịnh tham dự khóa tu sống chung do Giáo đoàn III Ni giới tổ chức, chúng ta phải ghi nhớ Tam tạng pháp bảo của chư Phật từ xưa là:

“Nên phải tập sống chung tu học.

Cái sống là phải sống chung.

Cái biết là phải học chung.

Cái linh là phải tu chung”.

Chư Ni trụ trì còn phải sắp xếp cho đệ tử mình theo tham dự khóa Bồi dưỡng đạo hạnh do chư Tôn đức lãnh đạo Giáo đoàn tổ chức dạy các em. Sa-di, tập sự, Thức-xoa hay tân Tỳ-kheo cũng nên tham dự để mở mang kiến thức và câu thúc oai nghi hạnh kiểm cho được thuần thục, đức hạnh càng tốt đẹp mới xứng đáng là con gái của đức Phật, của Tổ sư, của đức Thầy.

Trên đây là đôi lời nhắc nhở, chia sẻ cùng chư huynh đệ trụ trì, nhất là tân trụ trì, mong rằng quý vị ghi nhớ lấy những lời mà con trò gói gọn gửi chư huynh đệ tiến tu trên con đường hành đạo.

Chúc chư huynh đệ vui khỏe, hành đạo tốt và đạt kết quả cao.

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.

-----ooOoo-----

Nguồn: daophatkhatsi.vn 

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang

Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp

Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023

Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ