Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Ngày tu thứ 5: HT. Minh Thành quang lâm và sách tấn chư Ni trong khóa Sống chung tu học lần 27
Xem: 1394 . Đăng: 21/03/2024In ấn
Ngày tu thứ 5: HT. Minh Thành quang lâm và sách tấn chư Ni trong khóa "Sống chung tu học lần 27" chư Ni Phân đoàn 2, GĐ IV
Sáng ngày 20/3/2024 (nhằm ngày 11/2/Giáp Thìn), HT. Minh Thành - UVTT HĐTS, Phó Ban Giáo dục PGTW, Phó Ban Hoằng pháp TW, phó Trưởng ban BTT Giáo phẩm Hệ phái đã quang lâm đến Tịnh xá Ngọc Vân - Thủ Đức để thăm viếng và sách tấn chư Ni hành giả trong Khoá “Sống chung tu học lần 27” của chư Ni Phân đoàn 2- GĐ IV. Nhân dịp này Ngài chia sẻ cho chư Ni hành giả thời pháp thoại “Tu tập theo Chơn lý và các ý pháp liên thông”.
Mở đầu bài pháp thoại, HT ôn lại những công hạnh của Tổ sư là vị có hoài bảo và chí nguyện lớn “Nối truyền Thích ca Chánh pháp”, nếu nói theo ngôn ngữ thời đại là “trở về nguồn cội của đạo Phật”; “trở về phiên bản của đạo Phật nguyên chất” nghĩa là chưa bị chi phối bởi các nền văn hoá, của các dân tộc và còn giữ được độ tinh truyền cùng với độ trong sáng .
Trong khoảng thời gian rất ngắn (8 năm), nhưng Tổ sư làm rất nhiều việc để thành lập Hệ phái. Từ việc thành lập hội chúng Tăng, Ni; thiết kế ngôi Tam Bảo; chương trình tu học cho mỗi ngôi tịnh xá trong mỗi tuần (tụng giới Phật tử), mỗi nửa tháng (Bố tát), hàng năm (an cư,Tự tứ) …. Với những việc làm có thể nói là căn cốt của người tu và cũng đồng thời biên soạn ra các tác phẩm như Bộ chơn lý, và Bồ Tát giáo.
Cho nên, là nguời con Khất sĩ, nếu không hành trì theo Chơn lý thì chỉ có cái vỏ, bộ dạng bên ngoài chứ không có cái thực chất, cái hồn, cái cốt ở bên trong của người Khất sĩ. Và chính những khoá tu chung của hệ Phái, khóa tu riêng của mỗi giáo đoàn,phân đoàn… chính là để bảo vệ và tiếp nhận và truyền đạt được những hoài bảo của Tổ sư.
Ý nghĩa của việc “Tập sống chung tu học” chính là buông cá nhân của mình và hoà chung với đại thể, một khóa tu thì không làm nên thành tựu, nên cần phải có sự tích lũy, mỗi khoá một chút, rồi dần dần có thể bỏ cái bản ngã mà hòa cùng với toàn thể.
Mỗi hành giả khi hành đạo cũng cần nhận ra những việc lợi ích cho đời, xã hội, nhân sinh… đều tốt đẹp nhưng cũng chỉ là con đường đi ra bên ngoài, vì vậy những khoá sông chung tu học chính là con đường trở về nguồn cội, nếu không trở về chắc sẽ rơi vào trạng thái “không biết tông tích”. Điều này thật nguy hiểm!
Kế đến, HT chia sẻ về cách thức để có thể tìm được những mối liên thông trong Chơn lý.
Để tìm được mối liên thông giữa các quyển chơn lý ta cần phải tìm hiểu về sự đơn lẽ trước, đọc 1 bài hiểu gọn trong 1 bài, khai thác ý nghĩa trong bài chơn lý đó. Theo đà phát triển của tư duy và nhận thức, thì dần dần chúng ta sẽ tìm và thấy được bài chơn lý này có mối liên quan gần với bài chơn lý khác. Khi thấy rõ được như thế thì sự học và hành của chúng ta mới có thành tựu.
“Liên thông” có nghĩa là lập lại với chữ nghĩa khác nhưng với nội dung cũ, lập lại cái ý cũ mà nâng lên một tầng cao khác, đề cập đến phương diện mới.Những câu văn nào mà được lặp đi lặp lại trong toàn bộ chơn lý thì đó là điều tối quan trọng. Cũng như việc tụng luật được lặp đi lặp lại mỗi nửa tháng, điều đó chính là điều tối quan trọng và cần phải thực hành.
HT dẫn chứng sự liên thông giữa 2 quyển Chơn lý “Lục căn” và “Nhập định” với nội dung “Thiền định làm cho cái linh toả sáng”. Xuyên suốt trong toàn bộ Chơn lý, Tổ sư hay nói về cái sống, cái biết, cái linh . Và cái linh ở đây vừa là cái hữu hình, vừa là cái siêu hình. Cái tri thức không cảm hoá được con người, chỉ có cái linh mới có thể làm được điều đó. Để nuôi cái linh thì phải bằng cái sống và bằng cái biết. Cho nên cần phải tu tập thiền định. Nếu có thiền định tức là thờ ơ với với những ác tà vô minh và không trọn tình trọn nghĩa với cái ta quá khứ của mình tức là cỏ, cây và thú. Mỗi ngày mỗi phát triển đi lên.
HT nêu lên ý nghĩa của 3 trong tổng số 10 nội dung Thiền định trong chơn lý Nhập định:
Thứ 1. Tổ sư, hiểu được sức của đệ tử, vì lòng từ bi và bao dung mà khuyên đệ tử tu vừa vừa, không ép buộc, không thúc đẩy “mỗi ngày một hai lần theo sức, vừa vừa, chớ đừng thái quá hay bất cập. Chớ nên cố gắng quá hoặc lãng xao”. Tu dần dần rồi sẽ có kết quả. Trong chơn lý đề cập đến “Cái ta” rất nhiều, và đây chính là cụm từ khó chịu nhất và được luận bàn nhiều nhất ở phương Đông cũng như phương Tây. Nhưng đối với Tổ sư “Cái ta” ở đây thể hiện cái ta đã phát huy được cái quyền lực cho cái ý, điều đó mới là cái ta đúng nghĩa. Cái quyền càng lớn chừng nào thì cái ta càng giá trị chừng ấy.
Thứ 2: Nối tiếp câu trên, và điều phục các căn đừng để vọng động, cấu trược.
Thứ 3 : Cái Ý cũng giống như sinh mệnh, cần phải nuôi dưỡng kỹ lưỡng và chăm sóc đặc biết “đừng cho nó ra gần năm cửa mắt tai mũi lưỡi thân (hay là thân khẩu) với kẻ ác tà, với đồ cấu trược, thấp thỏi xấu dơ mà phải để nó lên cao chỗ thanh tịnh, mặc cho áo tốt bằng sự vắng lặng, cho ăn đồ ngon là thiện lành, thì nó mới lớn nên người được.”
Cuối bài pháp thoại, HT gởi lời chúc lành đến chư hành giả. Và khuyên hành giả cố gắng tu tập vì tu tập chính là nhớ ơn Thầy Tổ. Bản thân có sự nỗ lực, làm lợi lạc cho xã hội, cho cuộc đời, là báo ân có ý nghĩa và thiết thực nhất.
Ban TT-TT Hệ Phái
-----ooOoo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Ngày tu thứ 4: HT. Giác Pháp quang lâm và sách tấn chư Ni trong khóa Sống chung tu học lần 27 chư Ni Phân đoàn 2, GĐ IV ( Ban TT - TT Hệ phái , 1000 xem)
TP.HCM: Tịnh xá Ngọc Cầu (Bình Tân) mở khóa tu trì chú Đại Bi ( Ban Truyền thông NGKS , 1300 xem)
Hòa thượng Giác Giới thăm và sách tấn khóa Sống chung tu học lần 27 của chư Ni Phân đoàn 2 - GĐ IV ( Tâm Tuyền , 820 xem)
Hòa Thượng Giác Toàn thăm và sách tấn khóa Sống chung tu học lần 27 của chư Ni Phân đoàn 2 - GĐ IV ( Tâm Tuyền , 1300 xem)
Chư Ni Phân đoàn 2, Giáo đoàn IV: Khai mạc khóa Sống chung tu học lần 27 tại Tịnh xá Ngọc Vân - Thủ Đức ( Ban TTTT Hệ phái , 1268 xem)
Khoá tu 01 ngày – Tỉnh thức giữa rộn ràng ( Ban Truyền thông NGKS , 4624 xem)
TP. HCM: Khóa tu Bát Quan trai tại Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2116 xem)
Kiên Giang: Khóa Tu Bát Quan Trai tại Tịnh xá Ngọc Hải (tp. Rạch Giá) ( Ban Truyền thông NGKS , 1836 xem)
Bình Phước: Giáo đoàn VI tổ chức Ngày tu thứ nhất tưởng nhớ đến Tổ Sư Minh Đăng Quang ( Diệu Anh , 1096 xem)
Long An: Khóa tu Ngày An Lạc đạo tràng Tịnh xá Ngọc Tân ( Ban Truyền thông NGKS , 1456 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng