Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu

Hòa thượng Giác Giới thăm và sách tấn khóa Sống chung tu học lần 27 của chư Ni Phân đoàn 2 - GĐ IV

Tác giả: Tâm Tuyền.  
Xem: 946 . Đăng: 19/03/2024In ấn

Hòa thượng Giác Giới  thăm và sách tấn khóa "Sống chung tu học lần 27" của chư Ni Phân đoàn 2 - GĐ IV

 

Sáng ngày 18/03/2024 (nhằm ngày 09/02/Giáp Thìn), HT. Giác Giới - Phó Thư ký kiêm Giám luật HĐCM GHPGVN, Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Vĩnh Long, Giáo phẩm Chứng minh Hệ phái đã quang lâm đến Tịnh xá Ngọc Vân – TP. Thủ Đức để sách tấn chư Ni hành giả trong khóa “Sống chung tu học lần 27” của chư Ni Phân đoàn 2 - GĐ IV, Ngài đã có buổi pháp thoại với chủ đề: “Quá trình học tu và phụng sự của người xuất gia”.

 

 

 

Trong bài pháp thoại lần này Hoà thượng nhấn mạnh định hướng của Tổ sư Minh Đăng Quang chính là định hướng của Đức Phật ngày xưa thông qua tôn chỉ “Nối truyền Thích Chánh Pháp, Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam”.

Hòa Thượng dẫn chứng những nội dung trong kinh “Đại bát Niết Bàn” ở Trường Bộ Kinh. Đức Phật nói rõ quy trình từ học đến dạy, và phụng sự của một vị Tỳ Kheo. Khi Ngài đang trên đường đi đến Kusināra để nhập Niết bàn Ngài dạy các TK các Tỷ-kheo “…nay những pháp do Ta chứng ngộ và giảng dạy cho các Ngươi, các Ngươi phải khéo học hỏi, thực chứng tu tập và truyền rộng để phạm hạnh được trường tồn, vĩnh cửu, vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho loài Trời và loài Người.”

Ngày nay, Đức Tổ sư đã nối truyền theo pháp ấy. Với nội dung trong bài chơn lý “Học để tu”, Ngài dạy một vị Tỳ Kheo cần phải khéo học hỏi, học đến chỗ tu chứng rồi mới đi công bố, truyền bá những lời dạy của Phật. Vì nếu hiểu biết suông thì việc truyền bá giáo pháp là vô dụng và không ích lợi.

 

 

Hòa thượng liên hệ bài Kinh “Khúc gỗ” trong Tương Ưng Bộ kinh cùng nội dung tương tự trong quyển luật học vcủa Tổ sư với nội dung như vầy: “Nếu không kẹt tám chướng ngại, sẽ nhất định trôi ra biển. Cũng vậy vị Tỷ-kheo không vướng vào tám chướng ngại ấy thì nhất định sẽ hướng, xuôi về và thể nhập Niết-bàn, vì chánh tri kiến sẽ hướng về Niết-bàn”.

Trong thời kỳ suy đồi Phật giáo, Đức Tổ sư đã tự mình lập đạo, nếu hiểu rõ hơn về phần lịch sử bấy giờ về Phật giáo, nên thông qua tác phẩm “Phật giáo sử lược” của Hoà thượng Mật Thể, tác phẩm cho thấy người tu thời đó phần đông chỉ lo cũng dưỡng cho bản thân mình, không có học hỏi kinh điển, tư tưởng Phật học rối rắm. Nhưng Tổ sư vẫn một lòng quyết tâm đạt được giải thoát trong thời cuộc không khá thuận lợi.

Thiền là sự đốt cháy các ác pháp và làm tăng trưởng cái thấy biết.Nếu người xuất gia hời hợt thì  sự quyết định ở chính mình không có, và từ đó thiếu kiên quyết trong mọi việ và việc học đạo khó thành công.

Bên cạnh đó Hòa thượng cũng so sánh “Sơ quả” trong Chơn lý của Tổ sư cùng với bản dịch kinh Nikaya của Hòa thượng Minh Châu.

Sơ quả trong chơn lý được Tổ sư định nghĩa:

1: không mê lầm bổn ngã; 2: không mê nghi lễ cúng kiếng;3 :không nghi ngờ.

Sơ quả theo bản dịch của HT Minh Châu:

1: Đoạn thân kiến ; 2: Đoạn Giới Cấm thủ;3. Đoạn Nghi.

 

 

Ngài dạy người tu khất sĩ cần phải chịu khó xem và học hỏi kinh điển. Ngài thường nói “Uống nước là phải uống tận nguồn”.Cho nên Ngài khuyên đại chúng nên đọc Tam tạng kinh điển, kế đến đọc bộ Chơn lý của Tổ Sư. Đọc rồi ngẫm nghĩ để tìm ra phương pháp tu học cho chính mình. Nếu chỉ học mà không khéo suy nghĩ thì luống công vô ích. Bên cạnh đó cần phải tham thiền, quán chiếu. Nên Tổ sư có dạy rằng:

Nếu ai thiền định hoài hoài

Ấy là ý mã bị cai trị rồi

Bằng ai giãi đãi buông trôi

Trách sao ý mã chẳng lôi xa đường

 

 

Kết thúc pháp thoại, Hòa thượng mong chư Ni luôn nỗ lực hết mình, quyết chí tu học để thấy rõ đạo lý. “Đạo chút cầu minh, đạo kinh cầu ý”. Người tu phải giống như con thiên nga biết tách riêng hai phần sữa và nước để rồi chọn lấy phần sữa để uống. Cho nên, người xuất gia cần phải gạn lọc những giáo lý pha tạp để chiêm nghiệm những giáo lý chính thống.

Tâm Tuyền

-----ooOoo-----

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ