Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Ngày tu thứ 4: HT. Giác Pháp quang lâm và sách tấn chư Ni trong khóa Sống chung tu học lần 27 chư Ni Phân đoàn 2, GĐ IV
Xem: 1454 . Đăng: 20/03/2024In ấn
Ngày tu thứ 4: HT. Giác Pháp quang lâm và sách tấn chư Ni trong khóa "Sống chung tu học lần 27" chư Ni Phân đoàn 2, GĐ IV
Chiều ngày 19/3/2024 (nhằm ngày 10/2/Giáp Thìn), HT. Giác Pháp - UV HĐTS, Phó Trưởng ban Nghi lễ T.Ư GHPGVN, Phó Thường trực Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Phó BTS GHPGVN TP.HCM, Tri sự trưởng Giáo đoàn V, đã quang lâm đến Tịnh xá Ngọc Vân- Thủ Đức để thăm viếng và sách tấn chư Ni hành giả trong Khoá “Sống chung tu học lần 27” của chư Ni Phân đoàn 2- GĐ IV. Nhân dịp này Ngài chia sẻ cho chư Ni hành giả thời pháp thoại về “Kinh nghiệm tu học”.
Mở đầu bài thuyết Pháp, HT dạy rằng “Truyền thống quý báu hàng đầu của chư Tăng – Ni khất sĩ chính là tinh thần sống chung tu học theo lời dạy của Tổ sư và truyền thống này cần phải duy trì và gìn giữ.”.Tuy nhiên, điều cần thiết ở đây khi sống chung tu học trong 7 ngày này, thì quan trọng là chúng ta cần tu cái gì và phải học cái gì? Phải chăng chỉ áp dụng trong vòng 7 ngày tu học cùng nhau? Mỗi vị hành giả tự mình phải nỗ lực tu học và làm như thế nào để trả lời những câu hỏi trên đây thì may ra mới có thể đạt được một số thành tựu trong quá trình tu học.
Hòa thượng chia sẻ cho đại chúng về mục tiêu mà chư tôn đức lãnh đạo Hệ phái mong muốn ở các “Khóa tu Truyền thống” của chư Tăng Ni là phải làm thế nào tập trung vào việc giảng giải bộ chơn lý của Tổ Sư. Cũng vì lý do này, mà HT đã suy nghĩ và đưa ra hướng cũng như kinh nghiệm để đọc hiểu 60 đề tài trong Chơn lý.
Hòa Thượng dạy rằng: “Nếu chúng ta cứ y cứ trên bề mặt chữ nghĩa để hiểu thì e rằng không thể tường tận được ý của Tổ sư .Vì bởi vì có nhiều bài kinh không có nói trực tiếp.” Ví dụ cho lời dạy này ,HT trích một đoạn trong kinh “Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phổ Môn” rằng:
“Hoặc kẻ tội, hoặc người vô tội
Bị gông cùm ràng trói tấm thân
Xưng danh Bồ tát Quán Âm
Gông cùm rời rã, tấm thân nhẹ nhàng ”
Nếu đoạn kinh này chỉ hiểu trên chữ nghĩa thì sợ rằng sẽ hiểu sai ý của Kinh điển và không hợp lẽ đạo, không đúng với luật nhân quả cũng như quy luật của thế gian. Bởi vì, Đạo Phật vốn không phải là đạo cầu nguyện mà thành.
Với những câu ca dao, tục ngữ trong dòng văn học Việt Nam, các nhà văn, nhà thơ, sử dụng rất nhiều phương pháp trong việc chơi chữ, ẩn dụ… với hàm ý ám chỉ một việc hay một bài học nào đó. Nếu chúng ta chỉ hiểu trên mặt chữ nghĩa thì Ca dao và văn học Việt Nam không còn đẹp và sâu sắc nữa.
Cho nên, muốn hiểu kinh Phật, nên cần phải đối chiếu lại với lời của Phật ở những bài kinh khác. So sánh, phân tích, dẫn chứng… thì mới có thể hiểu một cách tường tận. Trở lại bài kinh Phổ Môn, cụm từ “gông cùm xiếng xích” thì đối chiếu trong tạng Kinh Nikaya chính là thập triền, thập sử. Nếu chưa giải thoát ra khỏi thập triền, thập sử thì việc niệm Quán Âm ( là chánh niệm tỉnh giác, cũng như là thiền định) mới có thể thoát ra khỏi mọi sự trói buộc và tiến đến con đường giải thoát, nhẹ nhàng.
Nếu chúng ta chỉ áp dụng đọc chơn lý từng câu từng chữ rồi giảng từng câu từng chữ thì dễ đi vào sai lạc. HT dùng bài Chơn lý đầu tiên “Võ Trụ Quan” gợi ý cho việc nghiên cứu, đọc và hiểu. Với những câu hỏi như: Tổ sư sáng tác quyển Chơn lý này trong khoảng thời gian nào? Diễn ra ở đâu? Bối cảnh lịch sử thời đó như thế nào? Tại sao lại viết tác phẩm này?... Để trả lời cho những câu hỏi trên, bắt buộc chúng ta phải truy nguyên rất nhiều tác phẩm khác, để từ đó xâu kết mọi vấn đề lại thì e rằng mới có thể lãnh hội được ý nghĩa mà Tổ sư muốn trình bày.
Hòa Thượng dạy các phương pháp rất khoa học, và phù hợp cho việc nghiên cứu hiện nay. Vì để hiểu đúng một tác phẩm thì thật không dễ, phải cần kiến thức rộng. HT trích dẫn ba chương cuối của bài chơn lý “Võ Trụ Quan” rồi Ngài phân tích, chỉ dẫn, cũng như giảng dạy cho chư hành giả có thể hiểu được ý pháp của Tổ sư.
Cuối lời, Hòa thượng khuyên bảo đại chúng hãy cố gắng, quyết chí tu tập, chuyển hóa bản thân và mong đại chúng đạt thành tựu trong khóa tu học lần này.
Ban TT-TT Hệ Phái
-----ooOoo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
TP.HCM: Tịnh xá Ngọc Cầu (Bình Tân) mở khóa tu trì chú Đại Bi ( Ban Truyền thông NGKS , 1788 xem)
Hòa thượng Giác Giới thăm và sách tấn khóa Sống chung tu học lần 27 của chư Ni Phân đoàn 2 - GĐ IV ( Tâm Tuyền , 956 xem)
Hòa Thượng Giác Toàn thăm và sách tấn khóa Sống chung tu học lần 27 của chư Ni Phân đoàn 2 - GĐ IV ( Tâm Tuyền , 1744 xem)
Chư Ni Phân đoàn 2, Giáo đoàn IV: Khai mạc khóa Sống chung tu học lần 27 tại Tịnh xá Ngọc Vân - Thủ Đức ( Ban TTTT Hệ phái , 1688 xem)
Khoá tu 01 ngày – Tỉnh thức giữa rộn ràng ( Ban Truyền thông NGKS , 5124 xem)
TP. HCM: Khóa tu Bát Quan trai tại Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2584 xem)
Kiên Giang: Khóa Tu Bát Quan Trai tại Tịnh xá Ngọc Hải (tp. Rạch Giá) ( Ban Truyền thông NGKS , 2344 xem)
Bình Phước: Giáo đoàn VI tổ chức Ngày tu thứ nhất tưởng nhớ đến Tổ Sư Minh Đăng Quang ( Diệu Anh , 1584 xem)
Long An: Khóa tu Ngày An Lạc đạo tràng Tịnh xá Ngọc Tân ( Ban Truyền thông NGKS , 1916 xem)
Khánh Hòa: Thiêng liêng đêm hoa đăng Tưởng niệm 70 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng ( Ban TTTT Giáo Đoàn III , 1920 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng