Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Lâm Đồng: HT. Giác Trí thăm và sách tấn Ni giới GĐ.III
Lâm Đồng: HT. Giác Trí thăm và sách tấn Ni giới GĐ.III
Chiều ngày 25/4/2024 (nhằm ngày 17/3 Giáp Thìn), ngày đầu tiên trong khóa “Sống chung tu học” lần thứ 18 của Ni giới GĐ.III tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Ninh (Đức Trọng, Lâm Đồng), HT. Giác Trí - Tri sự phó kiêm Trưởng ban Giáo dục Tăng Ni GĐ.III, đã quang lâm khuyến tấn chư hành giả xuất gia 80 vị và gần 20 nữ Phật tử nương tu học.
Hòa thượng bày tỏ niềm hoan hỷ nhớ lại hình ảnh trì bình khất thực trang nghiêm của đại chúng vào buổi sáng, vì những người con Khất sĩ đã làm sống dậy truyền thống Phật, Tăng xưa ôm bát hóa duyên. Nhắc lại ý nghĩa của truyền thống cao đẹp này, Hòa thượng nói, “Trì bình” có nghĩa là ôm bình bát, “khất thực” có nghĩa là nhận thực phẩm do tín chủ dâng cúng và “Khất sĩ” nên khéo xét nghĩ, nghĩa là “xin” nhưng là cái xin của bậc trí thức, là cho trước nhận sau, cho cả cuộc đời, địa vị và sự nghiệp và mỗi ngày chúng ta nhận lại chỉ một phần nhỏ.
Hòa thượng nhấn mạnh: "Sự nhận khiêm tốn, ta gọi là 'Khất', còn cái xin của bậc tri thức, thông đạt gọi là 'sĩ', hiểu rằng sự tương quan tương duyên trong vũ trụ, chúng ta cho nhau để sinh tồn. Chúng ta cho những gì chúng ta có và nhận những gì chúng ta cần. Hiểu một cách khéo léo là trước xin tinh thần để nuôi trí, sau xin vật chất để nuôi thân. Cho nên, cái nghĩa 'xin' này nó phải gắn liền với 'khất' và 'sĩ', nếu không đi đôi với nhau như vậy thì sẽ gọi là 'khất cái', tức do nghiệp quả mà phải đi xin để nuôi thân".
Cách đây hơn 2500 năm về trước, khi Đức Phật ra đời, thời khóa đầu tiên mỗi sáng của Ngài và Tăng đoàn là trì bình khất thực, thể hiện sự từ ái, khoan thai, thanh thản; khơi gợi lòng hoan hỷ và tôn kính của Phật tử tại gia. Cũng như khi đức Phật đi dạo bốn cửa thành, gặp một vị Sa môn đi một cách trầm tĩnh, thanh tịnh khiến Ngài suy nghĩ: “Tại sao giữa cuộc đời sanh, già, bệnh, chết này lại có người thanh thản như vậy?” và nhen nhúm ngọn lửa xuất gia trở thành bậc Khất sĩ trong Ngài.
Ba đời chư Phật đều là Khất sĩ. Về sự, điều này tượng trưng cho tinh thần nhận và cho. Về lý, điều này thể hiện việc xin tinh thần để nuôi tâm và xin vật chất để nuôi thân. Khất sĩ còn là một trong ba nghĩa của Tỳ-khưu (Pāli viết là Bhikkhu), Khất sĩ, bố ma và phá ác.
Một lần nữa, Hòa thượng nhấn mạnh niềm hân hoan vô cùng, khi đại chúng đã thực hành được một việc quan trọng mà ngày xưa khi Phật còn tại thế đã làm:
Sáng ra khuyến giáo độ đời
Trưa về thọ thực, xế thời thuyết kinh
Chiều, khuya, quán tưởng lặng thinh
Nửa đêm nhập định, điển linh ngưng thần.
Hòa thượng nói: "Cũng như chúng ta ngày hôm nay, sáng đi khất thực, giờ đến thời thuyết pháp. Đó là một sự khéo giữ gìn Chánh pháp và khéo hòa hợp để tu tập, trùng tuyên giáo nghĩa Phật-đà trong kinh điển, đó là 'kiến thức riêng chỉ giải cho nhau'. Với sự chuyên tâm tu tập, cột tâm vào đối tượng, đề mục thiền, mỗi người luôn tự cố gắng nỗ lực tu tập tinh tấn tự thân, nên dù cho Tăng đoàn có đông đến số hàng ngàn nhưng vẫn giữ được sự trang nghiêm và thanh tịnh".
Và buổi khuya, Ngài thuyết pháp cho chư thiên. Theo truyền thống Khất sĩ, giờ cúng ngọ, nếu không một câu pháp ngữ cũng phải có vài câu chúc phúc để cho chư thiên giải nghi. Chư thiên ở đây là các vị thiện nam tín nữ thọ Ngũ giới, Thập thiện, là tiền thân của chư thiên. Nếu thực hành và trì giới nghiêm túc thì sau khi thân hoại mạng chung, các vị ấy sẽ được sanh về cõi trời. Vì các vị chưa thông đạt nên mới còn nghi. Giải được nghi, các vị sẽ thông đạt, giác ngộ.
Đức Phật luôn quán xét nhân duyên, đối tượng nào đã đủ duyên Phật liền hóa độ người đó. Đức Phật đã tuyên bố có 3 hạng người Ngài không độ: (1) Những người không có duyên, (2) Những người phạm tội Nhất xiển-đề, (3) Người có nghiệp quả đã chín mùi. Còn lại tất cả chúng sanh, Đức Phật sẽ hóa độ. Cũng chính vì lý do đó mà Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, vào những năm 1940 - 1945, khi Phật giáo có phần bị suy đồi do chiến tranh, Ngài đã đưa ra một câu nói để chấn hưng Phật giáo Nam – Bắc, đó là “Nối truyền Thích Ca chánh pháp”. Ở đây, không nói riêng HPKS mà tất cả tông môn Phật giáo, bất cứ tông phái nào cũng đều có sự truyền thừa và duy trì Thích Ca chánh pháp. Vấn đề được đặt ra ở đây là nối truyền chánh pháp bằng cách nào?
“Sống chung tu học” là cách mà đức Tổ sư đã chỉ bày để nối truyền chánh pháp. Chúng ta đã sống, đang sống và sẽ sống chung với nhau trong một tập thể, một cá nhân không thể sinh tồn được. Nhưng chúng ta đã nhận ra cái chung hay chưa? Mỗi hành giả là một Tăng thân, là một phần thân thể của Tăng đoàn. Vì vậy, để có được một đoàn thể Tăng trang nghiêm, thanh tịnh, an lạc, hạnh phúc đều nhờ vào tự thân mỗi hành giả thông qua oai nghi, đạo hạnh và phẩm chất mỗi người, hay nói cách khác là dựa vào cách sống của chúng ta.
Hòa thượng cũng chỉ bày cách “sống” để có lợi ích chung. Đó là “sống vững chãi”, “sống an lạc” cho ta và cho tất cả mọi người thông qua việc học. Hòa thượng nhấn mạnh vai trò và lợi ích của việc học, nhất là việc “học chung” để cùng biết chung, hiểu chung và cùng chung thực hành, đưa đến sự ưa thích pháp, tôn trọng pháp và thông đạt pháp trên tinh thần Giới - Định - Tuệ. Để được như vậy, chúng ta phải thực tập chánh niệm. Chánh niệm là một năng lượng giúp chúng ta an trú trong giây phút hiện tại, đang là.
Hòa thượng sách tấn: "Với gần 100 hành giả tham dự khóa tu “Sống chung tu học” lần thứ 18 này, chúng ta phải luôn luôn chánh niệm, chánh niệm trong từng giây phút đang là, đang nghe phải dồn hết tâm trí để nghe, đang học phải dồn hết tâm trí để học. Chánh niệm để luôn luôn nhắc nhở chúng ta là một Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, tu để giác ngộ giải thoát, để “bước đi trên con đường cao rộng” để thoát khỏi tam giới tham, sân, si. Khi tâm đang sân, mình biết mình đang sân, tâm đang si mình biết mình đang si... Cứ như vậy, tập khí lâu đời sẽ giảm lần. Chánh niệm đi đôi với tinh cần, tinh tấn, lâu ngày sẽ trở thành quán tính. Khi huân tập thuần thục rồi, chúng ta sẽ được an trú".
Hòa thượng còn giảng dạy lại các cách thực tập pháp môn Tứ niệm xứ - chánh niệm trên thân, chánh niệm trên các cảm thọ, chánh niệm trên tâm và chánh niệm trên các pháp. Giống như một vị thiền sư, lúc mới tu, ngài làm công việc gánh nước, bửa củi, nấu cơm. Sau một thời gian tu tập, ngài vẫn làm những công việc ấy nhưng khác ở chỗ, ngài không còn xen tạp các ý niệm khác trong từng công việc mình làm nữa. Gánh nước là chỉ biết mình đang gánh nước, bửa củi thì chỉ biết mình đang bửa củi... Ngài an trú trong từng giây phút và cảm nhận được sự an lạc từ việc chánh niệm đem lại.
Tóm lại, với tinh thần của một bậc xuất sĩ, muốn bước chân ra khỏi tham, sân, si, Tổ dạy nên “tập sống chung tu học”. Ít ra mỗi năm phải có vài ba khóa tu học tập chung như thế này với ý niệm đoàn kết vì chúng ta là một phần Tăng thân trong Tăng đoàn. Có như vậy, Tăng đoàn mới phát triển. Tổ sư đã dạy trong Chơn lý “Võ trụ quan”: “Cái lẽ tròn là không khổ, là thiện, là mỹ, là chơn. Người ta cũng nói, tròn tức là đạo quả vậy. Lẽ tròn là chơn lý, dầu kẻ dốt học bực nào mà hằng giữ sự tròn, thì cũng thành công được.” Bước đầu tiên, chúng ta phải có ý niệm làm tròn, thực hành làm tròn rồi sẽ có ngày được thành tựu.
Cuối buổi pháp thoại, Hòa thượng chia sẻ về việc tu học của tự thân một cách rất chân thật và gần gũi qua bài kệ Thập lục hạnh:
Đi chậm khoan thai
Đứng ngay yên lặng
Ngồi thẳng vững vàng
Nằm nghiêng trang nghiêm.
Nói dịu dàng lời
Làm hòa hưỡn chuyện
Ăn lặng lẽ bát
Mặc chỉnh tề y.
Thức nhớ đạo lành
Ngủ quên đời ác
Sống nương cực lạc
Chết nghỉ Niết-bàn.
Thân không tội lỗi
Tâm chẳng kiêu sa|
Trí đừng mê tối
Tánh chớ vọng tà”.
Buổi thuyết pháp kết thúc hoàn mãn trong niềm hỷ lạc vô cùng của đại chúng.
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Lâm Đồng: Thượng tọa Giác Hành viếng thăm Khóa tu Sống chung tu học lần thứ 18 của Ni giới GĐ.III ( Ban Thư ký khóa tu , 1648 xem)
Lâm Đồng: ĐĐ. Minh Sơn (GĐ.IV) thuyết giảng Kinh Tam Minh trong ngày đầu tiên Khóa Sống chung tu học lần thứ 18 của Ni giới GĐ.III ( Ban Thư ký khóa tu , 1536 xem)
Ngày đầu tiên trong khóa Sống chung tu học lần thứ 18 của Ni giới Giáo đoàn III ( Ban Thư ký khóa tu , 1380 xem)
Lâm Đồng: Khai mạc Khóa Sống chung tu học lần thứ 18 của Ni giới Giáo đoàn III ( Ban TTTT Giáo Đoàn III , 1424 xem)
Bình Thuận: Khóa tu Bát Quan Trai tại Tịnh xá Ngọc Vân ( Ban Truyền thông NGKS , 1768 xem)
Tam Kỳ: Khoá tu 01 ngày – Tỉnh thức KHAI MỞ SEN TÂM ( Ban Truyền thông NGKS , 3348 xem)
Báo cáo Khóa tu truyền thống lần thứ 16 - Ni giới Giáo đoàn I - Phân đoàn IV ( SC Tâm Liên , 1468 xem)
Bình Thuận: Lễ Bế mạc Khóa tu Tưởng niệm Hòa thượng Minh Nhơn tại Tịnh xá Ngọc Nhơn ( Diệu Anh , 1436 xem)
Bình Thuận: Ngày thứ hai Khóa tu Tưởng niệm Hòa thượng Minh Nhơn ( Diệu Anh , 1392 xem)
Bình Thuận: Ngày thứ nhất Khóa tu Tưởng niệm Hòa thượng Minh Nhơn ( Diệu Anh , 556 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng