Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Lâm Đồng: Thượng tọa Giác Hành viếng thăm Khóa tu Sống chung tu học lần thứ 18 của Ni giới GĐ.III
Xem: 1642 . Đăng: 29/04/2024In ấn
Lâm Đồng: Thượng tọa Giác Hành viếng thăm Khóa tu Sống chung tu học lần thứ 18 của Ni giới GĐ.III
Thượng tọa nhấn mạnh: "Mỗi bài kinh Đức Phật thuyết giảng đều đầy đủ Lục chủng thành tựu, đó là: Văn thành tựu, tín thành tựu, thời thành tựu, chủ thành tựu, xứ thành tựu, chúng thành tựu". Thượng tọa đọc một đoạn chánh kinh mở đầu:
“Như vầy tôi nghe. Một thời, Thế Tôn ở Sāvatthi (Xá-vệ), tại Jetavana (Kỳ-đà Lâm), vườn ông Anāthapiṇḍika (Cấp Cô Ðộc). Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo:
̶ Này chư Tỷ-kheo!
̶ Thưa vâng, bạch Thế Tôn!
Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn thuyết giảng như sau:
̶ Chư Tỷ-kheo, Tỷ-kheo nào chưa diệt trừ năm tâm hoang vu, chưa đoạn tận năm tâm triền phược, vị ấy có thể lớn mạnh, trưởng thành, hưng thịnh trong Pháp và Luật này, sự kiện này không xảy ra”.
Theo đó, đây là bài kinh tự Ngài nói ra, thuộc vô vấn tự thuyết, tức là Phật tự thuyết để dạy chúng, không phải trả lời cho ai.
Một bài kinh thường có ba phần: Duyên khởi, chánh kinh và kết luận. Duyên khởi ở đây là Đức Phật dạy cho các thầy Tỷ-kheo; chánh kinh là Ngài chú trọng đến năm tâm hoang vu, năm triền phược. Từ “hoang vu” là vu vơ, mông lung, không có định hướng. “Triền phược” là sự trói buộc ở trong tâm. Đức Phật dạy vị Tỳ-kheo nào bị ràng buộc bởi năm tâm hoang vu và năm tâm triền phược thì không thể lớn mạnh trong Giáo pháp và Luật của Như Lai.
Qua đó, Thượng tọa cho biết, 5 tâm hoang vu, đó là: Nghi ngờ Phật, nghi ngờ Pháp, nghi ngờ Tăng, nghi ngờ các học giới, sống phẫn nộ sân hận với các vị đồng Phạm hạnh.
- Nghi ngờ Phật: Đức Phật ra đời nơi đất nước Ấn Độ đầy biến động lúc bấy giờ. Ngài xuất gia sau khi thành đạo dưới cội cây Bồ-đề. Ngài đã đến chỗ ba anh em Ca-diếp thuyết bài kinh Lửa bốc cháy, sau đó ba anh em đã chứng Thánh quả. Sau đó đức Phật tới vườn Lộc Uyển, nơi năm anh em Kiều-trần-như đang tu luyện khổ hạnh. Lúc này họ đang bàn với nhau rằng nếu Cồ-đàm (Gotama) đến, họ sẽ không đứng dậy tiếp đón. Thế nhưng khi Thế Tôn càng tiến lại gần thì họ không ai bảo ai, chỉnh trang y phục và kính lễ đức Thế Tôn. Họ gọi đức Phật là Hiền giả thì được Ngài đính chính rằng họ không nên gọi như vậy vì bây giờ Ngài đã là bậc Giác Ngộ, Chánh Đẳng Chánh Giác. Đối với thời xưa thì họ nghi ngờ như thế, còn đối với chúng ta bây giờ thì tuyệt đối tin kính Đức Phật.
- Nghi ngờ Pháp: Pháp của Phật thậm thâm vi diệu, khó chứng khó thấy và đối với những người có duyên thì được Đức Phật độ. Khi thành đạo rồi, Ngài thấy pháp vừa chứng ngộ tịch tịnh vi diệu mà chúng sanh cang cường nên Ngài muốn vào Niết-bàn. Phạm thiên Sahampati đã cầu thỉnh Thế Tôn chuyển pháp luân. Pháp của Phật có duyên với người có trí và người không có trí. Người nào có duyên thì tu tập pháp của Phật đều được thành tựu. Pháp của Phật đi ngược với dòng đời và Ngài cũng cho rằng người nào thọ hưởng ngũ dục nhiều thì khổ đau nhiều hơn là hạnh phúc.
- Nghi ngờ Tăng: Thời đức Phật tại thế, bậc Thánh Tăng rất nhiều, thời này thì rất ít, có thể do đã biến chất. Chư Tăng Ni có trách nhiệm hoằng dương giáo pháp, Phật tử có trách nhiệm hộ trì Tam bảo. Số lượng Tăng Ni hiện nay khá đông nhưng không phải vì một thành phần nhỏ bất hảo nào đó mà đánh mất đi niềm tin đối với Tam bảo. Do đó, chúng ta làm gì cũng đừng nghi ngờ đối với Tam bảo mà phải có niềm tin kiên định đối với Tam bảo.
- Nghi ngờ các học giới: Khi một vị Tăng hay Ni muốn thành tựu đạo quả thì phải trải qua con đường Tam vô lậu học (Giới - Định - Tuệ). Cho nên các bậc Lãnh đạo Giáo đoàn lấy Giới - Định - Tuệ làm chủ đề của khóa tu học. Con đường đi đến Thánh quả không thể nào thiếu Giới - Định - Tuệ. Theo kinh Đại Bát Niết-bàn, người giữ giới sẽ được năm điều lợi ích: (1) Được chư thiên hộ trì; (2) Tiếng tốt đồn xa; (3) Đứng trước hội chúng đông đảo không run sợ; (4) Khi thân hoại mạng chung tâm không bị tán loạn; (5) Sau khi thân hoại mạng chung được sanh về cảnh giới lành. Vị nào giữ giới đều có sự lợi ích, vì vậy không nên có sự nghi ngờ đối với giới luật.
- Khởi lòng sân hận đối với các vị đồng tu Phạm hạnh. Người sân hận sống không hòa chúng, sống buông lung một mình. Nếu ai không theo ý của của họ thì tâm sân hận nổi lên. Đó là một trong những tâm hoang vu. Do đó, mở khóa tu để những người xuất gia câu hội lại sống theo tinh thần lục hòa, sống hòa mình với đại chúng, không khởi tâm sân hận.
Lòng tin đối với Tam bảo là niềm tin bất động và chính lòng tin là mẹ đẻ sanh ra các công đức. Vị nào có lòng tịnh tín với Tam bảo, giới luật vị ấy có thể chứng quả Dự lưu, không bị đọa vào con đường ác, đoạn trừ được thân kiến, nghi và giới cấm thủ.
- Thế nào là năm tâm triền phược? Đó là: (1) Đối với lòng dục; (2) Đối với tự thân; (3) Đối với sắc pháp; (4) Ham ăn mê ngủ; (5) Muốn thọ hưởng ngũ dục cõi trời.
Ở thế gian lúc nào ngũ dục cũng dẫy đầy khiến lòng ham muốn của con người không ngơi nghỉ. Đức Phật dạy rằng một vị xuất gia thì phải ít ham muốn, phải biết thiểu dục tri túc; đối với tự thân, bớt dần tâm triền phược, chấp ta, chấp ngã. Khi các căn tiếp xúc với trần thì không khởi niệm thích hay không thích. Đức Phật cũng là một con người bình thường, nhưng Ngài vượt qua được khi căn tiếp xúc với trần cho nên Ngài trở thành một con người phi thường. Chúng ta cần nỗ lực tu tập, càng ăn ít chừng nào thì dễ tu tập hơn chừng đó. Vị nào làm được thì nên tán thán nhưng cũng không chê bai vị khác, tùy theo cơ địa mỗi người, đó cũng là phương tiện. Tu muốn thọ hưởng ngũ dục cõi trời, để mong cầu được bậc Tối thượng thừa. Tu tập chúng ta phải nhớ đến ơn Tổ, ơn Thầy, thực hành giáo pháp Tổ Thầy.
Đức Phật dạy bốn phương pháp để đoạn trừ 5 tâm hoang vu và 5 tâm triền phược, đó là Tứ như ý túc: (1) Dục như ý túc; (2) Tinh tấn như ý túc; (3) Định như ý túc; (4) Tuệ như ý túc. Vị hành giả nỗ lực tinh tấn tu tập đoạn trừ 5 tâm hoang vu, 5 tâm triền phược và tu tập 4 pháp như ý túc, sẽ đạt được Thánh quả A-la-hán, cũng giống như quả trứng được ấp nóng, ấp dưỡng, đủ nhiệt độ, đến ngày đến giờ quả trứng sẽ nở thành gà con đủ lông đủ cánh.
Các vị hành giả tu tập tinh tấn, nỗ lực đoạn trừ các lậu hoặc sẽ chứng được Tam minh (Túc mạng minh, Thiên nhãn minh, Lậu tận minh).
Trong đoạn kết luận, Đức Phật có dạy: “Chư Tỷ-kheo, cũng vậy, Tỷ-kheo đầy đủ mười lăm pháp, kể cả nỗ lực, thời có đủ khả năng để phá vỡ, có đủ khả năng để chánh giác, có đủ khả năng để đạt thành vô thượng an ổn khỏi các ách phược”.
Bài kinh này được Ni sư Trí Hải chuyển đổi thành bài kệ:
“Mười pháp cần đoạn trừ,
Tu sĩ muốn lớn mạnh,
Trong pháp và luật này,
Cần đoạn trừ mười lăm,
Cứu rỗi và ràng buộc,
Có năm tâm hoang vu,
Và năm tâm triền phược,
Thì không thể nỗ lực,
Và chuyên cần tinh tu,
Nghi ngờ bậc Đạo sư,
Nghi ngờ Pháp, Tăng, Giới,
Phẫn nộ với đồng tu,
Là năm tâm hoang vu,
Ham tự thân dục lạc,
Ham sắc, ham ăn ngủ,
Cầu được sinh thiên giới.
Là năm tâm triền phược,
Năm pháp cần tu tập,
Đoạn trừ mười tâm ấy,
Thì có thể nỗ lực,
Tinh tấn tu thiền định,
Lớn mạnh trong pháp này,
Nhiệt tâm và tinh tấn,
Nhất tâm và trạch pháp,
Nỗ lực là thứ năm,
Thiền định mau xuống cấp,
Ai đủ mười lăm pháp,
Thì có đủ khả năng,
Đập vỡ vỏ vô minh,
An ổn khỏi các phược,
Như gà mẹ cái ấp,
Trứng không bị thoái hư,
Dù không khỏi mong ước,
Gà con vẫn chui ra.”
Cuối thời pháp thoại, Thượng tọa chúc lành đến đại chúng. Nguyện chúc đại chúng luôn có sức khỏe và tinh tấn.
Ban Thư ký Khóa tu
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Lâm Đồng: ĐĐ. Minh Sơn (GĐ.IV) thuyết giảng Kinh Tam Minh trong ngày đầu tiên Khóa Sống chung tu học lần thứ 18 của Ni giới GĐ.III ( Ban Thư ký khóa tu , 1536 xem)
Ngày đầu tiên trong khóa Sống chung tu học lần thứ 18 của Ni giới Giáo đoàn III ( Ban Thư ký khóa tu , 1380 xem)
Lâm Đồng: Khai mạc Khóa Sống chung tu học lần thứ 18 của Ni giới Giáo đoàn III ( Ban TTTT Giáo Đoàn III , 1424 xem)
Bình Thuận: Khóa tu Bát Quan Trai tại Tịnh xá Ngọc Vân ( Ban Truyền thông NGKS , 1768 xem)
Tam Kỳ: Khoá tu 01 ngày – Tỉnh thức KHAI MỞ SEN TÂM ( Ban Truyền thông NGKS , 3348 xem)
Báo cáo Khóa tu truyền thống lần thứ 16 - Ni giới Giáo đoàn I - Phân đoàn IV ( SC Tâm Liên , 1468 xem)
Bình Thuận: Lễ Bế mạc Khóa tu Tưởng niệm Hòa thượng Minh Nhơn tại Tịnh xá Ngọc Nhơn ( Diệu Anh , 1432 xem)
Bình Thuận: Ngày thứ hai Khóa tu Tưởng niệm Hòa thượng Minh Nhơn ( Diệu Anh , 1392 xem)
Bình Thuận: Ngày thứ nhất Khóa tu Tưởng niệm Hòa thượng Minh Nhơn ( Diệu Anh , 556 xem)
Khai mạc Khóa tu truyền thống Khất sĩ lần thứ 16 - Ni giới Phân đoàn 1 ( SC Tâm Liên , 1352 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng