Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Dừng lại - Nhẹ nhàng - Nghỉ ngơi - Chữa lành
Xem: 3662 . Đăng: 28/02/2023In ấn
Dừng lại - Nhẹ nhàng - Nghỉ ngơi - Chữa lành
Sáng ngày 25/02/2023 (nhằm ngày 06/02/Quý Mão), ngày tu thứ 4 trong khóa tu Sống chung tu học lần thứ 16 của Ni giới Giáo đoàn III, được tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Trung (An Khê, Gia Lai), Thượng tọa Giác Viễn – Trưởng ban Hướng dẫn Phật tử Giáo đoàn III, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Bình, Bình Thuận, đã quang lâm về trụ xứ để sách tấn đại chúng thông qua thời pháp thoại: “Dừng lại – nhẹ nhàng – nghỉ ngơi – chữa lành.”
Thượng tọa mượn ý hướng trong một bài pháp của Hòa thượng Thiền sư Thích Nhất Hạnh để gởi đến hội chúng.
Trong hành trình tu tập, nếu có cái nhìn thấu đáo, chúng ta đều biết rằng chúng ta từ bỏ gia đình, chọn con đường xuất gia tu tập thì bất cứ ai cũng đều mong có hạnh phúc, an lạc trong hiện tại và hướng đến giải thoát trong tương lai.
Một người tu, bất hạnh nhất là không được gần gũi các bậc chân nhân để học hỏi, tu tập. Đã như thế, thì dù tu mãi, chúng ta vẫn mãi bất an vì những nhận thức sai lầm của bản thân.
Thượng tọa khiêm tốn bảo: “Hôm nay, Giác Viễn đến đây với tâm niệm ‘tập sống chung tu học’ để tự rút ra bài học điều thân và điều tâm của mình. Giác Viễn muốn chia sẻ đến quý vị ý pháp: Dừng lại – nhẹ nhàng – nghỉ ngơi – chữa lành!”
Có cái nhìn sâu sắc sẽ giải phóng chúng ta ra khỏi đau khổ, nếu chúng ta không biết dừng lại, sẽ không thể có cái nhìn sâu sắc, đã như thế, thì dù trải qua nhiều năm tháng tu hành, chúng ta vẫn không thể có thân khỏe mạnh, tâm an lạc.
Khi vào chùa, chúng ta chỉ biết làm công quả, không có thời gian tu tập, rồi đến khi lớn, chúng ta lại chỉ lo xây dựng chùa chiền, ứng phó đạo tràng, lăng xăng trong những mối quan hệ với Phật tử,… hẳn nhiên, ở đây chúng ta không phê phán việc kiến tạo những ngôi tự viện, tịnh xá làm nơi tu học cho tứ chúng, nhưng nếu như chỉ coi đó là toàn bộ công việc của đời mình, thì vô hình trung, chúng ta đã quên lãng mục tiêu giác ngộ giải thoát, còn gán cho những việc làm hữu vi là “đạo”, mà quên mất rằng đạo là bổn tâm, là bản thể, là giải thoát.
Đứng trên quan điểm của Lục Tổ Huệ Năng, Tổ nói:
Người mê tu phước, chẳng tu đạo
Chỉ nói tu phước, ấy là đạo
Bố thí cúng dường, phước không ngằn
Trong lòng ba ác còn gốc tạo.
Một người thật sự có tu tập, chỉ cần dừng lại, ngồi yên thôi cũng thấy hạnh phúc. Chúng ta chăm sóc cho thân tâm của mình, lưu ý đến tâm, đừng để cho tâm bị bệnh.
Dừng lại, nhẹ nhàng, nhẹ nhàng với xung quanh, nhẹ nhàng với chính mình.
Lắng nghe từng nhịp đập của con tim, tại sao hôm nay ta không được vui? Tại sao sáng nay ta đang ngồi với huynh đệ mà vẫn không thấy hạnh phúc? Hãy biết dừng lại!
Đức Bổn sư Thích-ca là bậc thầy vĩ đại trong việc dừng lại. Ngài dạy rằng, chư Tỳ-kheo chỉ có hai việc trong hành xử, đó là: Nói năng như Chánh pháp và im lặng như Chánh pháp.
Nếu chúng ta có tu tập sẽ có hạnh phúc. Quý Ni trưởng với tuổi đời, tuổi đạo đã cao, nhưng vẫn còn rất tinh anh, đó là nhờ quý vị biết chế tác hạnh phúc, biết sống quay về với nội tâm của mình.
Cũng vậy, chúng ta cần năng lượng của chánh niệm để nhìn nhận, ngăn chận, bỏ đi những thói quen xấu. Được như thế thì sẽ giống như hồ nước trong mát mà tất cả thú rừng đều tìm đến để uống dòng nước ngon ngọt. Cũng vậy, chư vị có chánh niệm, có an lạc, có từ bi, quý vị sẽ là người hòa ái, mát mẻ, ai cũng muốn đến gần, ai cũng muốn thân cận để hưởng được năng lượng an lành đó.
Trong bộn bề Phật sự, đôi khi huynh đệ đồng tu được gặp nhau, được ngồi bên nhau là một điều rất hạnh phúc. Phải trân quý giây phút hiện tại, trân quý những mối giao tế trong cuộc đời, đừng lãng quên, đừng để tâm của chúng ta bị lôi kéo chạy đi mãi, mà cổ đức thường nói là “tâm viên ý mã” (tâm ý xao động, lăng xăng như con vượn chuyền cành, như con ngựa dong ruổi trên đồng nội), chúng ta phải đòi lại quyền làm chủ, không để chúng nó tiếp tục làm chủ chúng ta nữa. Muốn như vậy, phải đánh thức năng lượng của chánh niệm.
Hãy ý thức hơi thở vào, hơi thở ra, điều tiết những cảm xúc, được như thế thì chúng ta sẽ thật vững vàng, thật mạnh mẽ, như cây cổ thụ vững vàng, không nghiêng ngả trước giông gió. Chúng ta biết con đường mình đi, điểm đích mà mình sẽ đến, nên trên đường, nếu có gặp bão dông, cũng vẫn vững vàng bước tiếp.
Cuối thời pháp thoại, Thượng tọa nhắc lại, mà như lời của Thượng tọa là “đang nhắc chính mình”: Dừng lại! Đủ rồi! Buông xuống chùa chiền, buông xuống những lo toan bên ngoài, quay về sống với giáo pháp của Như Lai.
Ta đang chìm lặng lắng sâu
Để nghe con sóng vỗ câu vô thường
Có gì thật để mà thương
Sao ta cứ mãi vấn vương thế này?
Nhẹ nhàng tâm định mới hay
Sóng là nước, nước là sóng, hiển bày chân như.
Tinh thần của Đại thừa Khởi tín luận được Tổ sư Mã Minh trứ tác, đang hiện hữu bàng bạc trong vần thơ do chính Thượng tọa sáng tác. Nước và sóng, sóng và nước; bản thể và hiện tượng chẳng phải một, cũng chẳng phải hai, nhận thức trong mỗi chúng sanh đều có Phật tánh, đều là vị Phật sẽ thành, để chúng ta trân quý, cung kính muôn người, muôn loài.
Chúng con xin thành kính đảnh lễ tri ân thời pháp nhẹ nhàng của Thượng tọa.
SC. Mãn Liên
-----oo0oo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Ân đức của Đức Thầy dành cho Chư Ni ( SC. Tri Liên , 3228 xem)
Những ngày đầu tiên khi Đức Thầy thành lập Giáo đoàn Ni ( SC Mãn Liên , 3712 xem)
Long An: Khóa tu Bát quan trai tại Chùa Thuận Phước và Đạo tràng Ngọc Hưng (Vĩnh Hưng) ( Ban Truyền thông NGKS , 6348 xem)
Ý nghĩa thiết thực của việc cúng dường Đức Thầy ( SC Mãn Liên , 3768 xem)
Hoàn thiện tự thân chính là thiết thực báo ân ( SC. Tri Liên , 2896 xem)
Giáo đoàn VI: Khóa tu tưởng niệm 43 năm vắng bóng HT. Giác Huệ và kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo đoàn VI ( TK. Minh Điệp , 5432 xem)
Ni giới Giáo đoàn III: Khóa tu Sống chung tu học lần thứ 16 ngày đầu tiên ( Ban Thư ký khóa tu , 4228 xem)
Tiền Giang: Hòa thượng Giác Nhân thuyết giảng tại chùa Giác Hạnh ( Thuận Nghiêm , 5120 xem)
Tiền Giang: Hòa thượng Giác Toàn thuyết giảng tại Tịnh xá Ngọc Tường ( Thuận Nghiêm , 2952 xem)
Cần Thơ: Tịnh xá Ngọc Thủy (Huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ) mở khóa tu Bát Quan Trai ( Ban Truyền thông NGKS , 4788 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng