Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > Khoá Tu
Báo cáo tổng kết khóa tu Truyền thống Phân đoàn I - Giáo đoàn IV lần thứ 13
Xem: 5458 . Đăng: 24/04/2021In ấn
Báo cáo tổng kết khóa tu Truyền thống Phân đoàn I - Giáo đoàn IV lần thứ 13
(Tổ chức từ ngày 03/03 đến ngày 09/03/Tân Sửu nhằm ngày 13-20/04/2021)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật,
Kính bạch Ni trưởng chứng minh,
Kính bạch quý Ni sư, Sư cô và thiền đường đại chúng
Thưa Quý Phật tử hiện diện
Thể theo thông lệ hằng năm, cứ vào đầu tháng 3 âl, Ni trưởng Trưởng Phân đoàn tổ chức khóa tu định kỳ cho Ni chúng Phân đoàn quay về nguồn cội của Tổ Thầy, đó là truyền thống " Tập sống chung tu học", đây là một nét đẹp của Hệ phái Khất sĩ, đã trãi qua bao thế hệ kế thừa được cân bằng giữa pháp học với pháp hành, nhằm thúc liễm thân tâm trau dồi “Tam vô lậu học”.
Sau thời gian 7 ngày tu học, con xin báo cáo tóm tắt nội dung tu tập, kính dâng lên quý Ni trưởng, Ni sư, Sư cô chứng minh.
1. Ban Chứng Minh:
Ni trưởng Thông Liên, Trưởng Phân đoàn1 - Giáo đoàn 4, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Bình - Dĩ An, cũng là Trưởng ban Tổ chức khóa tu lần thứ 13 nầy.
Ni trưởng Thắng Liên, Phó Phân đoàn, Trụ trì Tịnh xá Ngọc Điểm – Bà Điểm.
Ni sư Liêm Liên, phó Trụ Trì Tịnh xá Ngọc Điểm – Bà Điểm
Thư ký: Ni sư Minh Liên.
MC kiêm Điều phối: Ni sư. Đức Liên
Ban Giảng huấn: NT. Thông Liên, NT. Thắng Liên, Ni sư Liêm Liên
Kiểm thiền: Ni sư. Chánh Liên
Giám luật: Ni sư Nguyệt Liên
Ban Hộ thiền: Chư Ni và Phật tử Tịnh xá Ngọc Bình
Số lượng hành giả gồm 30 vị, trong đó có 02 Ni trưởng, 06 Ni sư, 16 Sư cô, 02 Thức xoa, 03 Sa di ni và 01 Tập sự.
2. THỜI KHÓA TU TẬP:
Cũng như các khóa trước, chương trình tu học trong 7 ngày gồm 4 thời: thiền tọa ( mỗi thời 45 phút), 3 thời thiền hành ( mỗi thời 20 phút), 1 thời kinh hành, 1 thời học Chơn Lý, 1 thời sám hối và 1 thời tụng kinh cầu an và cầu siêu.
3. NỘI DUNG TU HỌC
Với tấm lòng từ bi vô lượng của Ni trưởng Trưởng đoàn, mặc dù lớn tuổi và bệnh duyên, nhưng Ni trưởng vẫn hằng ngày hướng dẫn đại chúng qua những bài Chơn Lý của Tổ sư thật vô cùng ý nghĩa và an lạc.
Ngày thứ nhất: sau thời tụng kinh bạch Phật, Ni trưởng chứng minh ban đạo từ và sách tấn hành giả khóa tu, vượt qua những trở ngại trên đường tu học, làm ngọn đuốc soi đường cho chúng sanh nương về, đem hạnh tu mà tuyên dương Phật pháp, làm cho chánh pháp Tổ Thầy ngày càng sáng tỏ hơn.
Chư hành giả được thọ học với quyển Chơn lý “Đạo Phật Khất Sĩ gồm có các phần nhỏ: Đạo Phật Khất sĩ, Chủng tộc Sa môn, Việt Nam đạo Phật không có phân thừa, Quy y thọ giới, Giáo lý Khất sĩ, Nguồn Khất sĩ Nam Việt và cuối là bài Tôi phải làm sao? Mỗi lời của Tổ sư làm sáng tỏ những ý pháp thậm thâm vi diệu, giúp đọc giả sau khi nghe xong, hiểu được phương pháp hành trì của Tổ, làm kim chỉ nam cho người xuất gia hướng tâm về nguồn cội.
Ngày thứ hai, Ni trưởng triển khai Chơn Lý " Hòa Bình", mỗi hành giả đọc xong và nói lên đại ý của đoạn văn trên. Người Khất sĩ hạnh trì bình du phương tu học, xin phẩm thực nuôi thân giả tạm, cho sự thiện lành phước đức, không chen lộn trong đời về chỗ ở, không bận về ăn mặc, không tiền, bình đẳng vô trụ.
Muốn có Hòa bình, trước nhất phải có đời sống đạo đức, người xuất gia sống chung tu học phải dựa trên nền tảng giới luật, biết hy sinh và buông bỏ vị kỷ, không sở chấp, giới luật quý báu ở đời, đạo Phật là giới luật xuất gia, đạo trời là giới luật tại gia, còn gọi là chư Thiên, đạo người là giới luật xã hội, gia đình, ai ai cũng phải thực hành theo giới luật, thì mới có hòa bình.
Ngày thứ ba, hành giả tiếp tục đọc bài Chơn Lý " Sổ Tức Quan". Khi xưa Đức Phật cũng áp dụng sổ tức quan ( theo dõi hơi thở) làm đề mục của mình. Ni trưởng Trưởng Phân đoàn khuyên chư ni phải tập rèn luyện Tâm, quay về với bản tâm thanh tịnh của chính mình, phải biết Tam tâm và Tứ tướng, Tam tâm là tâm quá khứ, tâm hiện tại và tâm vị lai. Tứ tướng là nhân tướng, ngã tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng.
Ni sư Liêm nhận xét bài Số tức quan của Tổ là một pháp tu đi từ tiệm đến đốn. Khi đến đốn rồi thì bỏ tiệm, tức là ta trở lại với Tâm của mình. Khi tâm mình đi đến đâu thì mình biết đến đó, theo dõi nó, và khi ta đã trở về tâm nhưng không chấp vào nó, buông bỏ tất cả, chỉ có buông mới đi đến đạo quả được. Người tu niệm Phật, khi tâm loạn thì phải dùng xâu chuổi làm phương tiện định tâm, nhưng tâm đã định rồi thì chuổi hay số tức quan không còn cần nữa.
Thể hiện qua bài kệ của Thi hào Tô Đông Pha:
Mù tỏa Lô sơn, sóng Triết giang
Khi chưa đến đó, hận muôn vàn
Đến rồi mới thấy, không gì khác
Mù tỏa Lô sơn, sóng Triết giang.
Cũng như một cụ già chất vấn một thiền khách khi đến quán của bà xin điểm tâm. Bà cụ hỏi thiền khách ông điểm tâm nào, tâm quá khứ, tâm hiện tại hay tâm vị lai.
Cuối giờ Ni sư khuyên đại chúng tu học tốt qua bài tu Số tức quan sẽ được lợi ích cho bản thân và tha nhân.
Ngày thứ tư, sau khi chư hành giả đọc qua bài "Chơn Lý Lễ Giáo", Ni trưởng Trưởng Phân đoàn khuyên chư ni nên tập sống dung hòa tốt đẹp với nhau, vì người có lễ giáo là nền tảng của sự thương yêu làm cho tâm hồn càng sạch nhẹ. Người có lễ giáo ví như một ông già, là nấc thang thiện lành, tránh ác, là lên khỏi mặt đất hổn loạn của vũng lầy hố sâu.
Khi xưa, vua A Dục giác ngộ và hộ trì cho Tam Bảo, Ngài đã đem thân mình phủ phục lễ bái Đức Phật và chư Tăng, trong khi các quan lại bất bình với thái độ của nhà vua vì không hiểu Phật pháp là gì? Nhưng sau đó, vua A Dục đã dẫn chứng so sánh giữa đầu người và đầu thú, đầu nào có giá và bán được. Vua nhận xét về mình xấu ác, nay vua giác ngộ Chơn lý, đoạn trừ bản ngã, đem sự hiểu biết của mình đến cho cả quần thần, thể hiện cách cung kính những bậc tôn túc.
Nay ta học theo Đức Phật, Đức Khổng Tử...để tập sửa tâm. Người có tâm cung kính, khiêm hạ cũng thể hiện qua cử chỉ, lời nói, tác phong cho ta thấy được. Vì thế, người xưa dạy trước khi nói phải uốn lưỡi bảy lần.
Ni sư Liêm nhận xét Tổ sư dạy bài Lễ giáo từ phải sang trái, từ trong ra ngoài đều rõ ràng. Người học trò lúc học ở trường cũng thực hành lễ phép. Trong nhà con cái có lễ độ biết kính trên nhường dưới thì nhà mới yên. Học trò biết tôn kính thầy và thầy thì bao dung cho trò thì mới an hòa. Vua A Dục khi chưa hiểu Phật pháp, đem quân chinh phạt khắp nơi, nhưng khi vua giác ngộ thì hộ trì Tam Bảo rất đắc lực. Vì thế, đầu người không có giá trị hơn đầu thú là do bản ngã của con người quá cao, không khiêm hạ, sống không đạo đức. Ví như trong kinh Pháp hoa, Ngài Thường Bất Khinh Bồ tát thường cung kính vái lạy mọi người.
Ngày thứ năm, Ni trưởng tiếp tục đọc bài "Chơn Lý Nhập định", Ni trưởng dạy: Tổ sư chủ trương hệ phái Khất sĩ tu Giới Định Tuệ. Nhờ giữ giới mới sanh định, có định mới phát sanh trí tuệ, chứng đắc, nhập vào cảnh Niết Bàn. Các vị Thiền sư, sống ung dung tự tại, thỏng tay vào chợ, không còn thị phi, nhơn ngã. Người tu để thị phi chi phối, sống trong vui buồn lẫn lộn, không sáng suốt, tâm không thanh tịnh. cũng ví như có 2 cha con dẫn một con lừa đi trên đường, vì nghe theo thị phi nên lúc cỡi lừa lúc đi bộ. Người không biết hổ thẹn, không tàm quý thì cũng không tu được.
Vì thế, Ni trưởng dạy người biết tu phải biết tàm quý, không chạy theo thị phi làm gì, chỉ nhắm thẳng con đường Đức Phật dạy mà theo.
Người có giữ giới, thân tướng trang nghiêm, ít nói mà nói đúng, ít làm mà làm nên, tâm thanh tịnh thì thân khẩu ý không tạo nghiệp. Muốn định, người sơ cơ phải trụ tâm vào số tức quan hay câu niệm Phật để tâm được an lạc. Ni trưởng khuyến khích chư ni nên thiền quán thường xuyên để quán xét tâm mình và làm vơi đi nổi khổ của chúng sanh.
Ni sư Liêm nhận xét bài Nhập định của Tổ cũng ví như trình độ Đại học trãi nghiệm qua 4 pháp:
Trước khi thức là định, sau khi thức là định
Trước khi làm là định, sau khi làm là định
Trước khi nói là định, sau khi nói là định
Trước khi nghĩ ngợi là định, sau khi nghĩ ngợi là định.
cũng như Tài xế không định thì xảy ra tai nạn, người tu không định thì sẽ mê lầm, không đi đúng con đường của Phật Tổ .
Nhập định không phải là ngồi thiền nhiều, không phải là bế môn. Đã tu theo Khất sĩ mà chân không chạm đất, đầu không đội trời, tay không ôm bát thì người tu đó không hưởng được hương vị của Khất sĩ.
Ngày thứ sáu, hôm nay đại chúng sẽ đi hóa duyên để nêu cao hạnh trì bình khất thực của chư Phật, Tổ Thầy, xin vật thực để nuôi thân và đem giáo pháp hướng dẫn cho cư gia biết phát tâm bố thí cúng dường. Người đi khất thực nhằm hạ thấp bản ngã lầm mê, đó là hạnh tu của chư Phật ba đời soi sáng. Sau khi đi khất thực về, hành giả vẫn thực hiện theo thời khóa quy định thiền hành, thiền tọa và tụng kinh.
Ngày thứ bảy, sau giờ điểm tâm, buổi lễ bế mạc khóa tu truyền thống được tiến hành trong không khí hân hoan và thắm tình đạo vị.
Sau cùng là hồi hướng, trong không khí thanh tịnh hài hòa vui vẽ của đại chúng, từ cử chỉ thân thiện trước giờ phút chia tay cũng làm cho không gian trở nên lắng dịu trong thâm tâm của mỗi hành giả đều toát lên ân tình pháp lữ vẫn luôn như sữa hòa với nước, cứ như thế thời gian vẫn lặng lẽ êm trôi, khóa tu lần thứ 13 được khép lại để mở ra một trang sử mới cho khóa tu sau.
4. ẨM THỰC VÀ ĐỜI SỐNG:
Mặc dù Tịnh xá Ngọc Bình Phật tử công quả rất ít, tuy nhiên quý Sư cô tại bổn tự rất vén khéo trong việc lo từng bửa ăn từng thức uống cho chư Ni hành giả tham dự khóa tu đầy đủ, bổ dưỡng trong suốt thời gian tu học.
Về sức khỏe, thời tiết thay đổi ngày nắng đêm mưa . Thế nhưng, nhờ hồng ân Tam Bảo gia hộ nên sức khỏe của chư Ni cũng tương đối khá ổn định, mặc dù có một vài vị tuổi cao sức yếu, đi lại khó khăn, tay chân nhức mỏi, nhưng vẫn theo chúng tinh tấn đều đặn trong những thời khóa đã đưa ra.
5. NHẬN XÉT CHUNG
Kính bạch Ni trưởng và thiền đường đại chúng
Thời gian cứ lặng lẽ êm trôi, thấm thoát đã một tuần lễ tu học, hôm nay khóa tu dần khép lại, rồi đây chư huynh đệ cũng sẽ trở về mỗi trú xứ khác nhau, nhưng tâm chúng con vẫn còn lan tỏa mãi hương vị tu tập, gương hạnh của chư tôn đức mãi soi đường cho chư hành giả trên mọi nẻo đường tu học.
Con xin đại diện chư hành giả khóa tu, thành kính tri ân Ni trưởng Tịnh xá Ngọc Bình kiêm Trưởng ban tổ chức khóa tu, và chư Ni trong Tịnh xá đã tạo đủ điều kiện cho đại chúng tu học trong 7 ngày qua, được thập phần viên mãn. Chúng con cung kính ngưỡng cầu hồng ân Tam Bảo gia hộ cho Ni trưởng, quý Sư cô tại Tịnh xá Ngọc Bình luôn được pháp thể khinh an, đạo nghiệp viên thành, Ni trưởng mãi mãi là tàng cây đại thọ che mát cho chúng con trên lộ trình giác ngộ và giải thoát.
Chúng tôi cũng xin tri ân các cấp chính quyền địa phương trong tỉnh Bình Dương đã tạo thuận lợi về mặt pháp lý cho chúng tôi được đi khất thực và an tâm tu học. Kính chúc quý vị vạn sự kiết tường, muôn điều phúc lạc.
Sau cùng, chúng tôi cũng không quên tán dương công đức vô lượng của chư Phật tử đã dâng cúng tịnh tài, tịnh vật trong suốt thời gian 7 ngày tu học, trợ duyên cho khóa tu được thành tựu viên mãn, xin cảm niệm tri ân công đức của quý vị. Nguyện cầu mười phương chư Phật gia hộ quý Phật tử, thân tâm an lạc, tín tâm kiên cố, gia đình hạnh phúc, thăng tiến tâm linh cho đến ngày viên thành Phật đạo.
Nam mô Hoan Hỷ Tạng Bồ tát ma ha tát, tác đại chứng minh
Ban Thư ký Giáo Đoàn
----ooOoo----
Nguồn: daophatkhatsi
BÀI LIÊN QUAN
Cuộc đời Tôn giả SIVALI và những bài học trong cuộc sống ( Ban Truyền thông NGKS , 9348 xem)
TIN MÌNH – NƯƠNG PHÁP Bài thuyết giảng của Ni sư Nguyện Liên tại Lớp giáo lý Tổ đình Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 7100 xem)
TPHCM: Khóa tu Bát quan trai lần 2 tại Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 5220 xem)
Thông báo Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Tân Sửu 2021 ( Ban Truyền thông NGKS , 9424 xem)
TP.HCM: Ni sư Phụng Liên thuyết giảng tại Lớp Giáo lý Tổ đình Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 2888 xem)
TP.HCM: Ni sư Triệu Liên thuyết giảng tại Lớp Giáo lý Tổ đình Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 3996 xem)
Tiền Giang: Tịnh xá Ngọc Nguyên tổ chức tuần lễ tu học trong những ngày xuân ( Ban Truyền thông NGKS , 3204 xem)
TPHCM: Khóa tu bát quan trai đầu năm tại Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 8437 xem)
Pháp viện Minh Đăng Quang Q. 2 tổng kết các khóa tu học năm Canh Tý cho chúng Phật tử ( Đại đức Minh Sơn , 2832 xem)
Ôn tập thiền cuối năm tại Pháp Viện Minh Đăng Quang ( Ban Truyền thông NGKS , 4336 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ