Trang chủ > Giáo Pháp KS > Chư Tôn đức Tăng
Tiểu sử Nhị Tổ Giác Chánh
Xem: 9878 . Đăng: 21/07/2022In ấn
Tiểu sử Nhị Tổ Giác Chánh
I. THỜI NIÊN THIẾU VÀ TRƯỞNG THÀNH
Đức Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh, thế danh Bạch Văn Biện, sinh ngày 1 tháng 9 năm 1912 tại làng Mỗ Lao, thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây, Bắc Việt trong một gia đình nông dân phúc hậu. Thân phụ là cụ ông Bạch Ngọc Lang, thân mẫu là cụ bà Nguyễn Thị Nhậm.
Ngài là người con thứ bảy trong gia đình có 8 anh chị em (5 trai 3 gái). Ngài được đi học hết chương trình sơ cấp rồi nghỉ ở nhà, cùng anh chị em trông coi phụ việc ruộng rẫy, giúp đỡ mẹ cha.
Đến năm Ngài được 20 tuổi, cha mẹ đứng ra lo bề gia thất. Ngài không dám cãi lời cha mẹ, nhưng đặc biệt là Ngài giữ vững tâm niệm một thanh niên độc thân. Sau 4 năm, người bạn đời nhận ra được ý chí của Ngài, nên đành xin phép ông bà thân sinh của Ngài, về lại nhà cha mẹ ruột, để Ngài được tự do theo chí nguyện.
II. NHÂN DUYÊN XUẤT GIA NHẬP ĐẠO VÀ HÀNH ĐẠO
Đến năm 1937, tròn 25 tuổi, Ngài xin phép và được cha mẹ đồng ý cho theo người anh thứ ba là Bạch Văn Tô vào Sài Gòn để mưu sinh. Có lúc làm công nhân cao su, có lúc làm công nhân thuỷ cục. Cho đến một ngày thiện duyên hội đủ, Ngài được gặp lại người thầy xưa của mình.
Đầu năm 1948, từ Long An, Mỹ Tho, đức Tổ sư Minh Đăng Quang, vị Tổ sư khai sáng Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam (sau là Giáo hội Tăng Già Khất Sĩ Việt Nam, nay là Hệ phái Khất sĩ), với chí nguyện “Nối Truyền Thích Ca Chánh Pháp - Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam” hướng dẫn đoàn Du Tăng đầu tiên hành đạo đến vùng đất Phú Lâm - Chợ Lớn rồi Sài Gòn - Gia Định. Mỗi buổi sáng, đoàn Du Tăng thân mặc y vàng, tay ôm bình bát đất, đầu trần chân không, đi trì bình khất thực, đã gieo vào lòng bá tánh một ấn tượng, một tấm lòng mến mộ:
“Sài Gòn hoa lệ từ xưa
Trăng phơi cánh mộng, gió đưa điệu đàn
Một ngày kia dưới nắng vàng
Bỗng trang nghiêm hiện một đoàn Du Tăng
Dân thị thành… những băn khoăn
Họ là ai? Xin thưa rằng: Họ đây
Là môn đệ của Đức Thầy
Minh Đăng Quang chiếu… tự rày mười phương.”
(Trích Ánh Minh Quang)
Sau nhiều lần được nghe kể lại về công hạnh hành đạo của Đức Tôn sư và đoàn Du Tăng, Ngài đã lần dò tìm đến nơi trú ngụ của đoàn Du Tăng thời bấy giờ tại đền Phú Lâm. Và nơi đây, túc duyên xưa hội tụ. Trải qua 2 năm (1948-1949) được nghe pháp, học đạo, làm cư sĩ, Ngài được diện kiến, tham vấn, cầu học… Đến một hôm, tâm Bồ-đề phát khởi, Ngài cầu xin Đức Tổ sư Minh Đăng Quang tiếp độ cho Ngài được xuất gia nhập đạo. Ngày mồng 1 tháng 9 năm 1949 (37 tuổi đời), Ngài được Đức Tổ sư độ cho thế phát xuất gia, với pháp danh Giác Chánh. Ngay sau đó, ngày rằm tháng 9, Ngài được Đức Tổ sư chứng minh thọ y bát giới Sa-di. Và rằm tháng 7 năm 1950, Ngài được đức Tổ sư chứng minh truyền thọ cụ túc giới, dự vào hàng xuất gia bình đẳng trong Giáo hội Tăng-già.
III. NỐI CHÍ ĐỨC TỔ SƯ KHAI SƠN, TINH TẤN TU TẬP VÀ HÀNH ĐẠO
Có một đặc điểm hết sức kỳ diệu: những gì đức Tổ sư khai sơn hành trì, giáo hoá…., Ngài hết lòng kính mộ, thọ nhận, hành trì. Và những gì Ngài thọ nhận, hành trì, đức Tổ sư cũng rất hoan hỷ chứng minh, tán thán.
Ngay từ buổi đầu, với chủ trương “Nối truyền Thích-ca Chánh pháp”, với công hạnh tam y, nhất bát, thiểu dục tri túc, thanh bần đơn giản, Phạm hạnh thanh tịnh, những gì đức Tổ sư đã giáo hóa:
“Thân trong sạch ấy là xứ Phật
Miệng trong sạch ấy là pháp Phật
Ý trong sạch ấy là con Phật
Tâm trong sạch tức là Đức Phật”.
(Chơn lý “Tu và nghiệp”)
Ngài một lòng vâng giữ và hành trì tu học nghiêm túc với ý pháp: “Ta sống cho tất cả, thì tất cả sống cho ta. Tiếng ta đây là tất cả, không tư riêng, sở chấp”.
(Chơn lý “Hòa bình”)
IV. THỌ NHẬN LỜI PHÓ PHÁP VÀ DI HUẤN CỦA ĐỨC TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG
Từ khi xuất gia nhập đạo, Ngài luôn được gần gũi, hầu cận đức Tổ sư. Với tâm hạnh một lòng tinh tấn, Ngài đã thể hiện công hạnh sâu dày nhiều đời, góp phần với đức Tổ sư khai sơn mở mang giáo pháp:
“Một cành mà nở trăm hoa
Bóng y bát đẹp quê ta tự rày
Chơn truyền Khất Sĩ là đây
Bóng xưa với lại hình này dặm không”.
(Trích Ánh Minh Quang)
Bấy giờ, giáo pháp Khất sĩ đã được phát triển mở mang sâu rộng, chẳng những tại Sài Gòn, Gia Định mà các tỉnh thành miền Đông và Tây Nam Bộ… đều có hình bóng nhà Du tăng Khất Sĩ hóa duyên hành đạo. Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam được hình thành. Tăng chúng và Ni chúng được Tổ sư thâu nhận xuất gia có được hàng trăm vị. Tịnh xá xây dựng được khoảng 20 ngôi.
Ngày rằm tháng 7 năm 1953, trong ngày Đại lễ Vu-lan-bồn - Tự tứ Tăng, có sự hiện diện đông đủ chư Tăng Ni, đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã có lời phân định, giao trách nhiệm trong Tăng đoàn:
- Trưởng lão Giác Tánh là Trưởng lão Chứng minh.
- Thượng tọa Giác Chánh là Thượng tọa thay tôi hướng dẫn Đoàn Du Tăng đi hành đạo.
- Trưởng lão Giác Như là Tri sự Tăng đoàn, trông nom các miền tịnh xá và phân cắt chư Tăng thay phiên trụ xứ hành đạo.
Sau đó không đầy 6 tháng, đến ngày mùng 1 tháng 2 năm Giáp Ngọ (1954), đức Tổ sư thọ nạn và vắng bóng. Quả thật là một sư phân định mầu nhiệm trong giáo pháp. Từ đó trở đi, đại chúng Tăng Ni và tín đồ Phật tử Hệ phái tôn xưng Ngài là Đức Thượng tọa Nhị Tổ (bấy giờ Ngài đã được 43 tuổi đời), có trách nhiệm kế thừa, lãnh đạo tinh thần tập thể hệ phái Phật giáo Tăng-già Khất sĩ Việt Nam.
V. SAU THỜI KỲ ĐỨC TỔ SƯ MINH ĐĂNG QUANG VẮNG BÓNG
Sau thời kỳ đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng, chư Tôn đức Tăng Ni đại đệ tử của đức Tổ sư đặc dưới sự lãnh đạo và hướng dẫn hành đạo của Đức Thượng toạ (Nhị Tổ) tiếp tục thể hiện nối chí công hạnh Tổ Thầy, phân công đi hành đạo, mở mang giáo pháp khắp hai miền Nam, Trung Việt Nam.
Các năm 1956, 1958, 1961…, Ngài Trưởng lão Giác Tánh, Đức Thượng tọa Nhị Tổ Giác Chánh, quý Trưởng lão, Thượng tọa như ngài: Giác Như, Giác An, Giác Nhiên, Giác Lý, v.v…; bên Ni có quý Ni trưởng Huỳnh Liên, Bạch Liên, Thanh Liên, Ngân Liên, Trí Liên…, đã tinh tấn hành đạo, hình thành các giáo đoàn Tăng Ni, thành lập thêm hàng trăm ngôi tịnh xá đạo tràng, thu nhận hàng ngàn Tăng Ni xuất gia và nhiều chục vạn tín đồ Phật tử…, đền ơn chư Phật và Tổ Thầy.
Từ năm 1961-1962 đến 1975, Ngài hướng dẫn chư Tăng đi hành đạo qua nhiều làng mạc, các tỉnh đồng bằng Nam Bộ cho đến ngày già yếu.
VI. KIÊN ĐỊNH CÔNG HẠNH TRONG TU TẬP VÀ QUAN ĐIỂM HÀNH ĐẠO, LẬP ĐẠO
Từ ngày xuất gia học đạo, được đức Tổ sư Minh Đăng Quang trao truyền y bát, giới luật cho đến ngày nhận lãnh trách nhiệm đối với giáo pháp Tổ Thầy đến ngày viên tịch tròn 55 năm (1949-2004), Đức cố Trưởng lão Nhị Tổ Giác Chánh đã thể hiện và lưu lại cho hàng môn đồ tứ chúng một tấm gương, một công hạnh kiên định tuyệt vời trong tu tập, hành đạo và lập đạo.
a) Tấm gương mẫu mực về kiên định công hạnh:
Hơn 55 năm gắn bó với giáo pháp, tròn 53 hạ lạp, Ngài đã chu toàn đời sống đạo nghiệp của một người xuất gia, một Tỳ-kheo, một Sa-môn gương hạnh mẫu mực, một bậc thượng thủ công hạnh trong hàng thập đại đệ tử của đức Tổ sư Minh Đăng Quang và giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ.
- 53 năm hành trì giới luật y bát Khất sĩ phạm hạnh tinh nghiêm.
- 53 năm thân khẩu ý thanh tịnh. Mỗi khi có duyên sự cần nói, Ngài nói rất ít; thường tham thiền nhập định. Nếu có thuyết pháp, Ngài chỉ nói về những lời kinh luật mà đức Phật đã dạy. Đặc biệt, Ngài thường học và đọc giảng Chơn lý của đức Tổ sư cho Tăng Ni và Phật tử nghe trong những ngày hội lễ. Đồng thời, tự thân Ngài thực hành thân chứng lời dạy của Tổ Thầy qua bộ Chơn lý.
b) Những quan niệm tích cực phục vụ Đạo pháp - Dân tộc:
Bản thân Ngài, đời sống thanh bần đơn giản, chuyên tu thiền định, thường tịnh khẩu nghiệp, ít nói. Ngài thường khuyến giáo, khích lệ Tăng Ni tinh tấn tu tập, hành trì. Điểm đặc biệt nơi Ngài là mặc dù luôn chủ trương và tinh tấn hành trì Phạm hạnh, nhưng không vì thế mà Ngài xem nhẹ những việc hay những vị gánh vác các trọng trách phục vụ Đạo pháp và Dân tộc.
Có lần, vào khoảng năm 1972, Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam lúc bấy giờ cử Người về thăm và thỉnh Ngài về gánh vác trọng trách lãnh đạo tinh thần tối cao Giáo hội Tăng-già Khất sĩ Việt Nam, Ngài đáp lời: “Ngày xưa, đức Thế Tôn là Thầy trời người, vậy mà khi đi du hành hoá đạo cũng phải có Chuyển Luân Thánh Vương ủng hộ, huống gì mình còn là người phàm phu! Vả lại, việc Giáo hội có nhiều vị tôn đức giáo phẩm đứng ra lo; còn việc chuyên hành phạm hạnh thì ít người. Do vậy, tôi xin làm công việc vừa với khả năng của mình…”.
Hay một lần khác, trong lúc Ngài đang hướng dẫn đoàn Du Tăng hành đạo, có một vị giáo phẩm Tăng xin đến trình bạch công việc tại các trụ xứ và góp ý để xây dựng Tăng đoàn, nhằm kết hợp giữa Tăng đoàn đi hành đạo và trụ xứ tốt hơn. Có vị Đại đức Tăng đứng bên cạnh, nghe trình bạch nhiều việc, lo ngại Ngài mệt, có vẻ phàn nàn. Ngài khuyên không nên như vậy; Ngài bảo nghe việc Giáo hội, Tăng đoàn thì cũng như tu thiền, đâu có gì mệt!
Lại một lần khác, cùng lúc có 2, 3 vị đến thỉnh Ngài đến trụ xứ này, trụ xứ kia có thời tiết và không khí tốt để Ngài tịnh dưỡng cho mát và khỏe, thì Ngài đáp: “Nơi nào người tu hành trì đúng Chơn lý thì nơi đó mát và khỏe”.
Quả thật, tâm hồn Ngài luôn an tịnh trong tinh thần tri túc, và đồng thời Ngài tôn trọng mọi nhân duyên, sự kiện khách quan của mọi người, tùy phước báu sở duyên, sở hành, sở chứng mà có được, chứ không phải bỗng dưng hay ngăn ngại!
VII. NHỮNG NĂM THÁNG SAU CÙNG
Trong hơn 20 năm dừng chân hóa độ từ 1984-2004, Ngài dành nhiều thời gian tại các trú xứ: Vườn nhãn Vĩnh Châu, Pháp viện Minh Đăng Quang, Quận 2 (nay là TP. Thủ Đức), TP.HCM, Tịnh xá Ngọc Liên (Bạc Liêu).
Trong 4 năm (2000 - 2004), Ngài tịnh dưỡng tại Tịnh xá Ngọc Viên - Tổ đình Hệ phái. Từ ngày 7 đến 17- 6 âl (Giáp Thân), sức khỏe mỗi ngày mỗi yếu dần. Ngài đã chủ động lắng sạch xác thân tứ đại, không ăn uống (dù nước hay sữa), không cho truyền nước biển … và Ngài từ từ nhẹ nhàng xả bỏ huyễn thân, an nhiên thị tịch lúc 17 giờ 30 phút ngày 17 tháng 6 năm Giáp Thân (nhằm ngày 2 tháng 8 năm 2004).
Trụ thế: 93 năm; Hạ lạp: 53 năm.
Công hạnh và đạo nghiệp của Ngài mãi mãi an tịnh thanh lương.
NAM MÔ KHẤT SĨ NHỊ TỔ THIỀN SƯ GIÁC CHÁNH -
TÁC CHỨNG PHÁP THÂN BỒ TÁT MA HA TÁT, TÁC ĐẠI CHỨNG MINH.
Ban TT - TT Hệ phái
-----oo0oo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
Trung ương GHPGVN Tưởng niệm Húy kỵ lần thứ 7 Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên và Trai tuần thứ 3 Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Lai ( Ban TT - TT Hệ phái , 5364 xem)
Hệ phái Khất sĩ Tưởng niệm Húy kỵ lần thứ 7 Đại lão Hòa thượng Pháp sư Thích Giác Nhiên và Trai tuần thứ 3 Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Lai ( Ban TT - TT Hệ phái , 5800 xem)
Trang nghiêm Lễ Tiểu tường cố Hòa thượng Thích Giác Thông ( Hạnh Đăng , 5608 xem)
Hệ phái Khất sĩ tưởng niệm 18 năm ngày Trưởng lão nhị Tổ Giác Chánh viên tịch ( Quảng Đạo , 6088 xem)
Nụ cười tĩnh lặng ( Trần Quê Hương , 4912 xem)
Bài tưởng niệm Trưởng lão Hòa thượng Giác Lai tân viên tịch ( Tăng Ni sinh Khất sĩ du học Ấn Độ , 4204 xem)
Tiểu sử Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Lai ( Ban TT - TT hệ phái , 5696 xem)
Lễ truy niệm, phụng tống kim quan Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Lai đến nơi trà-tỳ ( Nguyện Truyền - Minh Nhân , 5808 xem)
Trung ương GHPGVN viếng tang Trưởng lão Hòa thượng Thích Giác Lai ( Ban TT - TT hệ phái , 4588 xem)
Chư Tôn đức Giáo đoàn V kính viếng tang cố Trưởng lão Hòa thượng Giác Lai ( Ban TT - TT hệ phái , 3168 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng