Trang chủ > NT Huỳnh Liên > Các Bài Viết Tưởng Niệm
Tưởng niệm
Xem: 866 . Đăng: 23/04/2019In ấn
Tưởng niệm
Yến Ngọc - Phật tử Tịnh xá Ngọc Nguyên
huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
Thời gian thắm thoát qua nhanh,mới đó mà đã kỉ niệm 30 năm ngày Ni trưởng đệ nhất trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam viên tịch.Con ngồi đây nơi hội trường tịnh xá Ngọc Phương cùng đông đảo Phật tử khắp trong cả nước tụ họp về dự lễ tưởng niệm của Người. Con bồi hồi và xúc động làm sao khi được về chốn Tổ đình của Ni giới Khất Sĩ, nơi mà con lưu lại quá nhiều dấu tích của Ni trưởng.
Trong kho tàng thơ văn của Ni trưởng, con tâm đắc nhất là bài Khẩu. Lời nói là phương tiện giao tiếp hằng ngày giữa người với người. Lời nói có thể làm cho người ta xích lại gần nhau và cũng có thể khiến cho con người trở thành thù hận, oán ghét lẫn nhau. Có lời nói hàm chứa ý nghĩa cao xa thâm thúy được người đời lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ đất nước này sang đất nước khác, trở thành danh ngôn bất hủ. Ngược lại cũng là lời nói phát ra từ tâm ý con người, nhưng khiến người nghe khó chịu và đau khổ đôi khi mang theo đến chết cũng không quên được. Chính vì thế, mở đầu bài kệ Khẩu, Ni trưởng đã khuyên mọi người :
“Trăm năm vật đổi người dời,
Một câu quý giá, muôn đời còn ghi”
Hay là:
“Bằng như lời ấy thốt ra,
Làm buồn kẻ khác thì ta xin đừng”.
(Khẩu - NT. Huỳnh Liên)
Qua lời dạy của Ni trưởng chúng ta thấy lời nói phát ra từ miệng mỗi người nó quan trọng như thế, nên trước khi nói lời nào chúng ta nên cẩn trọng. Tục ngữ Việt Nam cũng có câu:
“Lời nói không mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”.
Trong 5 giới của Phật tử hay trong thập thiện, tội về lời nói (vọng ngữ) được đức Phật quy thành bốn tội danh cụ thể mà Phật tử chúng ta cần biết và cần phải tránh, đó là: “Nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời ác khẩu”. Dù là tội danh nào, chung quy cũng là tội đã gây nên những tác hại, khổ đau cho người khác, đồng thời cũng là tổn hại cho chính bản thân mình. Chỉ việc giữ gìn lời nói thôi mà trong khi tu thập thiện Phật tử chúng ta đã làm được bốn điều. Cho thấy rằng việc nói năng quan trọng biết bao trong đời sống tu học của những người con Phật. Con nhớ Ni trưởng đã từng dạy:
“Cũng thời tiếng nói thốt ra,
Của chư Phật Thánh dịu hoà biết bao”.
(Khẩu - NT. Huỳnh Liên)
Lời nói không chỉ đơn giản là thông tin đến người nghe, mà nó còn đi sâu vào tâm hồn của người nghe nữa. Vì vậy, Phật tử chúng ta đừng tiết gì những lời nói dịu dàng, lời nói đẹp, lời nói hay dành cho ngững người sống xung quanh ta. Đôi khi chính lời nói đó sẽ giúp cho người nghe thay đổi cả lối sống và việc làm mà bấy lâu nay họ không nhận ra sai lầm. Đúng y như lời Ni trưởng đã dạy:
“Ta nên cất tiếng ôn tồn,
Phá tan những giấc mộng hồn tối đen!”
(Khẩu - NT. Huỳnh Liên)
Thực tế cho thấy, những câu nói nổi tiếng của các bậc vĩ nhân đã từng ngày từng giờ tác động và làm thay đổi biết bao cuộc đời của người có duyên đọc nó. Hai câu thơ bất hủ của Ni trưởng đã làm triệu triệu con tim thức tĩnh giác ngộ cả đạo lẫn đời:
“Nguyện xin hiến trọn đời mình,
Cho nguồn Đạo Pháp, cho tình Quê hương”.
Nhớ ngày đầu tiên con vào Tịnh xá đọc kinh mỗi buổi tối cùng với quý Sư cô và Phật tử. Cuối thời kinh sau khi đảnh lễ Tổ Sư, đạo tràng đã đọc hai câu thơ bất hủ trên của Ni trưởng để đảnh lễ và nhớ đến công hạnh của Người. Con thuộc lòng ngay sau vài hôm và thuộc mãi cho đến tận bây giờ.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, bậc danh nhân thế giới, Bác đã có lời kêu gọi đồng bào Việt Nam nhân ngày lễ Quốc Khánh 2 tháng 9: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Sau bao năm chịu nhiều gian khổ, đói nghèo sống dưới gông cùm xiềng xích của ngoại bang, nhân dân Việt Nam đã kiên cường đứng lên chống giặc ngoại xâm, khiến đất nước thoát khỏi ách nô lệ, độc lập, tự do như ngày hôm nay.
Lời nói luôn xuất phát từ tâm ý mỗi người, hãy chọn lọc và thể hiện những lời nói tốt đẹp gửi đến những người xung quanh mình. Lời nói nằm trong khẩu miệng của mỗi người. Mỗi người là chủ nhân của lời nói. Tạo ác nghiệp hay thiện nghiệp hoàn toàn là do phụ thuộc vào lời nói của chính mình. Lời nói chính là thước đo để đánh giá nhân cách một con người, là thước đo chiều cao, chiều rộng của một tâm thức. Lời nói không phải để gió cuốn đi, lời nói như những hạt mầm gieo vào tâm trí của người nghe, người nhận, để từ đó sẽ nảy nở thành hoa, thành trái xanh tươi thơm ngát như lời thơ của Ni trưởng đã đúc kết cuối bài kệ Khẩu:
“Miệng ta là cánh hoa sen,
Một khi hé nở, một phen thơm lừng!
Tiếng ta là gió mùa xuân,
Một cơn thổi nhẹ, muôn dân mát lòng!”
(Khẩu - NT. Huỳnh Liên)
Chúc tất cả lời nói của người con Phật đều thơm ngát như đóa hoa sen.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Giác Ngộ ( Huệ Thạnh , 760 xem)
Khi thăng trầm lúc vui buồn ( Ngọc Quang , 1144 xem)
Chế phục lục căn ( Ngọc Tấn , 1124 xem)
Cuộc Đời Và Công Hạnh Của Sư Bà ( Ngọc Hưng , 1340 xem)
Giác Ngộ ( Ngọc Điều , 808 xem)
Giới Phật tử ( Ngọc Linh , 1040 xem)
Vài dòng cảm nhận ( Ngọc An , 776 xem)
Kệ Chơn Lý: Sinh Tử ( Chơn Ngân , 3072 xem)
Đọc Thơ Sáng Tỏ Đạo Mầu ( Chơn Ngân , 884 xem)
Tưởng niệm ( Tiểu Thiện , 1072 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL.2567 - DL.2023
Được sự cho phép của Giáo hội và Chính quyền các cấp, mỗi năm chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG TRỤ TRÌ vào đầu mùa An cư, nhằm hỗ trợ các vị trụ trì, các vị Tỳ-kheo thấm nhuần giáo pháp đức Thế Tôn, đường lối của Tổ sư Minh Đăng Quang, cách quản trị một ngôi Tam bảo, góp phần làm cho Phật pháp được quang huy, báo đền ân đức Tam bảo.
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ