Trang chủ > NT Huỳnh Liên > Các Bài Viết Tưởng Niệm
Giác Ngộ
Xem: 758 . Đăng: 23/04/2019In ấn
Giác Ngộ
Huệ Thạnh, Phật tử Tịnh xá Ngọc Tháp
Thị xã Kiến Tường, Long An
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
Kính bạch Chư Tôn Đức trong Ban Tổ Chức
Kính bạch Chư Tôn Đức Ban giám khảo.
Kính thưa quí bạn đạo dự thi.
Nhân ngày Lễ tưởng niệm lần thứ 30 Cố Ni trưởng Huỳnh Liên Đệ nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, tại Tổ đình Ngọc Phương tổ chức thi về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ nhất. Trong đó có mục thi thuyết trình, Con pháp danh Huệ Thạnh, Phật tử Tịnh xá Ngọc Tháp - Thị xã Kiến Tường, Long An.
Con xin thuyết trình đề tài Giác Ngộ trong Kệ Chơn Lý số 30 (Tinh Hoa Bí Yếu trang 253).
Địa ngục Thiên đường cũng tại tâm,
Nhơn nào quả nấy há sai lầm.
Từ bi ban rải tiêu oan trái,
Hỷ xả hoà đồng dứt hận sân.
Kính bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa quí bạn đạo,
Kiếp sống nhơn sinh mỗi con người, đều trải qua qui luật, không ngoài 4 chữ: Sanh, già, bệnh, chết, như lời Ni trưởng Đệ nhất đã dạy:
Món đồ gốm có ngày bể nát,
Tánh bể kia theo sát món đồ.
Thân ta cái chết chực hờ,
Luôn luôn “cái tử” đợi chờ “cái sanh”.
(Kệ Trích Lục - Tinh Hoa Bí yếu, trang 223)
Mỗi con người sinh ra nơi cõi Ta bà này, với tấm thân giả tạm, nhưng luôn luôn mong cầu đủ điều để lo cho tấm thân ấy.
Là hàng cư sĩ, chúng ta có bao giờ tư duy vì sao Đức Phật ngày xưa sẵn sàng từ bỏ cung vàng - điện ngọc, vợ đẹp - con xinh để đi tìm chơn lý giác ngộ - giải thoát. Để tìm ra chân lý, Ngài cũng đã trải qua vô vàn sự quán sát, trực nhận sự thật nơi các pháp, để rồi tỉnh thức - giác ngộ mà rõ nhất, hiện thực nhất từ bản thân, từ kiếp người khổ đau, mà tìm ra chân lý con đường đưa đến an vui vĩnh viễn. Trạng thái chứng ngộ của Đức Phật được Đệ Nhất Ni trưởng thi hóa trong bài Kệ Khải Hoàn.
Trải bao nhiêu kiếp luân hồi,
Ta đi đi mãi tìm hoài không ra.
Ai là người thợ cất nhà,
Dựng nên kiếp sống, tạo ra cuộc đời.
Hỡi này người thợ kia ơi !
Ta vừa tìm gặp được ngươi đây là.
Từ nay ngươi khỏi cất nhà,
Những sườn cùng nóc ta đà phá tan.
Như Lai đã chứng Niết bàn,
Tận trừ ái dục vào hàng Vô sanh.
(Kệ Trích lục - Tinh Hoa Bí Yếu, trang 216)
Khổ đau, là trạng thái địa ngục bất như ý xứ - Thiên đường, là cõi an vui giải thoát - hai trạng thái đó ở tại nơi tâm, từ tâm.
Thật rõ ràng:
“Địa ngục Thiên đường cũng tại tâm,
Nhơn nào quả nấy há sai lầm”.
(Chơn Lý – Số 30: Giác Ngộ - NT Huỳnh Liên)
Trong cuộc sống hàng ngày với bản thân, với gia đình, với xã hội, trong các bổn phận như: sự giao tiếp, đối đãi, từ nơi thân, khẩu, ý có được thiện lành, lợi lạc cho ai chưa?
Chúng ta bị mê hoặc vì những vọng chấp nhỏ nhen. “Người và Ta” nên lòng ích kỷ tràn đầy, át hết cả tâm tính chân như, khiến ta chỉ mong cho mình giàu sang, sung sướng, hưởng mọi sự tốt đẹp hơn người, mà làm hạn hẹp vòng sống của tâm, không mở rộng lòng từ bi yêu thương, giúp đỡ người chung quanh mà gây nên mọi oan trái khổ đau.
Một vị Giáo sư khuyên 1 người muốn tự tử chết rằng: “Mỗi ngày anh hãy làm một việc thiện, chẳng hạn cho 1 con chó 1 chén cơm, dắt 1 bà lão băng qua đường, việc làm đó không tạo niềm vui, hạnh phúc nơi tâm anh, thì anh muốn chết tôi không cản, vì đời người của anh không làm lợi lạc cho ai”.
Cho nên trong Kệ Chơn Lý bài Giác Ngộ Đệ nhất Ni trưởng đã cô đọng:
“Từ bi ban rải tiêu oan trái,
Hỷ xả hoà đồng dứt hận sân”.
Tóm lại: Tâm làm chủ, tâm tạo tác, tâm dắt dẫn ta lên xuống 3 cõi 6 đường. Nên chúng ta hãy mở rộng lòng thương, phát triển 4 tâm “Từ - Bi - Hỷ - Xả” để xóa tan mọi sân hận trái oan thì cuộc sống chúng ta sẽ được an vui, hạnh phúc.
“Không làm nghiệp ác là hơn,
Nhơn ác, nhất định, thọ cơn khổ nàn.
Nên làm nghiệp thiện là hơn,
Nhơn lành, nhất định lãnh phần an vui”.
Kính bạch Chư Tôn Đức,
Kính thưa quí bạn đạo,
Bài thuyết trình của con biết sao nói vậy theo kiến thức của mình, nên không tránh khỏi những sơ sót, kính mong Chư Tôn Đức hoan hỷ tha thứ.
Sau cùng con xin kính chúc Chư Tôn Đức sức khỏe dồi dào, lợi lạc quần sanh. Kính chúc quí bạn đạo bồ đề tâm vững chắc như cây tùng bá, ước mong chúng con sẽ cùng hội ngộ trùng phùng làm quyến thuộc với quí vị nơi đạo tràng chánh pháp Phật Đà.
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
-----ooOoo-----
BÀI LIÊN QUAN
Khi thăng trầm lúc vui buồn ( Ngọc Quang , 1144 xem)
Chế phục lục căn ( Ngọc Tấn , 1120 xem)
Cuộc Đời Và Công Hạnh Của Sư Bà ( Ngọc Hưng , 1336 xem)
Giác Ngộ ( Ngọc Điều , 804 xem)
Giới Phật tử ( Ngọc Linh , 1036 xem)
Vài dòng cảm nhận ( Ngọc An , 776 xem)
Kệ Chơn Lý: Sinh Tử ( Chơn Ngân , 3072 xem)
Đọc Thơ Sáng Tỏ Đạo Mầu ( Chơn Ngân , 884 xem)
Tưởng niệm ( Tiểu Thiện , 1068 xem)
Lặng nhớ người xưa ( Ni trưởng Gương Liên , 5792 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL.2567 - DL.2023
Được sự cho phép của Giáo hội và Chính quyền các cấp, mỗi năm chư Tôn đức Giáo phẩm Hệ phái Khất sĩ tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG TRỤ TRÌ vào đầu mùa An cư, nhằm hỗ trợ các vị trụ trì, các vị Tỳ-kheo thấm nhuần giáo pháp đức Thế Tôn, đường lối của Tổ sư Minh Đăng Quang, cách quản trị một ngôi Tam bảo, góp phần làm cho Phật pháp được quang huy, báo đền ân đức Tam bảo.
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ