Trang chủ > Bồ Tát > Bồ tát
Bồ-tát không giúp gánh nghiệp cho người khác
Xem: 4798 . Đăng: 08/04/2015In ấn
Bồ-tát không giúp gánh nghiệp cho người khác
Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu trưng của hạnh nguyện từ bi, ban vui và cứu khổ.
Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu trưng của hạnh nguyện từ bi, ban vui và cứu khổ.
GN - Theo tinh thần Chánh kiến thì sự linh ứng ấy xảy ra nhờ các duyên lành hội đủ.
HỎI: Có một chị bạn rất kính tin Bồ-tát Quán Thế Âm nói với tôi rằng: Khi mẹ của chị bệnh nặng, tưởng chừng như sắp mất, chị ấy đã khấn vái, cầu xin Bồ-tát hãy cứu mẹ và chị chấp nhận chịu giảm đi 10 năm tuổi thọ của mình để cho mẹ được sống. Và thật là mầu nhiệm, mẹ chị ấy đã được Bồ-tát cứu giúp, không chỉ khỏi bệnh mà còn sống thêm vài năm nữa mới mất. Chị rất vui về hạnh hiếu này dù đã mất đi 10 năm tuổi thọ. Tôi cũng kính tin Bồ-tát nhưng không chấp nhận việc Ngài sẽ giúp ai đó “chịu giảm thọ để cho người khác sống lâu thêm” vì ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc, không ai có thể chịu tội hay gánh nghiệp thế cho ai. Vậy trong trường hợp của chị ấy thì giải thích như thế nào, nhờ Bồ-tát linh ứng, hay nhờ người con đã gánh bớt nghiệp cho mẹ?
(THÀNH ĐỨC, phuoctranthanhduc@gmail.com)
ĐÁP:
Bạn Thành Đức thân mến!
Chúng ta đều biết, năng lực cứu độ của Bồ-tát Quán Thế Âm là không thể nghĩ bàn. Do đó cần thận trọng khi bàn về sự linh ứng và mầu nhiệm trong việc cầu nguyện Ngài. Có những điều xảy ra vượt ngoài hiểu biết và suy nghĩ của mình nhưng cũng không vội vàng phủ nhận hay quy kết là mê tín. Ngược lại, cũng cần tỉnh táo suy xét để thấy rõ mối liên hệ duyên khởi và tương quan nhân quả trong mọi sự vật hiện tượng, dù hiện tượng đó được cho là linh thiêng.
Việc chị bạn ấy trong lúc nguy khốn đã cầu xin Bồ-tát cứu giúp và có linh ứng nhiệm mầu là một sự thật. Điều đáng ghi nhận ở đây chính là lòng hiếu đạo chí thành, dám hy sinh một phần tuổi thọ của bản thân để đổi lấy sự sống và bình an cho mẹ. Có thể nhờ tâm chí thành và chí hiếu mãnh liệt ấy nên được Bồ-tát cảm ứng, gia hộ.
Và dĩ nhiên, Bồ-tát sẽ cứu độ bằng cách riêng của Ngài chứ không phải đem 10 năm tuổi thọ của người con để thế chấp và chuyển sang người mẹ nhằm giúp mẹ sống lâu hơn. Nên chắc chắn rằng, dù người con có cầu khấn nguyện chịu giảm thọ để cầu an cho mẹ nhưng không vì thế mà tuổi thọ của người con bị giảm, ngược lại có thể tăng thọ vì nhờ hiếu đạo nên phước báo được tăng thêm.
Mặt khác, sự cầu nguyện của người con có kết quả nhiệm mầu là nhờ trùng hợp với nhân-duyên-quả sống còn của người mẹ. Nói theo cách dân gian, cho đến khi ấy người mẹ vẫn “chưa hết số”. Bởi khi thọ mạng đã hết, tử nghiệp đã chín muồi thì có cầu nguyện Bồ-tát hay bất cứ vị nào cũng không thể xoay chuyển tình hình. Nên dù ai có thần lực linh thiêng đến mấy cũng không thể làm cho một người sống lại lúc tử nghiệp đến, vì như thế là trái với nhân quả, mà nhân quả-nghiệp báo mới thực sự có thần lực vĩ đại nhất.
Mặc dù chị bạn ấy tuyệt đối tin tưởng vào năng lực gia hộ mầu nhiệm của Bồ-tát, nhưng theo tinh thần Chánh kiến thì sự linh ứng ấy xảy ra nhờ các duyên lành hội đủ. Các duyên lành ấy bao gồm: Tâm hiếu đạo chí thành cầu nguyện, được Bồ-tát cảm ứng gia hộ, và quan trọng nhất là phước đức về thọ mạng của người mẹ ấy vẫn còn... Chính điều này mới lý giải được vì sao có người cầu an cho cha mẹ được linh ứng như nguyện nhưng có người lại không. Bồ-tát dù có thần lực không thể nghĩ bàn cũng chỉ dự phần vào tiến trình nhân-duyên-quả của chúng sinh như là một duyên lành chứ không toàn quyền quyết định việc sinh tử của con người.
Người đệ tử Phật cần hiểu rõ và vững tin vào sự vận hành nhân-duyên-quả của các pháp qua tương tác “trùng trùng duyên khởi”. Không có cái gì xảy ra chỉ với một nhân hoặc một duyên. Đặc biệt là không có đấng thiêng liêng toàn năng nào chi phối và định đoạt tất cả. Các pháp vận hành theo quy luật nhân duyên sinh. Chính sự thấy biết với tuệ giác này sẽ giúp chúng ta đến gần với chân lý, hiểu rõ sự thật hơn để tránh xa tà kiến và mê tín dị đoan, sống và hành xử trong tinh thần chánh kiến.
Nên tuyệt đối tin tưởng vào Bồ-tát là tốt, nhưng niềm tin ấy cần song hành với hiểu và học theo hạnh của Ngài. Bồ-tát Quán Thế Âm là biểu trưng của hạnh nguyện từ bi, ban vui và cứu khổ. Học theo hạnh Ngài là sống hiểu và thương, lắng nghe và chia sẻ, luôn nỗ lực để mình và người đều lợi ích, an vui.
Chúc bạn tinh tấn!
TỔ TƯ VẤN
(tuvangiacngo@yahoo.com)
-----oo0oo-----
Nguồn: Báo Giác Ngộ
BÀI LIÊN QUAN
Tán tụng công hạnh Bồ-tát Quán Thế Âm ( Chân Nguyên , 4980 xem)
Hành trạng Bồ tát Quán Thế Âm ( Hòa thượng Thích Phước Sơn , 5742 xem)
Hạnh nguyện Quan Âm ( Hòa thượng Thích Trí Quảng , 5478 xem)
Gia trì lực của Quan Âm thậm thâm vi diệu ( Diệu Tịnh , 7599 xem)
Khái niệm Quán Thế Âm ( Toại Khanh , 6346 xem)
Xin nguyện học theo hạnh của Ngài ( Thích nữ Tịnh Tâm , 6403 xem)
Tương tác với Đức Quán Thế Âm ( Xuân Phương , 5979 xem)
Mẹ hiền Quán Thế Âm về đây… ( Đỗ Thị Hiền , 5611 xem)
Nghĩ về hạnh Quán Thế Âm ( Trang Châu Tuệ , 5629 xem)
Quán Âm Bồ-tát diệu thần thông ( Phấn Tảo Y Lang , 8362 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm 100 năm ngày sinh Đức Tổ sư Minh Đăng Quang
Ni giới Hệ phái Khất sĩ sẽ tổ chức khóa tu Truyền thống lần thứ 37 tưởng niệm Tổ sư vào tháng 8 âm lịch năm 2023 như sau: ĐỊA ĐIỂM: CHÙA THUẬN PHƯỚC ĐỊA CHỈ: SỐ 171, ẤP 4, PHƯỚC VÂN, CẦN ĐƯỚC, LONG AN Trụ trì: SƯ CÔ NGHIÊM LIÊN Thời gian tu: Từ ngày mùng 10/8 - 16/8 (âl) năm Quý Mão (24.9.2023 - 30.9.2023)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 36-37-38 của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm Quý Mão 2023
Khóa tu Truyền thống của Ni giới Hệ phái Khất sĩ năm 2023 sẽ tổ chức tại các Tịnh xá, như sau: KHÓA 36: Tịnh xá Ngọc Long - Xã Xuân Hòa, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. KHÓA 37: Chùa Thuận Phước - số 171, ấp 4, Phước Vân, Cần Đước, Long An. KHÓA 38: Tịnh xá Ngọc Lâm - số 839 Trần Phú, phường B’Lao, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng.
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ