Trang chủ > Đức Tổ Sư > Bài Viết
Đề trắc nghiệm Diệu Lý Minh Đăng - Chủ đề: Cuộc đời, tư tưởng của Tổ sư Minh Đăng Quang và lịch sử - Giáo lý căn bản Phật giáo Khất sĩ
Đề trắc nghiệm Diệu Lý Minh Đăng - Chủ đề: Cuộc đời, tư tưởng của Tổ sư Minh Đăng Quang và lịch sử - Giáo lý căn bản Phật giáo Khất sĩ
Biên soạn: TK. Minh Điệp & NS. Tuệ Liên
----o0o----
1. Tổ sư Minh Đăng Quang thế danh là gì?
A. Nguyễn Thành Đức C. Nguyễn Thành Đạo
B. Nguyễn Thành Đạt D. Nguyễn Thành Đắc
2. Tổ sư Minh Đăng Quang sinh vào ngày tháng năm nào?
A. Ngày 26 tháng 9 âl năm 1923 C. Ngày 27 tháng 9 âl năm 1923
B. Ngày 25 tháng 8 âl năm 1923 D. Cả 3 đều sai
3. Quê quán của đức Tổ sư ở đâu?
A. Làng Phúc Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
B. Làng Phú Hộ, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
C. Làng Phú Hậu, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
D. Làng Phúc Lộc, tổng Bình Phú, quận Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long
4. Lần đầu tiên sang xứ Nam Vang học đạo, Tổ sư bao nhiêu tuổi?
A. 16 tuổi C. 19 tuổi
B. 17 tuổi D. 21 tuổi
5. Năm 18 tuổi sự kiện gì xảy ra trong đời Tổ sư?
A. Xuất gia C. Thân phụ mất
B. Lập gia đình D. Vợ và con mất
6. Tổ sư chính thức xuất gia năm bao nhiêu tuổi?
A. 20 tuổi C. 22 tuổi
B. 21 tuổi D. 23 tuổi
7. Đức Tổ sư bừng ngộ tâm linh sau khi ngồi thiền tại bờ biển nào?
A. Mũi Nai – Hà Tiên C. Mũi Cà Mau
B. Mũi Né – Phan Thiết D. Cả 3 đều sai
8. Tại chùa Linh Bửu, Tổ sư đã phát nguyện thọ đại giới cụ túc vào ngày nào?
A. Rằm tháng Tư âl năm 1946 C. Rằm tháng Bảy âl năm 1947
B. Rằm tháng Tư âl năm 1947 D. Rằm tháng Bảy âl năm 1946
9. Đức Tổ sư đã vắng bóng tại đâu?
A. Sa Đéc – Đồng Tháp C. Cái Vồn – Cần Thơ
B. Tam Bình – Vĩnh Long D. Long Xuyên – An Giang
10. Đức Tổ sư vắng bóng bao nhiêu tuổi?
A. 31 tuổi C. 22 tuổi
B. 30 tuổi D. 32 tuổi
11. Câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Một kiếp tu hành, ngàn đời rảnh khổ, một thời ngộ đạo, vạn thuở an vui”.
A. Bát Chánh Đạo C. Tánh Thủy
B. Học Chơn Lý D. Chánh Pháp
12. Hãy cho biết quyển Chơn Lý nào có các câu sau đây?
Thân trong sạch ấy là xứ Phật
Miệng trong sạch ấy là pháp Phật
Ý trong sạch ấy là con Phật
Tâm trong sạch tức là Đức Phật
A. Tu Và Nghiệp C. Đi Học
B. Học Để Tu D. Trường Đạo Lý
13. Lời dạy sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Ta là tất cả, tất cả là ta. Ta sống cho tất cả, tất cả sống cho ta. Tiếng ta đây là tất cả, đó là chơn lý võ trụ”?
A. Sám Hối C. Hòa Bình
B. Thờ Phượng D. Lễ Giáo
14. Các câu dưới đây nằm trong quyển Chơn Lý nào?
Cái SỐNG là đang sống chung,
Cái BIẾT là đang học chung,
Cái LINH là đang tu chung.
A. Hòa Bình C. Y Bát Chơn Truyền
B. Võ Trụ Quan D. Vị Hung Thần
15. Có hai thứ xin:
“Xin vật chất (vạn vật) để nuôi thân.
Xin tinh thần (các pháp) để nuôi trí”.
Nằm trong quyển Chơn Lý nào?
A. Sanh Và Tử C. Xứ Thiên Đường
B. Nam Và Nữ D. Khất Sĩ
16. Bộ Chơn Lý có tất cả bao nhiêu tiểu luận?
A. 59 C. 79
B. 69 D. 89
17. Quyển “Luật Nghi Khất Sĩ” được tổng hợp từ bao nhiêu quyển trong bộ Chơn Lý?
A. 7 quyển C. 9 quyển
B. 8 quyển D. 10 quyển
18. Bộ Chơn Lý hiện tại không có in chung quyển nào sau đây:
A. Đạo Phật Khất Sĩ C. Quan Thế Âm
B. Vô Lượng Cam Lộ D. Bồ Tát Giáo
19. Bộ Chơn Lý được Tổ sư hoàn thành vào năm nào?
A. 1953 C. 1955
B. 1954 D. 1956
20. Vị Tôn túc nào đã in chung 69 tiểu luận của Tổ sư lại thành 1 bộ duy nhất?
A. Pháp sư Giác Nhiên C. Tri sự Giác Như
B. Nhị tổ Giác Chánh D. Hòa thượng Giác Toàn
21. Tổ sư khai sáng Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam là ai?
A. Tổ sư Minh Đăng Quang B. Tổ Huệ Năng
C. Tổ Hoằng Nhẫn D. Tổ Bồ Đề Đạt Ma
22. Tổ sư Minh Đăng Quang khai sáng ra hệ phái nào?
A. Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam B. Thiền tông
C. Nam tông D. Bắc tông
23. Tổ sư Minh Đăng Quang dung hoà tư tưởng của hệ phái Phật giáo nào?
A. Nam tông và Bắc tông B. Thiền tông và Tịnh độ tông
C. Bắc tông và Tịnh độ tông D. Bắc tông và Thiền tông
24. Bài “Diệt lòng ham muốn” có tất cả bao nhiêu điều?
A. 17 C. 19
B. 18 D. 20
25. Tổ sư Minh Đăng Quang chứng đạt pháp lý gì ?
A. “Thuyền Bát Nhã” ngược dòng đời cứu vớt chúng sanh
B. Đoạn tận mọi ràng buộc của thế gian
C. Diệt trừ nguồn gốc của khổ đau
D. Diệt trừ mọi ràng buộc của thế gian
26. Trong bài “Kệ Giới”, giới luật là gì của đạo Phật?
A. Giới luật là tinh hoa của đạo Phật C. Giới luật là nguồn cội của đạo Phật
B. Giới luật là tinh túy của đạo Phật D. Giới luật là tinh thần của đạo Phật
27. Hai câu sau đây nằm trong bài kệ nào?
Luôn luôn đôi mắt phải kềm
Đừng hay nhìn liếc kiếm tìm chi chi.
A. Thân C. Khẩu
B. Ý D. Giới
28. Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thành câu kệ dưới đây:
Thôi đành mượn thú nâu sồng
Tiêu dao ngày tháng………….. sửa mình
A. Cửa thiền C. Cửa không
B. Cửa chùa D. Cửa đạo
29. Trong Chơn Lý Khất Sĩ: Tham Sân Si được gọi là gì?
A. Con trẻ nhỏ nhít hẹp hòi C. Ông già
B. Người lớn D. Trời
30. Người khất sĩ đi xin ăn tu học để làm gì?
A. Hạ lòng tự cao dốt nát C. Thong thả học hành
B. Rèn nuôi chí nhẫn D. Cả 3 đều đúng
31. Giáo đoàn I do đức Thầy nào kế thừa sau khi Tổ sư vắng bóng?
A. Nhị tổ Giác Chánh C. Pháp sư Giác Nhiên
B. Trị sự Giác Như D. Tăng chủ Giác Tánh
32. Giáo đoàn II do đức Thầy nào thành lập?
A. Đức Thầy Giác Tịnh C. Đức Thầy Giác Lý
B. Đức Thầy Giác Tánh D. Đức Thầy Giác An
33. Giáo đoàn III do đức Thầy nào thành lập?
A. Đức Thầy Giác Tịnh C. Đức Thầy Giác Lý
B. Đức Thầy Giác Tánh D. Đức Thầy Giác An
34. Giáo đoàn IV do đức Thầy nào thành lập?
A. Nhị tổ Giác Chánh C. Pháp sư Giác Nhiên
B. Trị sự Giác Như D. Đức thầy Giác Nhu
35. Giáo đoàn V do đức Thầy nào thành lập?
A. Đức Thầy Giác Tịnh C. Đức Thầy Giác Lý
B. Đức Thầy Giác Tánh D. Đức Thầy Giác An
36. Giáo đoàn VI do đức Thầy nào thành lập?
A. Hòa thượng Giác Huệ C. Cả 2 đều đúng
B. Hòa thượng Giác Đức D. Cả 2 đều sai
37. Trưởng Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái hiện nay (2023) là ai?
A. HT. Giác Toàn C. HT. Giác Ngộ
B. HT. Giác Pháp D. HT. Giác Giới
38. Tịnh xá đầu tiên được Tổ sư thành lập là Tịnh xá nào?
A. TX. Ngọc Viên C. Pháp viện Minh Đăng Quang
B. TX. Mộc Chơn D. TX. Ngọc Chánh
39. Hiện nay, Tịnh xá nào là tổ đình của Hệ phái Khất Sĩ?
A. TX. Ngọc Viên C. Pháp viện Minh Đăng Quang
B. TX. Mộc Chơn D. TX. Ngọc Chánh
40. Trong giáo lý của Tổ sư Minh Đăng Quang thì người Khất Sĩ có mấy loại Định?
A. Vô Định C. Ngũ Định
B. Bát Định D. Cửu Định
41. Chọn cụm từ chính xác điền vào khoảng trống sau:
“Mỗi khi ngồi phải tém chăn cho gọn, ………………………………………..”
A. lấy tọa cụ che phía trước C. lấy mí thượng y che phía trước
B. lấy khăn tay che phía trước D. ngửa hai tay che phía trước
42. Phép “Tứ y” trong vấn đề học Phật là gì?
A. Y pháp bất y nhân, Y nghĩa bất y ngữ, Y trí bất y thức, Y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa
B. Mặc y phấn tảo, Ăn đồ khất thực, Ở dưới gốc cây, Dùng phân bò làm thuốc
C. Cả 2 đều đúng
D. Cả 2 đều sai
43. Tăng là đoàn thể của nhà Phật, cho nên Tăng cần 2 tính chất gì?
A. An lạc và giải thoát C. Từ bi và Hỷ xả
B. Hòa hợp và thanh tịnh D. Bình đẳng và Vị tha
44. Tứ Diệu đế là 4 chân lý được Đức Phật tuyên thuyết. 4 chân lý đó là gì?
A. Khổ, Tập, Diệt, Đạo C. Thường, Lạc, Ngã, Tịnh
B. Sanh, Già, Bệnh, Chết D. Từ, Bi, Hỷ, Xả
45. Bài thuyết pháp đầu tiên của Tổ sư Minh Đăng Quang là bài gì?
A. Thuyền Từ bi C. Thuyền Trí huệ
B. Thuyền Bát Nhã D. Thuyền Sen
46. Ba Hệ phái chính trong Giáo hội Phật giáo Việt Nam là các Hệ phái nào?
A. Nam Tông, Bắc Tông, Khất Sĩ C. Lâm Tế, Thiên Thai, Tịnh Độ
B. Thiền, Tịnh, Mật D. Cả 3 đều sai
47. Cái gì là nhơn sanh của giống người và trời?
A. Phước báu C. Giới
B. Học thức D. Cả 3 đều đúng
48. Trong kinh Phổ Môn, đức Phật đối đáp với vị Bồ tát nào?
A. Quán Thế Âm Bồ tát C. Vô Tận Ý Bồ tát
B. Trì Địa Bồ tát D. A và C đều đúng
49. Trong bài kệ “Pháp” có câu:
Bốn vật lớn mượn làm thân đó
Tâm không sanh nhơn cảnh mà sanh
Hãy cho biết bốn vật lớn đó là gì?
A. Đất, nước, lửa, gió C. Cả 2 đều đúng
B. Địa, thủy, hỏa, phong D. Cả 2 đều sai
50. Giới luật mất đạo Phật có còn không?
A. Còn C. Còn phân nửa
B. Mất D. Mất phân nửa
51. Tổ sư Minh Đăng Quang thuyết pháp đầu tiên tại:
A. Chùa Linh Thứu C. Chùa Linh Bửu
B. Chùa Linh Sơn D. Chùa Linh Hội
52. Hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống sau:
“Dã tràng xe cát...
Vô tình lượn sóng cướp công nhọc nhằn”
A. Biển Tây C. Biển Bắc
B. Biển Nam D. Biển Đông
53. Thế nào là “bọn bất lương” trong Luật học?
A. Người làm công không nhận lương C. Người sống không lươn lẹo
B. Người không thích xem cải lương D. Người làm các ác hạnh
54. Đến chùa am khác cần phải làm gì trước tiên?
A. Thắp 3 nén hương nơi bàn Phật C. Phải xin phép, thưa hỏi trước
B. Dâng hoa trái cúng dường D. Cả ABC đều đúng
55. Mỗi ngôi Tịnh xá đều có 4 cây cột chính bao quanh tháp bảo điện của Phật tượng trưng điều gì?
A. Tứ chúng: Tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, thiện nam và tín nữ
B. Tứ Diệu đế: khổ, tập, diệt, đạo
C. Tứ niệm xứ: Thân, Thọ, Tâm, Pháp
D. Tứ vô lượng tâm: từ, bi, hỷ, xả
56. Tịnh xá hình Bát Giác biểu trưng cho pháp gì?
A. Bát phong B. Bát thức tâm vương
C. Bát công đức thủy D. Bát chánh đạo
57. Biểu tượng đặc trưng của Hệ phái Khất sĩ là gì?
A. Chiếc lá bồ đề C. Bánh xe 8 căm
B. Hoa sen D. Hoa sen dưới đuốc cháy rực rỡ
58. Vị Ni trưởng lãnh đạo Ni Giới Khất sĩ đầu tiên là ai?
A. Ni trưởng Huỳnh Liên C. Ni trưởng Bửu Liên
B. Ni trưởng Thanh Liên D. Ni trưởng Bạch Liên
59. Phân đoàn 1 Ni giới trực thuộc Giáo đoàn IV do vị Ni trưởng làm trưởng đoàn đầu tiên?
A. Ni trưởng Mai Liên C. Ni trưởng Thuận Liên
B. Ni trưởng Ngân Liên D. Ni trưởng Nhẫn Liên
60. Phân đoàn 2 Ni giới trực thuộc Giáo đoàn IV do vị Ni trưởng làm trưởng đoàn đầu tiên?
A. Ni trưởng Trí Liên C. Ni trưởng Đồng Liên
B. Ni trưởng Thinh Liên D. Ni trưởng Lan Liên
61. Phân đoàn Ni giới trực thuộc Giáo đoàn I chính thức xin nương tựa y chỉ Chư Tăng vào thời gian nào?
A. Ngày rằm tháng 7 năm Bính Thìn C. Ngày rằm tháng 7 năm Bính Tuất
B. Ngày rằm tháng 7 năm Bính Thân D. Ngày rằm tháng 7 năm Bính Tý
62. Phân đoàn Ni giới trực thuộc Giáo đoàn I được kết hợp từ 2 hội chúng do 2 Ni trưởng nào đứng đầu?
A. NT. Trung Liên và NT. Sáng Liên C. NT. Bạch Liên và NT. Ngân Liên
B. NT. Hạnh Liên và NT. Liên Liên D. NT. Thắm Liên và NT. Quảng Liên
63. Giáo hội Khất sĩ Ni Giới Việt Nam được thành lập từ năm:
A. 1981 C. 1960
B. 1975 D. 1958
64. Đệ Nhị Trưởng Ni Giới Hệ phái Khất sĩ là vị Ni trưởng nào?
A. NT. Huỳnh Liên C. NT. Thanh Liên
B. NT. Bạch Liên D. NT. Ngân Liên
65. Đệ Tam Trưởng Ni Giới Hệ phái Khất sĩ là vị Ni trưởng nào?
A. NT. Thanh Liên C. NT. Bạch Liên
B. NT. Tạng Liên D. NT. Huỳnh Liên
66. Đệ Tứ Trưởng Ni Giới Hệ phái Khất sĩ là vị Ni trưởng nào?
A. NT. Thanh Liên C. NT. Tràng Liên
B. NT. Tạng Liên D. NT. Bạch Liên
67. Phân đoàn Ni giới Giáo đoàn III do đức thầy Giác An chứng minh thành lập năm nào? Tại đâu?
A. Năm1965 tại Tx. Ngọc Long – Bình Định
B. Năm 1966 tại Tx. Ngọc Long – Bình Định
C. Năm 1967 tại Tx. Ngọc Long – Bình Định
D. Năm 1968 tại Tx. Ngọc Long – Bình Định
68. Năm 1979, được sự chứng minh của Trưởng lão Giác Phải, vị Ni trưởng nào làm Trưởng Phân đoàn Ni giới Giáo đoàn III?
A. Ni trưởng Hương Liên C. Ni trưởng Hiệp Liên
B. Ni trưởng Huệ Liên D. Ni trưởng Cảnh Liên
69. Trưởng Ban Quản sự Phân đoàn Ni giới Giáo đoàn III hiện nay là ai?
A. Ni trưởng Hương Liên C. Ni trưởng Hiệp Liên
B. Ni trưởng Huệ Liên D. Ni trưởng Cảnh Liên
70. Năm 1997, Phân đoàn Ni giới trực thuộc Giáo đoàn VI do vị Ni trưởng nào làm chứng minh tinh thần tu hoc?
A. Ni trưởng Ngân Liên C. Ni trưởng Bạch Liên
B. Ni trưởng Quảng Liên D. Ni trưởng Nhẫn Liên
71. Phân đoàn Ni giới trực thuộc Giáo đoàn VI chính thức ra mặt Hệ phái vào ngày nào?
A. Ngày 20 tháng Bảy năm Quý Tỵ - 2013
B. Ngày 20 tháng Bảy năm Ất Mùi - 2015
C. Ngày 20 tháng Bảy năm Giáp Ngọ - 2014
D. Ngày 20 tháng Bảy năm Bính Thân - 2016
72. Vị Ni trưởng nào là Đệ nhất Trưởng Phân đoàn Ni giới Giáo đoàn VI?
A. Ni trưởng Thắm Liên C. Ni sư Độ Liên
B. Ni sư Diễm Liên D. Ni sư Sanh Liên
73. Tác phẩm nào của Ni Trưởng Huỳnh Liên được công nhận kỷ lục là tập thơ viết theo nhiều thể loại thơ nhất? Vào năm nào?
A. Kinh Tam Bảo năm 2009 C. Tinh Hoa Bí Yếu năm 2011
B. Kinh Xưng Tụng Tam Bảo năm 2010 D. Đóa Sen Thiêng năm 2012
74. Trụ sở Giáo Hội Khất Sĩ Ni giới Việt Nam đặt tại đâu?
A. Tịnh xá Ngọc Uyển - Đồng Nai C. Tịnh xá Ngọc Phương - TP. HCM
B. Tịnh xá Ngọc Diệp - TP. HCM D. Tịnh xá Ngọc Phú - TP. HCM
75. Vị Tôn túc nào của Hệ phái Khất Sĩ đảm đương vai trò Phó pháp chủ đầu tiên khi gia nhập Giáo hội Phật giáo Việt Nam 1981?
A. HT. Giác Tường C. HT. Giác Thường
B. HT. Giác Nhường D. HT. Giác Nhu
76. HT. Giác Toàn hiện đang đảm đương một trong những chức vụ quan trọng gì của Giáo hội Phật giáo Việt Nam?
A. Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh
C. Viện trưởng Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam
B. Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phật giáo Khất Sĩ
D. Cả ABC đều đúng
77. Bản kinh tụng chính của Hệ phái Khất Sĩ là gì?
A. Nghi Thức Tụng Niệm C. Luật Nghi Khất Sĩ
B. Kinh Tam Bảo D. Chơn Lý
78. Hiện nay Hệ phái Khất Sĩ cơ cấu hành chính có bao nhiêu ban?
A. 7 C. 9
B. 8 D. 10
79. Ban nào trực thuộc Hệ phái thực hiện các chuyến cứu trợ đồng bào thiên tai lũ lụt hay bàn con nghèo khó khăn vùng sâu, vùng xa?
A. Ban Hoằng pháp C. Ban Hướng dẫn Phật tử
B. Ban Từ thiện xã hội D. Ban Văn hóa – Tu thư
80. Tập san chính thức của Hệ phái mang tên là gì?
A. Giác Ngộ C. Vô Ưu
B. Viên Âm D. Đuốc Sen
81. Trang wed chính thức của Hệ phái mang tên miền là gì?
A. http://daophatkhatsi.net C. http://daophatkhatsi.org
B. http://daophatkhatsi.vn D. http://daophatkhatsi.com
82. Trang wed chính thức của Giáo hội Ni giới Khất Sĩ mang tên miền là gì?
A. http://nigioikhatsi.net C. http://nigioikhatsi.com
B. http://nigioikhatsi.org D. http://nigioikhatsi.vn
83. Ban Nghi lễ Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. HT. Giác Phùng C. HT. Giác Pháp
B. HT. Giác Minh D. HT. Giác Hùng
84. Ban Tăng sự Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. HT. Minh Bửu C. HT. Minh Hóa
B. HT. Minh Thuấn D. HT. Minh Ngạn
85. Ban Từ thiện xã hội Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. HT. Minh Hồi C. HT. Minh Tuyên
B. HT. Minh Lộc D. HT. Minh Hiếu
86. Ban Giáo dục tu thư Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. HT. Minh Hóa C. HT. Minh Ngạn
B. HT. Minh Thuấn D. HT. Minh Thành
87. Ban Hoằng pháp Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. HT. Minh Hóa C. HT. Minh Ngạn
B. HT. Minh Thuấn D. HT. Minh Thành
88. Ban Hướng dẫn Phật tử Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. HT. Giác Nhân C. HT. Giác Cảnh
B. HT. Giác Trí D. HT. Giác Thông
89. Ban Tổ chức Khóa tu Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. HT. Giác Tường C. HT. Giác Giới
B. HT. Giác Nhường D. HT. Giác Toàn
90. Ban Văn hóa Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. TT. Minh Hoa C. TT. Minh Lực
B. TT. Minh Liên D. TT. Minh Đạo
91. Chánh Thư ký Hệ phái hiện nay do vị Tôn túc nào đảm trách?
A. TT. Giác Hoàng C. TT. Giác Duyên
B. TT. Giác Nhường D. TT. Giác Phổ
92. Ban Thông tin truyền thông Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. TT. Giác Hoàng C. TT. Giác Duyên
B. TT. Giác Nhường D. TT. Giác Phổ
93. Trung tâm Hoằng pháp – Văn hóa của Hệ phái đặt tại trụ sở nào?
A. PV. Minh Đăng Quang – Tp. HCM C. Tịnh xá Trung Tâm – Quận Bình Thạnh
B. TĐ. Minh Đăng Quang – Vĩnh Long D. Tịnh xá Trung Tâm – Quận 6
94. Đâu là một trong 4 kỷ lục của PV. Minh Đăng Quang – Tp. HCM ?
A. Ngôi tịnh xá có bốn bảo tháp lớn nhất Việt Nam
C. Ngôi tịnh xá có số lượng chư Tăng đông nhất Việt Nam
B. Ngôi tịnh xá có hệ thống trưng bày hình ảnh sử liệu nhiều nhất Việt Nam
D. Ngôi tịnh xá có nhiều mái ngói chánh điện nhất Việt Nam
95. Hạng người nào được xem là bạn lành (thiện hữu)?
A. Lành lặn không khuyết tật C. Giúp ta tiến tới giác ngộ
B. Thông minh không ngu độn D. Không có bệnh nan y
96. Hai tác phẩm Pháp bảo của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang là gì?
A. Chơn Lý và Bồ tát đạo B. Chơn Như và Bồ tát giáo
C. Chơn Lý và Bồ tát giáo D. Chơn tánh và Bồ tát giáo
97. Điền từ chính xác vào đoạn Chơn Lý sau:
Mỗi người phải biết chữ
Mỗi người phải thuộc giới
Mỗi người phải …………………..
Mỗi người phải (học đạo) làm thiện.
A. tránh ác C. đắc tuệ
B. nhập định D. xuất gia
98. Hãy cho biết tôn chỉ của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam?
A. Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền C. Tri vọng lìa vọng
B. Kiến tánh khởi tu D. Nối truyền Thích-ca chánh pháp
99. Vật dụng của một nhà sư Khất sĩ gồm có những gì?
A. Tam tâm tứ tướng C. Tam luân không tịch
B. Tam y nhất bát D. Tam giáo đồng nguyên
100. Hãy cho biết bài kệ dưới đây có tiêu đề là gì?
Như, từ mai đến sớm chiều
Cả chúng sanh khá giữ thân
Chân này lỡ giày đạp
Cầu cho cảnh Phật về gần.
A. Đi Chẳng Hại Trùng C. Bước Xuống Giường Ngủ
B. Thức Dậy Buổi Sớm D. Cả 3 đều sai
101. Giới luật được Tổ sư Minh Đăng Quang thí dụ qua hình ảnh gì?
A. Bát cơm trôi ngược dòng nước C. Con chó mê khúc xương
B. Hàng rào ngăn nẻo phóng tâm D. Cả ba đều đúng
102. Đâu là tinh thần chánh chơn của nhà sư Khất sĩ?
A. Xin vật chất để bán buôn, xin tinh thần để tính giá cả
B. Xin vật chất để nuôi thân, xin tinh thần để nuôi trí
C. Xin vật chất để nuôi con, xin tinh thần để nuôi mẹ
D. Xin vật chất để mang ơn, xin tinh thần để ghi nợ
103. Hai câu sau đây nằm trong bài kệ nào: “Đêm tàn tim lụn, dầu mòn/ Cái đi mờ mịt, cái còn mỏng manh”?
A. Thân C. Ý
B. Khẩu D. Giới
104. Hãy cho biết câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Cái lẽ tròn là không khổ, là thiện, là mỹ, là chơn. Người ta cũng nói, tròn tức là đạo quả vậy”?
A. Tánh Thủy C. Hột Giống
B. Võ Trụ Quan D. Vô Lượng Cam Lộ
105. Hãy cho biết ba thời kỳ được đức Tổ sư viết trong Chơn Lý Võ Trụ Quan được gọi là gì?
a. |
Thời kỳ thứ nhứt cây cỏ nhiều. |
b. |
Thời kỳ thứ nhì người thú nhiều. |
c. |
Thời kỳ thứ ba Phật Trời nhiều. |
A. Sự tha hóa của nhơn loại về tham nhũng
B. Sự tiến hóa của nhơn loại trên quả địa cầu
C. Sự biến hóa của chư thiên trên trời
D. Sự thoái hóa của nhơn loại về trí nhớ
106. Điền từ chính xác vào khoảng trống sau:
Chán chê mộng cảnh đọa đày
Đưa tay trí tuệ tháo dây …………………
Đoạn trừ cái hoặc vô minh
Tâm chơn trở lại, tánh linh đem về
A. tội tình C. ngục hình
B. tơ tình D. dục tình
107. Đoạn trích dưới đây nằm trong kinh nào?
Vậy nên trong cái chơn không
Vốn không năm uẩn, cũng không sáu trần
Mắt, tai, mũi, lưỡi, ý, thân
Vị, hương, xúc, pháp, cùng phần sắc, thinh
A. Kinh Vu Lan Bồn C. Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Phẩm Phổ Môn
B. Bát Nhã Tâm Kinh D. Kinh Báo Hiếu Phụ Mẫu Trọng Ân
108. Hãy cho biết lời dạy sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Sự độc ác do tâm sanh ra, và sẽ trở lại tự hại tâm, cũng như sắt sanh ra chất sét, chất sét sẽ trở lại tiêu hình sắt”?
A. Tông Giáo C. Pháp Học Cư Sĩ
B. Thờ Phượng D. Xứ Thiên Đường
109. Hãy cho biết lời dạy sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Như thế nghĩa là: trước nhứt hãy lấy cái vô thường trừ vô thường, lấy khổ não trừ khổ não, lấy vô ngã trừ vô ngã, thì mới phát sanh cái hữu thường, an lạc và hữu ngã”?
A. Sanh và Tử C. Nam và Nữ
B. Khổ và Vui D. Tu và Nghiệp
110. Vị Bồ-tát nào không xuất hiện trong Diệu Pháp Liên Hoa Kinh Phẩm Phổ Môn?
A. Quán Thế Âm C. Vô Tận Ý
B. Trì Địa D. Địa Tạng
111. Hãy cho biết 2 câu sau được trích từ bài kệ nào: “Gần người cầu đạo xả thân/ Gần ai là kẻ cứu nhân độ đời”?
A. Chọn bạn lành C. Ánh sáng
B. Vô thường D. Thời gian qua
112. Hãy cho biết 2 câu sau được trích từ bài kệ nào: “Bởi trong lòng dạ chẳng hiền/ Hở môi để tiếng lụy phiền chung quanh”?
A. Khẩu C. Giới
B. Tịnh khẩu nghiệp D. Nhẫn
113. Hãy cho biết lời dạy sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Pháp bảo có ra là do chư Phật quá khứ. Pháp bảo là thầy của chư Phật hiện tại và vị lai, thay thế cho chư Phật quá khứ”?
A. Vô lượng cam lộ C. Quan Thế Âm
B. Đại Thái Thức D. Pháp Tạng
114. Hãy cho biết lời dạy sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Thế nên Phật dạy rằng: Lễ phép là việc của người trí, chớ kẻ mê thì không hiểu được, bởi hoặc dối lòng hay là ngạo mạn”?
A. Giác Ngộ C. Đi Tu
B. Lễ Giáo D. Khuyên Tu
115. Hãy cho biết 2 câu sau được trích từ bài kệ nào: “Cõi đời là chốn ngục đường/ Là nơi u ám, là trường gian nguy”?
A. Giải Thoát C. Thiền Định
B. Ánh Sáng D. Tinh Tấn
116. Hãy cho biết 2 câu sau được trích từ bài kệ nào: “Sớm trở gót trên đường đầy mộng ảo/ Dắt tâm hồn đến tận cõi hư không”?
A. Đường Đời C. Giải Thoát
B. Thời Gian Qua D. Thuyền Trí Huệ
117. Hãy cho biết lời dạy sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Những ai có thật hành, mới thấy rõ rộng xa thêm, những chổ diệu mầu khó tả. Những ai uống nước, thì ắt nóng lạnh tự người hay”?
A. Nguồn Đạo Lý C. Học Chơn Lý
B. Trường Đạo Lý D. Pháp Chánh Giác
118. Hãy cho biết lời dạy sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Bởi cung kính là để vâng lời, vâng lời là để thật hành, thật hành là kết quả, quả ấy là bản tâm”?
A. Chánh Kiến C. Thần Mật
B. Chánh Pháp D. Tánh Thủy
119. Hãy cho biết lời dạy sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Đúng chơn lý tất cả chúng sanh là Khất sĩ, chớ không có tên cư sĩ tạm, thế nên cư gia biết mình tội lỗi, và rất chán sợ cõi đời”?
A. Vị Hung Thần C. Đời Đạo Đức
B. Xứ Thiên Đường D. Bát Chánh Đạo
120. Hãy cho biết lời dạy sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Cái khổ cái chết sẽ làm cho tâm ta lần lần trở nên giác ngộ”?
A. Vị Hung Thần C. Con Sư Tử
B. Sổ Tức Quan D. Trên Mặt Nước
121. Đức Tổ sư Minh Đăng Quang hành đạo thuyết pháp độ sanh được:
A. 14 năm B. 32 năm C. 10 năm D. 12 năm
122. Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng năm nào?
A. 1946 C. 1954
B. 1945 D. 1956
123. Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng ngày, tháng, năm nào?
A. Mùng 01 tháng 02 âl năm 1946 B. Mùng 01 tháng 02 âl năm 1956
C. Mùng 01 tháng 02 âl năm 1954 D. Mùng 01 tháng 02 âl năm 1945
124. Trong quyển Luật nghi Khất sĩ, Tổ sư Minh Đăng Quang đã đề ra bao nhiêu điều răn dành cho những vị xuất gia?
A. 114 điều răn C. 116 điều răn
B. 118 điều răn D. 112 điều răn
125. Đức Nhị Tổ của Hệ phái Khất sĩ là ai?
A. Hòa thượng Giác Toàn B. Hòa thượng Giác Chánh
C. Hòa thượng Giác Nhu D. Hòa thượng Giác Phải
126. Vị đệ tử đầu tiên của Tổ sư Minh Đăng Quang là ai?
A. Trưởng lão Giác Tánh B. Đức Thầy Từ Huệ
C. Đức Thầy Giác An D. Trưởng lão Giác Chánh
127. Hệ phái Khất sĩ hiện nay có mấy giáo đoàn Tăng ?
A. 5 giáo đoàn C. 7 giáo đoàn
B. 6 giáo đoàn D. 4 giáo đoàn
128. Ni Trưởng Đệ Ngũ /Đương Kim Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ hiện nay là ai?
A. Ni trưởng Tân Liên C. Ni trưởng Minh Liên
B. Ni trưởng Tràng Liên D. Ni trưởng Ngoạt Liên
129. Ni trưởng Trụ trì Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương hiện nay là ai?
A. Ni trưởng Ngoạt Liên C. Ni trưởng Tân Liên
B. Ni trưởng Tràng Liên D. Ni trưởng Viên Liên
130. Chánh thư ký NGHPKS hiện nay là ai?
A. Ni trưởng Phục Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. Ni trưởng Tín Liên
131. Chư Ni thuộc NGHPKS hiện nay là Ủy viên thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam là:
A. Ni sư Tín Liên C. Ni sư Phụng Liên
B. Ni sư Thanh Liên D. Ni sư Hòa Liên
132. Lớp Trung Cấp Phật học tỉnh Đồng Nai - Cơ sở Ni của NGHPKS thành lập vào năm nào?
A. 1987 B. 1996 C. 2020 D. 1980
133. Lớp Trung Cấp Phật học tỉnh Đồng Nai - Cơ sở Ni của NGHPKS ở đâu?
A. TX. Ngọc Bửu - Đồng Nai C. TX. Ngọc Uyển - Đồng Nai
B. TX. Ngọc Diệp - TP. HCM D. TX. Ngọc Phương - TP. HCM
134. Ban Tăng sự Ni giới Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. Ni trưởng Phục Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. Ni trưởng Viên Liên
135. Ban Nghi lễ Ni giới Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. Ni trưởng Phục Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. Ni trưởng Thẩm Liên
136. Ban Từ thiện xã hội Ni giới Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. Ni trưởng Phục Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. Ni trưởng Thẩm Liên
137. Ban Giáo dục tu thư Ni giới Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. Ni trưởng Phục Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. NT. Thẩm Liên
138. Ban Hoằng pháp Ni giới Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. Ni sư Phụng Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. Ni trưởng Thẩm Liên
139. Ban Hướng dẫn Phật tử Ni giới Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. Ni trưởng Gương Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. Ni trưởng Thẩm Liên
140. Ban Tổ chức Khóa tu Ni giới Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. Ni trưởng Phục Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. Ni trưởng Viên Liên
141. Ban Văn hóa Ni giới Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. Ni sư Phụng Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. Ni trưởng Thẩm Liên
142. Ban Thông tin truyền thông Ni giới Hệ phái do vị Tôn túc nào làm Trưởng ban?
A. Ni sư Tuệ Liên C. Ni trưởng Chiêu Liên
B. Ni trưởng Tố Liên D. Ni trưởng Thẩm Liên
143. Hãy cho biết câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Vậy nên Phật dạy chư Tăng hiền sĩ: Phải giữ gìn sáu căn trong sạch, nơi đó phải giải thoát tránh xa điều phiền não của sự ăn mặc ở bịnh, để định tâm lo học, rảnh trí lo tu”?
A. Nhập Định C. Đi Tu
B. Ăn Chay D. Khuyến Tu
144. Hãy cho biết câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Cái định là hộp kín che phủ bên ngoài yên lặng, không không, vắng bặt”?
A. Tam Giáo C. Hột Giống
B. Tông Giáo D. Thần Mật
145. Hãy cho biết câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Lời nói của người tu, ví như hoa sen, việc làm của người tu, ví như lá sen, ý niệm của người tu, ví như gương sen, cả thảy các pháp đều ở trên cao không trung, và không còn phải ô nhiễm nước bùn theo thế sự”?
A. Xứ Thiên Đường C. Tánh Thủy
B. Đời Đạo Đức D. Trên Mặt Nước
146. Hãy cho biết câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Vật chất là ác, giáo lý của cái có là ác, tứ đại vạn sự là ác, thân trẻ nhỏ là ác; vậy chúng ta muốn sống an vui, thì phải bỏ xuống cái ác mới được”?
A. Phật Tánh C. Thần Mật
B. Sợ Tội Lỗi D. Khuyến Tu
147. Hãy cho biết câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Như thế thì sự biết đến đạo đức là quý báu hơn hết, và giải thoát Niết bàn là yên vui hơn hết!”?
A. Nguồn Đạo Lý C. Trường Đạo Lý
B. Ăn Và Sống D. Đời Đạo Đức
148. Hãy cho biết câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Đạo Phật là con đường đi đến quả Phật giác chơn. Con đường ấy là Khất sĩ. Họ của chư Phật ba đời là Khất sĩ, Khất sĩ là lẽ thật của chúng sanh, mục đích của chúng sanh”?
A. Chánh Đẳng Chánh Giác C. Khất Sĩ
B. Đạo Phật Khất Sĩ D. Y Bát Chơn Truyền
149. Hãy cho biết câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Muốn vào hàng Khất Sĩ phải có chơn sư truyền dạy; bằng chẳng đặng vậy sẽ ra người khất cái kẻ ăn mày đê tiện, tội lỗi, mà chúng lại khinh khi”?
A. Chánh Đẳng Chánh Giác C. Khất Sĩ
B. Đạo Phật Khất Sĩ D. Y Bát Chơn Truyền
150. Hãy cho biết câu trích sau đây nằm trong quyển Chơn Lý nào: “Cái chết ngủ nghỉ, đối với tâm hồn còn tham sống, ham thức, muốn tưởng nói làm, là rất khó chịu phản đối, nặng nhọc khó khăn, chớ với người ưa thích giác ngộ, thì thật rất dễ dàng”?
A. Sổ Tức Quan C. Học Chơn Lý
B. Công Lý Võ Trụ D. Trên Mặt Nước
-----ooOoo-----
Hạ tải câu hỏi: 150 câu hỏi trắc nghiệm
BÀI LIÊN QUAN
Kế hoạch Đại lễ kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang ( TK. Giác Hoàng , 5604 xem)
Kế hoạch tổ chức trao quà từ thiện chào mừng Đại lễ Kỷ niệm 100 năm ngày sinh Tổ sư Minh Đăng Quang ( Ban TTXH HPKS , 3384 xem)
Phát động hội thi sáng tác album âm nhạc Minh Đăng Tỏa Rạng ( Tỳ kheo Giác Hoàng , 3464 xem)
Thư mời viết bài Hội thảo Hệ phái Khất sĩ: Tư tưởng Phật học, Lịch sử truyền thừa và những đóng góp ( Hòa thượng Giác Toàn , 5900 xem)
Sen vàng long lanh ( Trần Quê Hương , 7908 xem)
Hòa thượng Thích Giác Toàn nói về việc phục dựng Di tích đắc đạo của Tổ sư Minh Đăng Quang ( Diễm Trúc , 7468 xem)
Tổ đình Minh Đăng Quang - Vĩnh Long ( Ban tổ chức , 2560 xem)
Thông báo về Lễ Khánh thành Di tích Tổ sư Minh Đăng Quang đắc đạo ( Ban tổ chức , 10708 xem)
Tưởng niệm Tổ sư ( Ni trưởng Tân Liên , 4844 xem)
Chơn Lý số 12 - Y Bát Chơn Truyền ( NT. Minh Liên , 5932 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng