Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư
TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ với các vị Khất sĩ trẻ khi làm trụ trì nhân Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024
Xem: 934 . Đăng: 28/05/2024In ấn
TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ với các vị Khất sĩ trẻ khi làm trụ trì nhân Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024
Nhân Khóa BDTT 2024, TT.Giác Nhường - Phó thư ký HPKS, Trưởng Ban Thông tin Truyền thông HPKS, Phó Thư ký kiêm Chánh Văn phòng BTS PG tỉnh Đắk Nông, đã dành nhiều lời chia sẻ với các vị Khất sĩ trẻ khi làm trụ trì, vào chiều 28/5/2024 (nhằm 21/4/Giáp Thìn).
Theo Thượng tọa, vị Khất sĩ trẻ khi phát tâm trụ trì cần phải chuẩn bị tương đối về những điều cần thiết cho bản thân, để làm tốt vai trò, trách nhiệm trụ trì một ngôi tịnh xá. Theo đó, có 3 điều cơ bản vị Khất sĩ trẻ khi làm Trụ trì cần trang bị bên cạnh sự tu tập, gìn giữ giới đức, chánh hạnh, đó là: Duy trì truyền thống Khất sĩ; Tham gia sinh hoạt Hệ phái, Giáo đoàn; Thu nhận người xuất gia Khất sĩ.
TT.Giác Nhường cho biết, hiện nay trên cả nước có trên 18.000 cơ sở tự viện, riêng HPKS có trên 500 ngôi tịnh xá, trong số đó có không ít các vị là Tăng Ni Khất sĩ trẻ đang đảm nhiệm vai trò Trụ trì và điều hành nhiều hoạt động Phật sự dưới sự quản lý của GHPGVN. Trong khi đó, yếu tố quan trọng quyết định cho sự phát triển bất kỳ một tổ chức nào chính là yếu tố con người, đặc biệt là đội ngũ nhân sự trẻ, thế hệ tiếp nối, kế tục và truyền thừa cho tổ chức đó.
Đối chiếu với HPKS, Thượng tọa nhận định: “Để duy trì truyền thống của Hệ phái, trên có những bậc Tôn túc Giáo phẩm Hệ phái, Giáo phẩm các Giáo đoàn làm rường cột, dưới cần có thế hệ Tăng Ni trẻ tâm huyết, trung kiên với giáo pháp Tổ Thầy để kế thừa. Tuy nhiên, dù thế hệ Tăng Ni trẻ tâm huyết, năng động, nhưng rõ ràng vẫn còn tồn đọng sự non yếu, hạn chế, thiếu sót, dễ tạo nên những ảnh hưởng không đẹp, chưa phù hợp với truyền thống Khất sĩ, với giáo pháp Tổ Thầy, nhất là những vị Khất sĩ trẻ đang đảm nhiệm Trụ trì”.
Do đó, theo Thượng tọa, Khất sĩ trẻ khi phát tâm trụ trì, không chỉ giữ trách nhiệm về tổ chức, mà hơn thế nữa, còn có trách nhiệm truyền trì được truyền thống của Khất sĩ. Từ việc tổ chức các pháp lễ mang tính đặc thù của Hệ phái, cho đến pháp môn truyền thống mà đức Tổ sư đã dạy; hướng dẫn Phật tử tu tập đúng chánh pháp, đúng với truyền thống Khất sĩ; đào tạo người xuất gia sống đúng với giáo huấn Tổ Thầy. Do đó, vị trụ trì rất cần trau dồi phẩm chất, đạo hạnh, sở học kinh luật, giáo lý tông phong và trang bị về kiến thức cơ bản Pháp luật, Hiến chương của Giáo hội, Nội quy Ban Tăng sự, Nội quy các Ban, Viện TƯGH; thông hiểu Luật Khất sĩ mà Tổ sư đã quy định.
Đối với việc Duy trì truyền thống Khất sĩ, Thượng tọa nêu rõ Giáo hội quy định: “Tôn trọng và duy trì truyền thống các tổ chức, hệ phái, cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chính pháp”. Đồng thời, nương theo ý pháp của Tổ sư, Thượng tọa nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì truyền thống Khất sĩ: “(…) mỗi Tăng Sư đều có phận sự phải dung hòa giữ giới, người hành chưa đặng, thì phải biết kính trọng những người đang hành, phải hộ pháp nâng cao tán thán, chớ đừng gièm pha ố chọi, hãy nghĩ đến đạo đến Phật, đến chúng sanh, mà đừng kiêu sa ém tội. Phải khuyến khích người tu, phải giúp đỡ người ta hơn mình, phải hợp tác với họ, phải sửa chữa điều kém thiếu, phải nâng cao giới luật, đó mới là phận sự của Tăng bảo, mới gọi là Tăng bảo không tạo tội. Phải tạo nấc thang cho người lên, phải chỉ bờ mé cho người đến, phải sắm tàu ghe để vớt người nguy, đó mới là phận sự chánh của Tăng-già đối với cõi đời tràng giang đại hải, của chúng sanh ngày nay đang lặn hụp. Thật vậy, chỉ có Tăng chúng mới lập đạo đặng, rồi thì các tông giáo sẽ tự nhiên thống nhứt. Còn nếu đạo Phật bằng chẳng đặng chỉnh đốn y như vậy thì âu là Tăng Sư ai nấy hãy tách rã riêng ra, tu trì độc giác, khắc nghiêm giới hạnh, ở ẩn rừng sâu, cũng còn khá hơn là sự xuất gia cẩu thả, ở nơi thành thị chi cho phải bị cư gia hủy mạ”, (Chơn lý - Tông giáo).
Đối với Tham gia sinh hoạt Hệ phái, Giáo đoàn, Thượng tọa cho biết một số Tăng Ni trẻ ít đi tham gia các phiên họp Giáo đoàn, các khóa tu Truyền thống Hệ phái, khóa An cư Kiết hạ, các khóa Bồi dưỡng trụ trì, dẫn đến thiếu sự cập nhật thông tin, khó điều hành, quản lý Phật sự tại các tịnh xá theo đúng quy định, Hiến chương Giáo hội”. Theo đó, Thượng tọa cũng đã nêu ra một số hình thức xử lý vấn đề này được TƯGH quy định trong Hiến chương Giáo hội, nhằm khắc phục thực trạng này. Đồng thời khuyến tấn chư vị Khất sĩ trẻ: “Nhờ sinh hoạt chung trong các phiên họp, các khóa Bồi dưỡng trụ trì, các khóa tu Truyền thống, Tự tứ,… mỗi Tăng Ni trụ trì mới cập nhật được nhiều thông tin của Giáo hội, Hệ phái; nhờ trí tuệ của đại chúng mà thấy được những tích cực và hạn chế trong các Phật sự, các pháp tu tại trú xứ mà mình đang trụ trì. Do đó, vị trụ trì tham gia các hoạt động của Giáo hội, Hệ phái, Giáo đoàn là rất cần thiết”.
Trong việc Thu nhận người xuất gia Khất sĩ, trích dẫn từ nhiều bài kinh, TT.Giác Nhường khẳng định: “Đời sống của người xuất gia về phương diện oai nghi, phạm hạnh, đạo hạnh vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của Giáo hội, Tăng đoàn. Mặc dù việc hành trì đạo hạnh và trau dồi giới đức là việc của tự thân người xuất gia, nhưng hơn lúc nào hết, trước tình hình mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như ngày nay, Tăng Ni trẻ phải ý thức về đời sống của người tu chúng ta. Do đó, việc thu nhận người xuất gia và giáo dưỡng là trách nhiệm của vị Trụ trì, vai trò này rất quan trọng trong việc duy trì truyền thống Khất sĩ, tuân thủ quy định của Giáo đoàn, Giáo hội”.
Ngoài ra, bên cạnh việc học Luật Nghi Khất sĩ, thực hành gìn giữ oai nghi, chánh hạnh của người xuất gia, theo Thượng tọa, mỗi vị Khất sĩ trẻ với vai trò Trụ trì không những thường xuyên tham gia mà còn phải cho các học trò của mình tham gia các khóa Bồi dưỡng đạo hạnh, khóa tu Truyền thống Khất sĩ... để được chư Tôn đức giáo thọ truyền trao thêm kiến thức, và tập cách sống tập thể, đoàn thể, thực hiện tinh “sống chung tu học” của người học trò Khất sĩ.
Khép lại buổi chia sẻ, nhắc lại lời dạy của Đức Tổ sư: “Tăng là giềng mối tâm hồn, là tinh thần sanh chúng”; “(…) chỉ có Tăng chúng mới lập đạo đặng”, TT.Giác Nhường một lần nữa khẳng định, vị Trụ trì cần quan tâm đến việc duy trì các pháp truyền thống Khất sĩ tại cơ sở tịnh xá; thường xuyên tham gia các hoạt động của Giáo đoàn, Hệ phái để học hỏi trực tiếp từ kinh nghiệm chư vị Tôn túc Giáo phẩm; quan tâm đến đời sống tu tập của chúng, hướng dẫn oai nghi, đạo hạnh, lễ giáo… cho người mới xuất gia nhập đạo đúng quy định trong Luật Khất sĩ.
Một số hình ảnh tại buổi lễ:
Ban TT-TT Hệ phái
-----ooOoo-----
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
TP.HCM: HT. Thích Huệ Thông nói về luật sửa đổi bổ sung trong Hiến chương của Giáo hội tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì ( Ban TTTT Hệ phái , 1280 xem)
TP.HCM: HT.Minh Tuyên sách tấn đại chúng tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 1160 xem)
TP.HCM: Quan điểm của Tổ sư Minh Đăng Quang về Giới - Định - Tuệ được thảo luận tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 1312 xem)
TP.HCM: Lễ Tổng kết Đại lễ Kỷ niệm 100 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang hiện thân vào đời và tặng bằng Tuyên dương Công đức ( Ban TTTT Hệ phái , 832 xem)
TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 nói về Sử dụng mạng xã hội tích cực theo tư tưởng đạo đức của Phật giáo và ứng dụng trong công tác hoằng pháp ( Ban TTTT Hệ phái , 1144 xem)
TP.HCM: HT. Giác Toàn nhấn mạnh sứ mạng Trụ Pháp Vương gia - Trì Như Lai tạng của vị Trụ trì tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 1416 xem)
TP.HCM: HT. Giác Pháp nói về tầm quan trọng của vị Trụ trì trong việc đào tạo Tăng Ni mở đầu cho Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 1400 xem)
TP.HCM: Hệ phái Khất sĩ trọng thể khai mạc Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 1292 xem)
TP.HCM: Ni giới Khất sĩ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 – DL.2024 ( Ban Truyền thông NGKS , 1936 xem)
Thông báo khóa Bồi dưỡng Trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL. 2568 - DL. 2024 ( TK. Giác Hoàng , 2152 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng