Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư
TP.HCM: HT. Giác Pháp nói về tầm quan trọng của vị Trụ trì trong việc đào tạo Tăng Ni mở đầu cho Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024
Xem: 706 . Đăng: 26/05/2024In ấn
TP.HCM: HT. Giác Pháp nói về tầm quan trọng của vị Trụ trì trong việc đào tạo Tăng Ni mở đầu cho Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024
Chiều ngày 25/5/2024 (nhằm ngày 18/4/Giáp Thìn), mở đầu cho Khóa BDTT 2024, HT.Giác Pháp - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Nghi lễ TƯGH, Phó Thường trực Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Tri sự trưởng GĐ.V, Trụ trì Tịnh xá Trung Tâm (Q.6, TP.HCM), đã có những chia sẻ nhấn mạnh vai trò của vị Trụ trì trong quá trình đào tạo một vị tu sĩ Phật giáo.
Nêu bật tấm gương của Tăng đoàn thời Đức Phật và sự quản lý, đào tạo Tăng đoàn của Tổ sư Minh Đăng Quang, HT.Giác Pháp nhấn mạnh, để đứng ra đảm nhận vai trò Trụ trì tại một cơ sở tự viện, tịnh xá, mỗi chư Tăng Ni cần ý thức được trách nhiệm lớn lao của mình.
Theo Hòa thượng, điều quan trọng của một vị Trụ trì là làm sao để tiếp Tăng độ chúng, giáo hoá cư gia. Ngoài nỗ lực xây dựng ngôi đạo tràng khang trang, ngôi Tam bảo trang nghiêm, trong khả năng của mình, vị Trụ trì cần đặt việc tiếp Tăng độ chúng làm ưu tiên hàng đầu. Qua đó, vị Trụ trì tự mài dũa, tu sửa bản thân cho phù hợp với trọng trách ấy, bởi lẽ, xây dựng hệ thống Tăng đoàn chính là cách để chúng ta duy trì mạng mạch Phật giáo.
Hoà thượng khẳng định: “Việc đào tạo Tăng Ni, đó là trách nhiệm và trọng trách lớn của vị Trụ trì. Nếu chỉ thâu nhận đệ tử mà thiếu đi sự giáo dưỡng oai nghi, chánh hạnh, cũng như việc có con cái nhưng bỏ mặt, không dạy dỗ. Người đệ tử trưởng thành trong môi trường thiếu sự giáo dưỡng như vậy sẽ khó có thể hoàn thiện về giới đức và trí tuệ, đồng nghĩa với việc không thể xứng đáng đứng trong hàng ngũ Tăng đoàn. Do đó, người Trụ trì khi thâu nhiếp đệ tử cần dụng công giáo dưỡng, lấy mình làm gương cho đệ tử, uông đúc, dạy dỗ người đệ tử bằng trí tuệ và từ bi”.
Trong khuôn khổ chủ đề lần này, HT.Giác Pháp cũng khẳng định: “Mỗi Tăng Ni cần ý thức và hiểu rõ rằng, xuất gia không phải là sự chọn lựa như cách chọn một nghề nghiệp, việc xuất gia không phải là kế để mưu sinh qua ngày. Tu sĩ không phải là một nghề nghiệp để hái ra tiền, mà xuất gia là một việc làm thiêng liêng, là sự hy sinh chính bản thân để phụng sự chánh pháp, phụng sự nhân sinh, là xả bỏ đời sống hoang lạc thế tục để giải nắng dầm mưa, tầm cầu con đường giải thoát khỏi luân hồi cho chính mình và người. Như Đức Tổ sư Minh Đăng Quang đã dạy rõ qua Chơn lý, người xuất gia là phải sẵn sàng tư tưởng chịu khổ, chịu thiệt, chứ không phải là bất kỳ sự hưởng thụ vật chất nào đan xen vào”.
Để có được tư tưởng này, theo HT.Giác Pháp, vị Trụ trì phải hướng dẫn cho đệ tử trước khi bước vào xuất gia, biết buông bỏ bản ngã để dốc lòng phụng sự, tầm cầu đạo pháp, tuyệt nhiên không được nghĩ đến lợi dưỡng khi bước chân vào cửa thiền. Người xuất gia phải nhắm đến mục đích tối hậu của mình là: “Thượng cầu, hạ hóa”, có nghĩa là trên cầu thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sanh.
Với mục tiêu cao cả này, vị tu sĩ Phật giáo phải tự tu dưỡng thế nào để có thể “tự hành hóa thả”, tức tự mình có khả năng hành trì các pháp môn tu tập để đạt được đạo quả và hướng dẫn người khác tu tập. Như Thiền sư Linh Hựu vào cuối thế kỷ thứ nhất, đã xác định trong bài văn Cảnh sách của Ngài rằng: “Từ thân quyết chí phi truy, ý dục đẳng siêu hà sở”, tức từ bỏ thân quyến quyết chí xuất gia là ý muốn vượt lên ngang bằng tới chỗ nào nữa kia. Đẳng siêu hà sở, ý Ngài muốn nói: bằng bậc với chư Phật không sai khác. Cho nên tất cả sự giáo dục đào tạo trong Phật giáo phải nhắm đến mục tiêu này.
Tuy nhiên, Hòa thượng khẳng định, trên lộ trình đi đến quả Phật cần trải qua những giai đoạn làm lợi ích chúng sanh, bởi vì một vị Phật được gọi là “Lưỡng Túc Tôn”, đó là phước đức và trí tuệ đều đầy đủ. Muốn được phước túc phải hành hạnh Bồ-tát làm lợi lạc chúng sanh, muốn có huệ túc phải thông hiểu kinh luật và thực hành các pháp môn thiền quán...
Tại buổi pháp thoại, Hoà thượng cũng đã nêu ra những nguyên tắc, quy định khi thâu nhận tập sự xuất gia cho đến quá trình đào tạo để chính thức trở thành một tu sĩ Phật giáo, căn cứ theo Nội quy Ban Tăng sự T.Ư. Đồng thời, HT.Giác Pháp đã giới thiệu về những nghi thức truyền giới, trong đó lấy nghi thức truyền giới Tỳ-kheo làm thỉ dụ điển hình.
Khép lại chủ đề lần này, HT.Giác Pháp một lần nữa khẳng định: “Do mục đích mà người xuất gia hướng đến là vô cùng quan trọng, nên việc đào tạo một tu sĩ không thể mang tính đại khái, mà cần ý thức được trách nhiệm nặng nề của mình, nhất là vị Thầy Bồn sư. Các Phật học viện chỉ trao truyền kiến thức thông thường, trong khi vị tu sĩ cần đạt được trí Vô sư - loại trí tuệ không do Thầy chỉ dạy. Trí tuệ này không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải do ai truyền trao, mà do sự thân chứng của mỗi cá nhân trong quá trình tu tập. Vì vậy Giáo hội chỉ đào tạo được những nhân sự phục vụ cho công tác truyền bá giáo lý và tạo điều kiện thuận lợi cho các vị tu sĩ thực hành các pháp môn tu tập, nhưng sự chứng ngộ phải do nơi nỗ lực cá nhân của vị đó. Một vị tu sĩ tu hành đúng chánh pháp phải nhắm đến mục tiêu tối hậu là thành tựu Thánh quả A-la-hán, hay ít nhất cũng phải được giải thoát khỏi những phiền não trong đời hiện tại. Với mục tiêu này, mỗi cá nhân phải tự nỗ lực tu tập hơn là trông cậy vào quá trình đào tạo của Giáo hội. Đức Phật đã từng khuyến cáo ‘Các con hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi’ và Ngài còn dạy: ‘Hãy tự tạo cho mình một hải đảo, là nơi nương náu cho chính mình, con đừng tự phó thác vào chồn dung thân nào khác’.”.
Buổi pháp thoại với chủ đề “Tóm tắt quá trình đào tạo một vị tu sĩ Phật giáo (từ xuất gia đến khi trở thành tu sĩ chính thức)” do HT.Giác Pháp thuyết giảng trong hai thời sáng và chiều, cũng đã nhận được nhiều câu hỏi nghị luận từ chư Tôn đức Tăng Ni tham dự Khóa BDTT 2024, góp phần mở ra nhiều kiến thức và giải đáp các khúc mắc trên con đường tiếp Tăng độ chúng của những vị đang và sẽ trở thành Trụ trì trong tương lai.
Kết thúc ngày đầu tiên của Khóa BDTT 2024, HT.Giác Tuyên - Tăng trưởng Giáo đoàn Phật giáo Khất sĩ Hải ngoại, đã có lời đạo từ, tán thán công đức của HT.Giác Pháp đã dày công nghiên cứu, đúc kết và chia sẻ đến đại chúng những kinh nghiệm quý báu trên con đường hoằng pháp của mình. Đồng thời, Hòa thượng cũng dành lời sách tấn đến toàn thể chư Tăng Ni tham dự, nên lấy Khóa BDTT lần này làm cơ hội, duyên lành để trao đổi, tiếp thu những điều mới, những kinh nghiệm thiết thực cho việc phát triển đạo tràng tịnh xá cũng như công đức tu tập của chính mình.
Một số hình ảnh tại buổi pháp thoại:
Ban TTTT Hệ phái
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
TP.HCM: Hệ phái Khất sĩ trọng thể khai mạc Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 800 xem)
TP.HCM: Ni giới Khất sĩ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 – DL.2024 ( Ban Truyền thông NGKS , 1452 xem)
Thông báo khóa Bồi dưỡng Trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL. 2568 - DL. 2024 ( TK. Giác Hoàng , 1628 xem)
Đồng Nai: Lớp TCPH Đồng Nai cơ sở Ni HPKS Tịnh xá Ngọc Uyển dâng lời Tạ pháp và Khánh tuế quý Ni trưởng tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương ( Ban Truyền thông NGKS , 3232 xem)
Đồng Nai: Lớp TCPH cơ sở Ni Hệ phái Khất sĩ mừng Khánh tuế quý Ni trưởng, quý Ni sư, quý Sư cô trong Ban Điều hành, Ban Quản trị, Ban Quản chúng ( Ban Truyền thông NGKS , 3880 xem)
TP.HCM: Ni giới Hệ phái Khất sĩ trang nghiêm tổ chức lễ Tự tứ PL.2567 (2508 xem)
Đồng Nai: Lớp Trung cấp Phật học cơ sở Ni Tịnh xá Ngọc Uyển khánh tuế Hòa thượng Thích Minh Thành ( Ban TTTT Hệ phái , 3908 xem)
Đồng Nai: Lớp Trung cấp Phật học tỉnh Đồng Nai Ni giới HPKS mừng khánh tuế chư Tôn đức Hòa thượng, chư Thượng tọa, quý Ni trưởng nhân dịp mãn hạ tự tứ ( Ban Truyền thông NGKS , 4476 xem)
Lễ tạ pháp An cư Phật lịch 2567 của Hệ phái Khất sĩ tại Pháp viện Minh Đăng Quang ( Ban TTTT Hệ phái , 5900 xem)
TP.HCM: Trường hạ Tịnh xá Ngọc Phương tạ pháp Hòa Thượng Minh Thành nhân buổi học cuối hạ 2023 ( Ban Truyền thông NGKS , 4936 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến
Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng