Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư

TP.HCM: HT.Minh Tuyên sách tấn đại chúng tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024

Tác giả: Ban TTTT Hệ phái.  
Xem: 658 . Đăng: 28/05/2024In ấn

TP.HCM: HT.Minh Tuyên sách tấn đại chúng tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024

 

Chứng minh Khóa BDTT 2024 tại Pháp Viện Minh Đăng Quang (TP.Thủ Đức, TP.HCM) chiều 27/5/2024 (nhằm 20/4/Giáp Thìn), HT.Minh Tuyên - Tăng trưởng Giáo đoàn Phật giáo Khất sĩ Hải ngoại đã có thời pháp sách tấn đại chúng khóa học qua chủ đề “Tư tưởng / giáo lý / pháp tu Bồ-tát đạo ngang qua cuộc đời, giáo pháp và đạo nghiệp của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang”.

 

 

Đặt vấn đề về Bồ-tát là ai, Ngài ở đâu và có trọng trách gì, trong tinh thần của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, Ngài dạy về Bồ-tát như thế nào? HT.Minh Tuyên cho biết: "Theo Tổ sư, người xuất gia đến tuổi 66 - 72 là tuổi Bồ-tát giáo hóa chúng sanh, trên 72 tuổi là độ tuổi Như Lai hưu trí Niết-bàn. Đối chiếu theo kinh điển, để được gọi là một Bồ-tát, vị ấy phải có bát đại gồm: đại hùng, đại lực, đại từ, đại bi, đại trí, đại huệ, đại nguyện, đại hạnh. Vậy tại sao Đức Tổ sư chỉ quy định theo độ tuổi của người xuất gia đã được xếp vào hàng Bồ-tát?".

Hòa thượng diễn giải: "Đức Tổ sư định nghĩa rằng, tu hành đến khi yên lặng, tịch tịnh thì gọi là Như Lai. Như vậy, tịnh là Như Lai, động để giáo hóa chúng sanh thì gọi là Bồ-tát. Theo nấc thang trình tự tiến hóa của chúng sinh nói chung và người tu nói riêng trong càng khôn vũ trụ, con người sống đến năm 48 tuổi nên suy nghĩ đến việc xuất gia tu tập và đến tối thiểu 54 tuổi phải “tốt nghiệp” lớp Thanh văn. Như HT.Giác Giới có dạy, người xuất gia tối thiểu phải đắc được sơ quả Tu đà hoàn. Mặt khác, Tổ sư yêu cầu sau 6 năm kể từ khi rời cha mẹ, rời dòng tộc, quốc gia, thủy thổ, rời khỏi tất cả bổn phận, trách nhiệm thế tục để đi vào Tăng vương của Đức Phật, mặc áo Phật và ở nhà của Phật, học pháp Phật, không có lý do gì lại không chứng đắc đến tứ quả, tức quả vô sanh A-la-hán".

 

 

Tổ sư lại dạy, người xuất gia sau khi “tốt nghiệp” lớp Thanh văn thì tiến đến Duyên giác. 6 năm kế tiếp là khoảng thời gian người tu tập đi đây đó tìm gặp các bậc kỳ túc, chơn nhân để tham vấn, trao đổi, tầm cầu sự chứng nghiệm xem bản thân đã đạt đến tầng lớp, thứ bậc như thế nào. Sau 6 năm du hành ấy, người xuất gia phải phát đại nguyện và lập đại hạnh, thay thế Phật và Tổ Thầy giáo hóa chúng sanh, để đáp đền ơn chư Phật, Tổ Thầy, đàn na tín thí.

Theo Tổ sư dạy, để đạt được sự chứng ngộ, người xuất gia cần dứt trừ 5 ác kiến: thân kiến, biên kiến, tà kiến, giới cấm thủ và kiến thủ kiến, đi đến niềm tin vững chắc vào công lý của vũ trụ, luật nhân quả và có khả năng tu tập, thanh tịnh hóa chính mình. Cần nhận thức rằng ô nhiễm hay thanh tịnh cũng đều bởi chính bản thân mình; vô minh, khổ đau cũng bởi chính mình mà ra; sáng suốt, giải thoát khổ đau cũng ở chính năng lực của bản thân, có siêng năng tu học và thực hành giáo pháp hay không.

 

 

HT.Minh Tuyên cho rằng, Tồ sư Minh Đăng Quang nghiên cứu và phối hợp tinh hoa của Nam Tông và Bắc Tông để sáng lập nên Đạo Phật Khất sĩ. Do đó trong 10 tông phái Phật giáo, HPKS không nằm trong bất cứ tông phái nào, mà nói chính xác rằng, với sự đúc kết tinh hoa từ cả 10 Tông phái đó tạo nên Tông môn Khất sĩ, tức Phật Tông. Có thể thấy, suốt cuộc đời hành đạo và hoằng pháp của Tổ sư hoàn toàn không xa lìa chữ Phật, vì vậy nếu phải chia Tông thì HPKS thuộc Phật Tông, tương tự với Phật thừa, Phật giáo.

Qua cuộc đời đạo pháp và công hạnh của Đức Tổ sư, HT.Minh Tuyên khẳng định: “Nếu không phải là tấm lòng Bồ-tát, nếu không mang hạnh nguyện Bồ-tát, thì liệu có ai có thể như Tổ sư Minh Đăng Quang, phát những đại nguyện cao cả, rộng lớn và phổ độ khắp chúng sanh như vậy? Liệu có ai dám đứng ra vì chúng sanh phát đại nguyện như vậy chăng? Những lời thệ nguyện của Tổ sư phát họa trong Chơn lý hay Bồ-tát giáo, với Tam tụ tịnh giới, chính là nền tảng, điều kiện bắt buộc cho cái gọi là xác minh Bồ-tát đạo, Bồ-tát hạnh. Tam tụ tịnh giới bao gồm: nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới, nhiêu ích hữu tình giới. Tóm tắt là không làm các điều ác, thường làm các việc thiện và thệ nguyện độ tận chúng sinh”.

 

 

Trên phương diện giới luật, lập pháp lập quy, làm nền tảng cho đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, HT.Minh Tuyên dẫn chứng ngang qua thông giới của 3 đời chư Phật, để làm vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni, Tổ sư cũng đã sử dụng bộ Tứ phần Luật của Pháp Tạng Bộ. Theo đó, Tỳ-kheo có 250 điều và Tỳ-khoe Ni có 348 điều, giới bổn cũng là nền tảng cơ bản để một vị Tỳ-kheo, Tỳ-kheo Ni kế thừa mạng mạch của Phật. Tuy nhiên, để trang bị cho một vị Bồ-tát lên đường cứu thế, đồng thời thiết lập nền tảng Bồ-tát hạnh, Bồ-tát đạo đó, Tổ sư đã biên tập giới Phật tử, với 10 giới trọng và 48 giới khinh, hay còn gọi là Bồ-tát giới được trích ra từ kinh Phạm Võng, thể hiện trong Chơn lý của Ngài. Không chỉ biên tập đơn thuần, đó còn trở thành quy định, nguyên tắc được thiết lập trong Tăng đoàn của Ngài.

Qua đó, HT.Minh Tuyên cũng nhấn mạnh lời dạy của Đức Tổ sư rằng, pháp giải thoát phải lìa xa nghề nghiệp, được nhẹ mình để độ tiếp chúng sinh. Tức, chúng ra rời xa tất cả nghề nghiệp thế tục, xuất gia đi vào Tăng đoàn không phải chỉ để tu học một cách bình thường, hay để hưởng thụ sự an nhàn thanh tịnh của chốn thiền môn, mà để “nhẹ mình để độ tiếp chúng sinh”. Theo Hòa thượng, đây chính là bản hoài, bản nguyện, ý chí của Tổ sư gửi gắm tiếp cho thế hệ hậu học về sau. Bản nguyện, ý chí này cho thấy một sự đồng nhất, không sai khác với Bồ-tát đạo, Bồ-tát hạnh.

 

 

Ngoài ra, tư tưởng Bồ-tát đạo, Bồ-tát hạnh còn được Tổ thể hiện rõ nét qua tuyên ngôn lập giáo như sau: “Phật dạy thoát đoạn ly thế sự / Hiệp thành đoàn Tăng lữ du phương / Giáo đàn có đấng Pháp Vương / Dạy môn Bồ-tát mở đường Như Lai”.

Qua đó, Hòa thượng khẳng định: “Trong khu vườn Đại Tòng lâm của ngôi nhà Khất sĩ, có đầy đủ tất cả những cây cao ngàn thước, lồng lộng lên đến chín tầng trời. Trong ngôi nhà bảo Pháp của Khất sĩ mà Tổ sư để lại, có hàng hà sa số những viên bảo châu vô giá. Chỉ là do hàng hậu học chúng ta có nhìn ra được những kho báu, những tàng cây đại thụ ấy hay không. Tổ sư đã tuyên ngôn khai tông lập giáo – Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam, với tôn chỉ rõ ràng “nối truyền Thích-ca chánh pháp” và phương thức vận hành bằng cách thành lập ngay đoàn du Tăng Khất sĩ có giáo đoàn Tăng Ni. Tuyên ngôn của Tổ sư: ‘Chúng tôi sanh trong thời loạn, thấy cảnh thương tâm, mong tìm phương giải cứu’, xuất phát từ đại trí và đại bi của Ngài. Vì sao nói như vậy? Bởi Tổ thấu tỏ thời cuộc, thay vì cầu cứu nơi phương khác, Tổ quay về tìm phương giải cứu bằng cách đi vào pháp Phật, kho tàng kinh - luật - luận của Đức Phật, diện kiến chư Phật, chư Thánh, tìm ra đạo lộ, sinh lộ, giúp giải thoát cho tất cả chúng sinh đang chịu lầm than khốn khổ, đó là lập đạo cứu đời”.

 

 

Đồng thời, Hòa thượng cũng trích dẫn nhiều lời khẳng định khác của Đức Tổ sư như một sự tuyên ngôn khai đạo lập giáo, qua đó cho thấy, sự khẳng định rõ ràng và vững vàng của Tổ sư về sứ mệnh, vai trò của Ngài nói riêng và giáo pháp Khất sĩ nói chung, mở đường cho sự hình thành và phát triển của Đạo Phật Khất sĩ Việt Nam cho đến nay là HPKS.

 

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban TT-TT Hệ phái

-----ooOoo-----

Nguồn: www.daophatkhatsi.vn

BÀI LIÊN QUAN

TP.HCM: Quan điểm của Tổ sư Minh Đăng Quang về Giới - Định - Tuệ được thảo luận tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024  ( Ban TTTT Hệ phái , 640 xem)

TP.HCM: Lễ Tổng kết Đại lễ Kỷ niệm 100 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang hiện thân vào đời và tặng bằng Tuyên dương Công đức  ( Ban TTTT Hệ phái , 432 xem)

TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 nói về Sử dụng mạng xã hội tích cực theo tư tưởng đạo đức của Phật giáo và ứng dụng trong công tác hoằng pháp  ( Ban TTTT Hệ phái , 516 xem)

TP.HCM: HT. Giác Toàn nhấn mạnh sứ mạng Trụ Pháp Vương gia - Trì Như Lai tạng của vị Trụ trì tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024  ( Ban TTTT Hệ phái , 728 xem)

TP.HCM: HT. Giác Pháp nói về tầm quan trọng của vị Trụ trì trong việc đào tạo Tăng Ni mở đầu cho Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024  ( Ban TTTT Hệ phái , 704 xem)

TP.HCM: Hệ phái Khất sĩ trọng thể khai mạc Khóa Bồi dưỡng Trụ trì PL.2568 - DL.2024  ( Ban TTTT Hệ phái , 800 xem)

TP.HCM: Ni giới Khất sĩ tác pháp An cư kiết hạ PL.2568 – DL.2024  ( Ban Truyền thông NGKS , 1452 xem)

Thông báo khóa Bồi dưỡng Trụ trì Hệ phái Khất sĩ PL. 2568 - DL. 2024  ( TK. Giác Hoàng , 1628 xem)

Đồng Nai: Lớp TCPH Đồng Nai cơ sở Ni HPKS Tịnh xá Ngọc Uyển dâng lời Tạ pháp và Khánh tuế quý Ni trưởng tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương  ( Ban Truyền thông NGKS , 3232 xem)

Đồng Nai: Lớp TCPH cơ sở Ni Hệ phái Khất sĩ mừng Khánh tuế quý Ni trưởng, quý Ni sư, quý Sư cô trong Ban Điều hành, Ban Quản trị, Ban Quản chúng  ( Ban Truyền thông NGKS , 3876 xem)

Ý KIẾN BẠN ĐỌC


NI TRƯỞNG HUỲNH LIÊN
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên
  • Thích Nữ Huỳnh Liên

 

Nguyện xin hiến trọn đời mình

Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương

 

THẬP ĐẠI ĐỆ TỬ
  • Thích Nữ Bạch Liên
  • Thích Nữ Thanh Liên
  • Thích Nữ Kim Liên
  • Thích Nữ Ngân Liên
  • Thích Nữ Chơn Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Quảng Liên
  • Thích Nữ Tạng Liên
  • Thích Nữ Trí Liên
  • Thích Nữ Đức Liên
  • Thích Nữ Thiện Liên
THÔNG BÁO

Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)

Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức

Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu

Thông báo Lớp Giáo lý trực tuyến

Thời gian tụng kinh, thuyết giảng trực tuyến như sau: Tụng kinh: Hàng ngày từ 6g30 – 7g15 tối là thời khóa tụng kinh Dược Sư, các ngày sám hối trì tụng Hồng Danh Bửu Sám Thuyết giảng: 7g30 – 8g30 tối hàng ngày

VIDEO HÔM NAY

Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO

Pháp âm MP3

  • 0 - Lời Mở Đầu
  • 01 - Võ Trụ Quan
  • 02 - Ngũ Uẩn
  • 03 - Lục Căn
  • 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên

LỊCH VIỆT NAM

THỐNG KÊ