Trang chủ > Hoạt Động Hệ phái > An Cư
TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ngày thứ 6 thảo luận về Tăng đoàn Phật giáo Khất sĩ ngày nay
Xem: 2514 . Đăng: 30/05/2024In ấn
TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ngày thứ 6 thảo luận về "Tăng đoàn Phật giáo Khất sĩ ngày nay"
Với 5 nội dung chính (Tăng đoàn thời Phật, Tăng đoàn của Tổ sư Minh Đăng Quang, Tăng đoàn Khất sĩ ngày nay, Cách phát triển Tăng đoàn, Chuẩn hóa các mô hình để nhận diện), Thượng tọa khẳng định, Tăng đoàn Khất sĩ để có được sự hình thành và phát triển như hôm nay, trước hết xuất phát từ Tăng đoàn của Đức Phật làm gốc, sau là dựa trên nền tảng Tăng đoàn Phật giáo Khất sĩ thời Tổ sư Minh Đăng Quang. Từ đó, Tăng đoàn Khất sĩ ngày nay tiếp nối truyền thống Tăng đoàn của Đức Phật và Tổ sư, tiếp tục tìm kiếm các giải pháp phát triển Tăng đoàn phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tại, đi đến sự chuẩn hóa các mô hình để nhận diện.
Điểm lại Tăng đoàn thời Đức Phật có thể thấy, phần lớn các vị đệ tử của Ngài đều là những vị trí thức, với căn cơ thượng thừa, đầy đủ các phẩm chất cao quý (Diệu hạnh, trực hạnh, Chánh hạnh, Như lý hạnh), đầy đủ pháp học, pháp hành và pháp thành. Tăng đoàn thời ấy còn được chính Đức Phật, hoặc các vị đại Thánh Thanh văn giáo giới, sách tấn, động viên, giảng pháp liên tục, có Đức Phật làm tấm gương sáng ngời, có các pháp hữu phần lớn là thánh nhân, cùng với cư sĩ hộ trì rất hiểu pháp và môi trường tu tập khá lý tưởng.
Đến với thời kỳ Tăng đoàn của Đức Tổ sư Minh Đăng Quang, theo TT.Giác Hoàng cho biết, là được thiết lập từ năm 1946, khi Tổ sư chính thức thọ giới tại Linh Bửu Tự (Mỹ Tho), đến năm 1946 tiếp nhận chư Tăng Ni đệ tử tu tập. Dưới sự giáo dưỡng của Tổ sư, các vị đệ tử của Tổ thời điểm ấy có đầy đủ giới hạnh, sự kham nhẫn, chuyên tu và tuệ giác. Các vị được trực tiếp quan chiêm oai nghi hạnh đức của Đức Tổ sư và được thọ pháp trực tiếp từ Tổ, nên các oai nghi, đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, nói, làm... đều thực hành như giới luật đức Tổ sư chỉ dạy.
Có thể thấy, buổi đầu, mô hình thờ phượng và tịnh xá của Tổ sư khá đơn giản, nhưng Tăng đoàn của Ngài rất bài bản, uy nghiêm, các vị chuyên tu nhiều hơn, ít tham gia các hoạt động thế sự, hành trì hạnh đi đó đây hành đạo (hành xứ) hoằng dương Phật pháp và ở tại các tịnh xá (trú xứ) khi bệnh. Nói chung, rất cân đối trong đời sống. Tổ sư chủ trương Tứ y pháp Trung đạo, không có cực đoan đi bộ hành suốt đời, quần tụ với đám đông hoặc phải ở rừng núi suốt đời. Tổ sư cho rằng Tứ y pháp là Chánh pháp của chư Phật mười phương ba đời, là giáo lý Y bát khất sĩ, pháp của Tổ rất phù hợp với lời dạy của Phật trong các kinh.
Nói về Tăng đoàn Khất sĩ ngày nay, TT.Giác Hoàng đưa ra những nhận định khách quan về “Vấn đề nhiều người quan ngại” và “Các vấn đề được hoan nghênh”. Trong đó, Thượng tọa khẳng định: “Phật giáo Khất sĩ không có dĩ nông vi thiền, song do tình hình chung của xã hội đương thời - 1975, trong một giai đoạn ngắn, đoàn du Tăng Khất sĩ buộc dừng lại, hòa nhập chung với xã hội, làm tự túc để cùng nhau phát triển kinh tế. Từ năm 1981, khi GHPGVN được thành lập và Hệ phái Tăng già Khất sĩ Việt Nam là một trong 9 thành viên của Giáo hội, cho đến nay, Tăng đoàn Khất sĩ đã và đang đối mặt với nhiều hạn chế”.
Theo đó, Thượng tọa cho rằng, theo dòng chảy của thời cuộc, một số vị đã tham gia quá nhiều các công tác giáo hội và xã hội, từ đó dẫn đến không còn nhiều thời gian để thiền tập. Thậm chí, một số vị lại thích thú địa vị trụ trì, chức vụ, gây nhiễu loạn và ảnh hưởng đến phẩm chất truyền thống của Tăng đoàn Khất sĩ do Tổ sư dày công sáng lập. Một số Tăng Ni trẻ được đào tạo ở các trường Phật học nhưng kiến thức Phật học rất yếu nhất là về kiến thức lịch sử Hệ phái, Giáo đoàn và tư tưởng đường lối của Phật giáo Khất sĩ. Ngoài ra, việc thiếu ý thức trách nhiệm trong định hướng, đào tạo, giáo dưỡng và dẫn dắt thế hệ Tăng Ni Khất sĩ trẻ cũng như ý thức trách nhiệm tu tập, trau dồi bản thân của vị Trụ trì, đang là vấn đề gây nhức nhối trong Tăng đoàn Khất sĩ ngày nay.
Bày tỏ nhiều nhiều quan điểm và dẫn chứng về các thực trạng trên, song, TT.Giác Hoàng cũng nêu lên những mặt tích cực mà Tăng đoàn Khất sĩ ngày nay đạt được. Có thể kể đến như: Các hệ thống quản lý từng Giáo đoàn đã được hoàn thiện và chỉnh chu hơn, các khóa tu (bồi dưỡng đạo hạnh, sống chung tu học, học luật, truyền thống Khất sĩ…) được hình thành và chú trọng về nội dung chuyển tải, việc học pháp được khuyến khích đẩy mạnh.
Qua đó, Thượng tọa có những đề xuất về cách phát triển Tăng đoàn như: Chọn lọc trong việc tuyển chọn nhân sự ở các vị trí chủ chốt của Hệ phái; tăng cường việc thuyết pháp, chia sẻ giáo lý và Chơn lý vào các dịp lễ; mở rộng phạm vi hoạt động của các vị Trụ trì; nghiên cứu phát triển Phật giáo Khất sĩ ở các vùng ít hoặc chưa có Phật giáo Khất sĩ; lưu tâm củng cố Phật giáo Khất sĩ ở hải ngoại. Bên cạnh đó, Thượng tọa cũng cho rằng, việc chuẩn hóa các mô hình để nhận diện HPKS cũng là điều đáng lưu tâm, như việc chuẩn hóa về mô hình tịnh xá, hệ thống tượng Phật và cung cách bài trí thờ phượng, hay sự thống nhất về các biểu tượng, nghi thức tụng niệm, nghi lễ, pháp phục và bản kinh…
Thượng tọa khẳng định: “Phật giáo Khất sĩ hình thành gần 80 năm qua. Dẫu rằng thời cuộc, xã hội con người thời ấy và bây giờ không giống nhau, nên pháp hành của người con Khất sĩ cũng tùy duyên thuận pháp, không thể y như xưa. Cố nhiên, chắc chắn vẫn còn có Tăng Ni giữ gìn giáo pháp, tuy nhập thế hoằng pháp độ sanh, nhưng vẫn ẩn mật tu hành. Để góp phần làm cho giáo pháp trường tồn, Phật giáo Khất sĩ vững mạnh, phổ độ chúng sanh, ngoài việc tinh tấn hành trì giáo pháp, còn rất cần nhận thức với chánh niệm thường trực các pháp, nói cách khác là quán chiếu (nội quán và ngoại quán) luôn được thực tập tinh tấn, tự mình thực hành trước, làm gương cho người, cho đời”.
Thuộc khuôn khổ Khóa BDTT 2024 ngày thứ 6, dưới sự chứng minh của HT.Giác Pháp - Ủy viên HĐTS, Phó Trưởng ban Nghi lễ TƯGH, Phó Thường trực Ban Thường trực Giáo phẩm Hệ phái, Phó ban Trị sự GHPGVN TP.HCM, Tri sự trưởng GĐ.V; cùng chư Tôn đức lãnh đạo HPKS, Quỹ Pháp học Khất sĩ và Quỹ Phật sự Khất sĩ cũng đã có báo cáo sơ lược về tình hình hoạt động thời gian vừa qua (2023-2024), với những việc làm ý nghĩa được thực hiện thông qua các Quỹ. Quỹ Pháp học Khất sĩ và Quỹ Phật sự Khất sĩ được thành lập là sự chung tay đóng góp của chư Tôn đức Tăng Ni và Phật tử trực thuộc HPKS, cũng như các mạnh thường quân trong và ngoài nước, nhằm hỗ trợ kịp thời và kiện toàn cho một số công tác Phật sự của Hệ phái, cũng như góp phần hỗ trợ, khuyến khích tinh thần học tập tiến tu của chư Tăng Ni HPKS.
Một số hình ảnh được ghi nhận:
Ban TTTT Hệ phái
Nguồn: www.daophatkhatsi.vn
BÀI LIÊN QUAN
TP.HCM: NT. Tuyết Liên và NS. Hiếu Liên trình bày tham luận tại ngày thứ 5 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 2908 xem)
TP.HCM: HT. Minh Thành đề cao việc giữ giới tại ngày thứ 5 của Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 876 xem)
TP.HCM: TT. Thích Phước Nguyên đề cao yếu tố làm chủ bản thân trong quản trị và lãnh đạo tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 2920 xem)
TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 tiếp nhận nhiều bài tham luận ấn tượng ( Ban TTTT Hệ phái , 3156 xem)
TP.HCM: TT.Giác Nhường chia sẻ với các vị Khất sĩ trẻ khi làm trụ trì nhân Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 1284 xem)
TP.HCM: HT. Thích Huệ Thông nói về luật sửa đổi bổ sung trong Hiến chương của Giáo hội tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì ( Ban TTTT Hệ phái , 2844 xem)
TP.HCM: HT.Minh Tuyên sách tấn đại chúng tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 2512 xem)
TP.HCM: Quan điểm của Tổ sư Minh Đăng Quang về Giới - Định - Tuệ được thảo luận tại Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 ( Ban TTTT Hệ phái , 3136 xem)
TP.HCM: Lễ Tổng kết Đại lễ Kỷ niệm 100 năm ngày Tổ sư Minh Đăng Quang hiện thân vào đời và tặng bằng Tuyên dương Công đức ( Ban TTTT Hệ phái , 2500 xem)
TP.HCM: Khóa Bồi dưỡng Trụ trì 2024 nói về Sử dụng mạng xã hội tích cực theo tư tưởng đạo đức của Phật giáo và ứng dụng trong công tác hoằng pháp ( Ban TTTT Hệ phái , 2740 xem)
Ý KIẾN BẠN ĐỌC
Nguyện xin hiến trọn đời mình
Cho nguồn Đạo pháp cho tình Quê hương
Thông báo Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai)
THÔNG BÁO Khóa tu Truyền thống lần thứ 41 Do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức từ ngày 11/3 - 17/3 năm Ất Tỵ (08 - 14/4/2025) tại Tịnh xá Ngọc Long (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai).
Thông báo: Hội thi giáo lý nhân ngày Lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam
Nhân ngày lễ Tưởng niệm lần thứ 38 Ni trưởng Huỳnh Liên - Đệ Nhất Trưởng Ni giới Hệ phái Khất sĩ Việt Nam, Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương sẽ tổ chức Hội thi giáo lý về cuộc đời và đạo nghiệp của Ni trưởng Đệ Nhất.
Thông báo Khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 do Ni giới Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Tiếp theo thời khóa tu học trong 3 tháng An cư là chương trình 10 ngày bồi dưỡng đạo hạnh lần thứ 8 cho chư Ni NGHPKS, bắt đầu từ chiều mùng 1 tháng 7 đến ngày 11 tháng 7 năm Giáp Thìn (nhằm ngày 4/8/2024 – 14/8/2024) tại Tổ đình Tịnh xá Ngọc Phương (Số 498/1 đường Lê Quang Định, Phường 1, quận Gò Vấp, Tp. HCM)
Thông báo khóa Bồi dưỡng đạo hạnh lần 9 do Hệ phái Khất sĩ tổ chức
Nhằm nâng cao đời sống Phạm hạnh và thắp sáng lý tưởng giải thoát, giác ngộ và phụng sự Đạo pháp cho các Tăng Ni trẻ vừa bước chân vào đạo, Hệ phái Khất sĩ mỗi năm tổ chức một khóa BỒI DƯỠNG ĐẠO HẠNH tại Pháp viện Minh Đăng Quang (505 Võ Nguyên Giáp, phường An Phú, TP. Thủ Đức, TP. HCM) dành cho các Sa-di, Sa-di-ni và Tập sự.
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
Thư mời viết bài Tập san Đuốc Sen - số 35 chủ đề Lễ tự tứ Tăng và Vu lan Báo hiếu
VIDEO
Trực tiếp: Phiên Bế mạc Hội thảo Khoa học Ni trưởng Huỳnh Liên tại Pháp viện Minh Đăng Quang - Ban Truyền hình Trực tuyến PSO
Pháp âm MP3
- 0 - Lời Mở Đầu
- 01 - Võ Trụ Quan
- 02 - Ngũ Uẩn
- 03 - Lục Căn
- 04 - Thập Nhị Nhơn Duyên
BÀI XEM NHIỀU
Kinh sách PDF của HT Nhất Hạnh
Kinh sách PDF của Hòa thượng Thích Thanh Từ
Ảnh hưởng của Kinh Kim Cang đối với Thiền tông
Ưng Vô Sở Trụ Nhi Sanh Kỳ Tâm “Bất ưng trụ sắc sanh tâm”
Thiền tông Trung Quốc qua các giai đoạn phát triển quan trọng
LỊCH VIỆT NAM
THỐNG KÊ